Bài giảng Bài 3: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (tiếp)

MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:

-Tiết 1: Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau

-Tiết 2: Hiểu các phép toán: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con.

2.Kỹ năng: Rèn cho HS:

-Tiết 1:

 

docx6 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: Tập hợp và các phép toán trên tập hợp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong Ngày soạn: 19/8/2010 Tuần: 3 Ngày dạy: 24/8/2010 Tiết PPCT: 7-8 LỚP 10 Đại số nâng cao: CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP BÀI 3: TẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP I.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: -Tiết 1: Hiểu được khái niệm tập hợp, tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau -Tiết 2: Hiểu các phép toán: giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, hiệu của hai tập hợp, phần bù của một tập con. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: -Tiết 1: +Sử dụng đúng các kí hiệu: . +Biết biểu diễn tập hợp bằng cách: liệt kê các phần tử của tập hợp hoặc chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp. +Vận dụng các khái niệm tập hợp con, tập hợp bằng nhau vào giải bài tập. -Tiết 2: +Thực hiện được các phép toán lấy giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp, phần bù của một tập con. +Biết dựa vào biểu đồ ven để biểu diễn giao của hai tập hợp, hợp của hai tập hợp. 3.Tư duy và thái độ: -Hiểu được bản chất của các phép toán. -Biết tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để cho một tập hợp. -Biết sử dụng các kí hiệu và phép toán tập hợp để phát biểu các bài toán và diễn đạt suy luận toán học một cách sáng sủa mạch lạc. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống giáo viên chuẩn bị, phiếu học tập. 2.Chuẩn bị của trò: -Xem trước bài ở nhà -Đồ dùng học tập , SGK, máy tính. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp học sinh chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề TIẾT 1 IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Hãy chỉ ra các số tự nhiên là ước của 24 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: TẬP HỢP Ví dụ 1: A = {1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24} GV: Nhắc lại tập hợp A gồm các số tự nhiên là ước của 24. HS: Chú ý ghi nhận kiến thức. GV: Phân tích và hướng dẫn HS các các kí hiệu qui ước và các kiến thức liên quan của một tập hợp. HS:Tiếp nhận kiến thức. GV: Xét lại ví dụ 1 ở trên, phân tích để đi đến các khái niệm cần thiết. HS: Cùng GV đi đến những kiến thức quan trọng. GV: Gọi HS liệt kê các phần tử của tập hợp A. HS: Liệt kê các phần tử của tập A tại chỗ. Bài tập: Tập hợp các số tự nhiên bé hơn 5. a. Biểu diễn tập hợp trên bằng cách liệt kê. b. Biểu diễn tập hợp trên bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của mỗi phần tử. HS: Thực hiện nhiệm vụ của GV theo nhóm học tập. Bài giải: a. A= {0; 1; 2; 3; 4} b. A = {nN: n<5} -Nếu a là một phần tử của X, ta viết aX., nếu a không phải là phần tử của X, ta viết aX. -Tập hợp thường được cho bằng 2 cách: +Liệt kê các phần tử của tập hợp (ví dụ 1 ở trên) +Chỉ rõ các tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp. Ví dụ 2: A = {nN:2< n < 6} Chú ý: tập hợp ko có phần tử nào gọi là tập rỗng, kí hiệu: . HOẠT ĐỘNG 2: TẬP CON VÀ HAI TẬP HỢP BẰNG NHAU A.TẬP CON Ví dụ 2: Cho hai tập hợp sau: A={1; 2; 3}và B = {nN: n < 7} a. Liệt kê tất cả các phần tử của B. b. Nhận xét mối liên quan các phần tử trong tập A với các phần tử trong tập B. GV: Giao bài tâp và phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm thực hiện ví dụ.. HS: Làm việc theo phân công GV và trả lời khi GV hỏi. GV: tập A là con của tập B. GV: Gọi HS phát biểu khái niệm tập con. HS: đứng tại chỗ phát biểu khái niệm. Bài tập: Cho các tập hợp A = {1; 2; 3; a; b}, B = {2; 3; a}, C = {1; a; b}. Hãy cho biết tập nào là con của tập nào? Bài giải: và a.B = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6} b.Tất cả các phần tử của tập A đều nằm trong tập B Khái niệm: AB(xAxB) B.HAI TẬP HỢP BẰNG NHAU Ví dụ 2: Cho hai tập hợp sau: A={1; 2; 3; 4}và B = {nN: n < 5} a. Liệt kê tất cả các phần tử của B. b. Nhận xét mối liên quan các phần tử trong tập A với các phần tử trong tập B. GV: Giao bài tâp và phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động nhóm thực hiện ví dụ.. HS: Làm việc theo phân công GV và trả lời khi GV hỏi. GV: tập A là con của tập B. GV: Gọi HS phát biểu khái niệm hai tập hợp bằng nhau. HS: đứng tại chỗ phát biểu khái niệm. Bài tập: Cho các tập hợp A gồm các số tự nhiên nhỏ hơn 5, B gồm các số nguyên không âm nhỏ hơn hoặc bằng 4. Hãy biểu diễn hai tập hợp bằng phương pháp liệt kê, từ đó suy ra hai tập hợp có bằng nhau không? Bài giải: A = {0; 1; 2; 3; 4} B = {0; 1; 2; 3; 4} ® Ta thấy A = B a. B = {0; 1; 2; 3; 4} b. Tất cả các phần tử của tập A đều nằm trong tập B, và tất cả các phần tử của tập B đều nằm trong A. Khái niệm: A = B( và ) 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Cùng học sinh thực hiện bài tập 24, 25 trang 21 SGK. