Bài giảng Bài 3: Dấu của nhị thức bậc nhất (tiếp)

Tiết 1:- Hiểu và nhớ được định lí dấu của nhị thức bậc nhất.

Tiết 2:- Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.

2. Về kỹ năng:

- Vận dụng được định lí dấu của nhị thức bậc để lập bảng xét dấu tích các nhị thức bậc nhất, xác định tập nghiệm của các bất phương trình tích (mỗi thừa số trong bất phương trình tích là một nhị thức bậc nhất).

- Giải được hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Dấu của nhị thức bậc nhất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 1 / 2012 BÀI 3: DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHẤT Số tiết: 02 I) MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: Tiết 1:- Hiểu và nhớ được định lí dấu của nhị thức bậc nhất. Tiết 2:- Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn. 2. Về kỹ năng: - Vận dụng được định lí dấu của nhị thức bậc để lập bảng xét dấu tích các nhị thức bậc nhất, xác định tập nghiệm của các bất phương trình tích (mỗi thừa số trong bất phương trình tích là một nhị thức bậc nhất). - Giải được hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn. - Giải được một số bài toán thực tiễn dẫn tới việc giải bất phương trình 3. Về tư duy và thái độ: - Phát triển khả năng tư duy, logic. - Biết đưa những KT-KN mới về KT-KN quen thuộc . - Biết nhận xét và ĐG bài làm của bạn cũng như tự ĐG kết quả học tập của mình. - Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. II) CHUẨN BỊ: Giáo viên : giáo án, SGK Học sinh : Đọc bài mới trước khi đến lớp. III) PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề. Ngày dạy: 10/1 11/1 12/1 13/1 Lớp: 10B4 10B2 10B3 10B1 Tiết: 36 IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: + Cho hàm số: f(x) = 3x + 5 a. Hãy xác định các hệ số a, b của biểu thức trên. b. Tính f(1), f(-3), f(-5/3). 3.Bài mới: Phần 1: ĐỊNH LÍ VỀ DẤU CỦA NHỊ THỨC BẬC NHÂT: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. HĐTP 1: Nhị thức bậc nhất. GV: - Cho học sinh nêu định nghĩa nhị thức bậc nhất. - Cho học sinh nêu ví dụ: + Nhị thức bậc nhất. + Không phải nhị thức bậc nhất. - Giải bất phương trình: -2x + 3 > 0 và biểu diễn tập nghiệm của nó trên trục số. - Hãy chỉ ra các khoảng mà nếu x lấy giá trị trong đó thì nhị thức: f(x) = -2x + 3 có giá trị + Trái dấu với hệ số của x. + Cùng dấu với hệ số của x. HS: - Nêu định nghĩa. - Cho hai ví dụ. Giải bất phương trình: -2x + 3 > 0 Û x < 3/2 + f(x) cùng dấu với (-2) có nghĩa là: f(x) 3/2 + f(x) trái dấu với (-2) có nghĩa là: f(x) > 0 Û x < 3/2 I. Định lí về dấu của nhị thức bậc nhât: 1. Nhị thức bậc nhất: Định nghĩa: SGK HĐTP 2: Dấu của nhị thức bậc nhất. GV: - Từ hoạt động trên cho học sinh phát biểu thử định lý dấu của nhị thức bậc nhất. - Giáo viên chỉnh, sửa và phát biểu định lý. - Dẫn dắt học sinh chứng minh định lý. - Cho học sinh ghi kết quả định lý được thể hiện trên bảng và ví dụ về bảng xét dấu cho nhị thức: f(x) = -2x + 3. - Cho học sinh ghi nhận kiến thức về dấu của nhị thức minh họa bằng đồ thị. HS: - Phát biểu định lý dấu nhị thức bậc nhất? GV: - Giáo viên phát vấn và cho học sinh chứng minh. HS:- Ghi nhận kiến thức 2. Dấu của nhị thức bậc nhất: Định lý: SGK HĐTP 3: Củng cố - rèn luyện GV: - Giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm. HS: - Học sinh nghe và thực hiện nhiệm vụ. - Cho học sinh trình bày kết quả. GV: - Chỉnh sửa và hoàn thiện. Ví dụ: Xét dấu nhị thức a. f(x) = -2x + 3 b. f(x) = 3x + 1 Phần 2: XÉT DẤU TÍCH THƯƠNG CÁC NHỊ THỨC BẬC NHẤT Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: - Giáo viên nêu khái niệm dấu của tích và dấu của thương. - Giáo viên nêu ví dụ 2 trong sách giáo khoa, sau đó gọi học sinh lên bảng điền dấu của các nhị thức bậc nhất có trong bảng phụ của giáo viên. - Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ điền vào chỗ trống, giáo viên hỏi học sinh: + Với giá trị nào của x thì f(x) = 0, f(x) > 0, f(x) < 0. HS: - Học sinh nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ. GV: - Gọi một học sinh lên bảng. - Cho học sinh trình bày kết quả. - Cho các học sinh khác nhận xét. - Chỉnh sửa và hoàn thiện GV: Cho HS thực hiện hoạt động nhóm HS: Học sinh nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ. GV: Chỉnh sửa và hoàn thiện II. Xét dấu tích, thương các nhị thức bậc nhất: Xét dấu các biểu thức sau: f(x)= Ngày dạy: 31/01 01/02 02/02 Lớp: 10B4 10B2 10B1, 10B3 Tiết: 37 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi nêu định lí về dấu của nhị thức bậc nhất và xét dấu bt sau: f(x) =(x+1).(5-2x) Gọi 1HS lên bảng, đánh giá, cho điểm. 3. Bài mới: Phần 3: ÁP DỤNG VÀO GIẢI BẤT PHƯƠNG TRÌNH Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. HĐTP 1: Bất phương trình tích, chứa ẩn ở mẫu thức. GV: - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm ví dụ. - Cho học sinh ghi nhận kiến thức. - Giải bất phương trình: x3 – 4x < 0 - Phân tích: x3 – 4x thành nhân tử. - Xét dấu các nhị thức : x, x – 2, x + 2 trong bảng. - Suy ra dấu của biểu thức f(x) = x3 – 4x. - Kết luận. HS: - Hiểu và ghi nhận kiến thức. - Phân tích: x3 – 4x = x(x – 2)(x + 2) - Lập bảng xét dấu. - Kết luận. - Gọi học sinh khác nhận xét. - Hoàn thiện lời giải và ghi nhận kiến thức. III. Áp dụng vào giải bất phương trình: 1. Bất phương trình tích, bất phương trình chứa ẩn ở mẫu thức: Ví dụ: SGK HĐTP 2: Bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối GV: - Nêu cách bỏ dấu trị tuyệt đối của : |A| = ? - Bỏ dấu trị tuyệt đối của biểu thức: |-2x + 1| HS: Từ đó: |-2x + 1| = = Phân tích thành hai trường hợp. GV: - Giải bất phương trình với hai trường hợp khi bỏ dấu trị tuyệt đối. - Nêu kết luận về nghiệm. - Sau khi giải bài toán giáo viên đưa ra nhận xét HS: Ghi nhận 2. Bất phương trình chứa ẩn trong dấu giá trị tuyệt đối. Ví dụ: SGK HĐTP 3: Củng cố -luyện tập Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: - Cho học sinh nhắc lại định lí dấu của nhị thức bậc nhất. - Giáo viên cho học sinh nêu khái niệm dấu của tích và dấu của thương. - Gọi 4 học sinh lên bảng trình bày lời giải. HS: Nêu định lí dấu của nhị thức bậc nhất. - Nêu khái niệm dấu của tích và dấu của thương. c) f(x) = - Quy đồng ta được: f(x) = - Xét dấu của biểu thức f(x). - Kết luận. GV: - Cho các em dưới lớp nhận xét lời giải. - Giáo viên chốt lại các ý cần thiết và cho học sinh ghi nhận kiến thức. HS: Ghi nhận Bài 1/SGK a. f(x) = (2x-1)(x+3) x -¥ -3 1/2 +¥ f(x) + 0 – 0 + b. f(x) = (-3x-3)(x+2)(x+3) x -¥ -3 -1 2 +¥ f(x) + 0 – 0 + 0 - c. f(x) = d. f(x) = (2x + 1)(2x – 1) GV: - Cho học sinh nhắc lại phương pháp giải bất phương trình bậc nhất. - Khái niệm biến đổi tương đương của bất phương trình và tập nghiệm của chúng. - biến đổi tương đương thành bất phương trình: - Thực hiện việc giải bất phương trình. - Chú ý biểu thức ở mẫu . HS: - Học sinh nghe giáo viên giảng và lên bảng trình bày lời giải. - Học sinh khác nhận xét lời giải và hoàn thiện lời giải. - Ghi nhận kiến thức. - Rút ra phương pháp giải bất phương trình các dạng ở bài 2 SGK Bài 2: Giải bất phương trình a) . Điều kiện: x ≠ 1 Ta có: 2x – 2 = 0 Û x = 1. x – 2 = 0 Û x = 2. Bảng xét dấu: x -¥ 1 2 +¥ VT + 0 - + Vậy nghiệm của bất phương trình: T = (-¥;1) È (2;+¥). c. £ 0 Ta có : -x + 3 = 0 Û x = 3. x – 1 = 0 Û x = 1. 2x – 1 = 0 Û x = 1/2 Bảng xét dấu: x -¥ 1/2 1 3 +¥ VT + - + 0 - Vậy nghiệm của bất phương trình: (1/2;1] È (2; +¥). GV: Giải bất phương trình có chứa dấu giá trị tuyệt đối. - Nêu cách bỏ dấu trị tuyệt đối của : |A| = ? - Bỏ dấu trị tuyệt đối của biểu thức: |5x – 4| - Giải bất phương trình với hai trường hợp khi bỏ dấu trị tuyệt đối. - Nêu kết luận về nghiệm. HS: Mở dấu trị tuyệt đối của các biểu thức: |5x - 4| = = + = + = + Tiến hành giải các bất phương trình. GV: - Sau khi giải bài toán giáo viên đưa ra nhận xét HS: Ghi nhận Bài 3: a. x ≤ hoặc x ≥ 2 b. x 1 4.Củng cố toàn bài: Củng cố cho học sinh : Nội dung định lí dấu của nhị thức bậc nhất. Hiểu cách xét dấu của một nhị thức bậc nhất, tích, thương của nhiều nhị thức bậc nhất. Hiểu cách giải bất phương trình bậc nhất, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn. 5.Dặn dò: Làm các bt còn lại và đọc bài mới 6.Phụ Lục:

File đính kèm:

  • doctiet 36 - 37 - dau cua nhi thuc bac nhat.doc