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các kiến thức đã học, làm các bài tập 22, 23 trang 21 SGK và hoàn thành lại các bài tập đã làm trên lớp vào vở bài tập 6.Rút kinh nghiệm: TIẾT 2 Ngày dạy: (10A1) 24/8/2010 IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: (không) 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 3: MỘT SỐ CÁC TẬP CON CỦA TẬP SỐ GV: Nêu ý nghĩa các kí hiệu các tập con của tập số thực R. HS: Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức. Tên gọi và kí hiệu Tập hợp Tập số thực() Đoạn [a; b] Khoảng (a; b) Nửa khoảng [a; b) Nửa khoảng (a; b] Nửa khoảng (; a] Nửa khoảng [a; ) Khoảng () Khoảng (a;) R {} {} {} {} {} {} {} {} HOẠT ĐỘNG 4: CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP A.PHÉP HỢP GV: Họi HS nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B. HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.. GV: Phân tích và dẫn dắt HS đến khái niệm hợp của hai tập hợp. HS: Ghi nhận kiến thức. GV: ví dụ 3, tập hợp C là hợp của hai tập hợp A và B. Yêu cầu HS nêu khái niệm hợp của hai tập hợp. HS: Đứng lên trả lời giáo viên tại chỗ. GV: Hướng dẫn HS biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven. HS: Ghi nhận kiến thức. Ví dụ 4: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2] Xác định C = C = (- 2; 3] Ví dụ 3: Cho các tập hợp sau: A = {1; 2; 4} B= {a; b; c} C = {1; 2; 4; a; b; c} Tập hợp C gồm các phần tử hoặc thuộc A hoặc thuộc B. Khái niệm : A B B.PHÉP GIAO GV: Họi HS nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B. HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.. GV: Phân tích và dẫn dắt HS đến khái niệm giao của hai tập hợp. HS: Ghi nhận kiến thức. GV: Nói trong ví dụ 5, tập hợp C là giao của hai tập hợp A và B. Yêu cầu HS nêu khái niệm giao của hai tập hợp. HS: Đứng lên trả lời GV tại chỗ. GV: Hướng dẫn HS biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven. HS: Ghi nhận kiến thức. Ví dụ 6: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2] Xác định C = C = [1; 2] Ví dụ 5: Cho các tập hợp sau: A = {1; 2; 3; a; b} B= {a; b; c} C = {a; b} Tập hợp C gồm các phần tử vừa thuộc A vừa thuộc B. Khái niệm : A B C.PHÉP HIỆU GV: Gọi HS nêu nhận xét sự liên quan của các phần tử trong tập hợp C với hai tập hợp A và B. HS: đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.. GV: Phân tích và dẫn dắt HS đến khái niệm hiệu của hai tập hợp. HS: Ghi nhận kiến thức. GV: Nói trong ví dụ 7, tập hợp C là hợp của hai tập hợp A và B. Yêu cầu HS nêu khái niệm hợp của hai tập hợp. HS: Đứng lên trả lời GV tại chỗ. GV: Hướng dẫn HS biểu diễn phép toán trên bằng biểu đồ ven. HS: Ghi nhận kiến thức. GV: Nêu chú ý và nhấn mạnh cho HS. HS: Ghi nhận kiến thức. Ví dụ 8: Cho A = [1; 3], B = (-2; 2], C = (-1; 1) Xác định D = , E = D = (2; 3] E = (-2 ; -1] [1; 2] Ví dụ 7: Cho các tập hợp sau: A = {1; 2; 3; a; b} B= {a; b; c} C = {1; 2; 3} Tập hợp C gồm các phần tử chỉ thuộc A nhưng không thuộc B. Khái niệm : A B Chú ý: Khi thì khi đó được gọi là phần bù của B trong A và kí hiệu: . 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Bài tập: Cho các tập hợp: A = (1; 5), B = (2; 6], C = (2; 3). Xác định các tập hợp: AB, AB, A\B, -Gọi HS nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập trong bài. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập về nhà làm các bài tập còn lại trang 21 SGK, chuẩn bị cho tiết luyện tập 6.Rút kinh nghiệm: Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong Ngày soạn: 20/8/2010 Tuần: 3 Ngày dạy: 28/8/2010 Tiết PPCT: 9 LỚP 10 Đại số nâng cao: CHƯƠNG I: MỆNH ĐỀ, TẬP HỢP BÀI 3: LUYỆN TẬPTẬP HỢP VÀ CÁC PHÉP TOÁN TRÊN TẬP HỢP I.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: -Tập hợp là gì, thế nào là tập con, hai tập hợp bằng nhau. -Các tập con của R và các phép toán trên tập hợp. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: -Biết tập hợp là gì, đâu là phần tử của tập hợp, thế nào là tập con, hai tập hợp bằng nhau. Biết sử dụng các kí hiệu một cách thành thạo. -Biết sử các tập con của tập R và ý nghĩa của từng tập hợp, thực hiện các phép toán trên các tập hợp vững vàng. 3.Tư duy và thái độ: -Chuẩn bị bài, tích cực xây dưng bài, nghiêm túc, cẩn thận, chính xác. -Nghiêm túc, tích cực, có tư duy logic. -Biết đưa những kiến thức và kĩ năng mới về kiến thức và kĩ năng quen thuộc. -Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình -Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy:Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống giáo viên chuẩn bị, phiếu học tập. 2.Chuẩn bị của trò: -Học bài,làm trước bài ở nhà -Đồ dùng học tập , SGK, máy tính. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: (xen kẽ trong quá trình làm bài tập) 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1:ÔN TẬP LÍ THUYẾT GV gọi HS đứng tại chỗ nêu -Khái niệm thế nào là tập con của một tập hợp. -Thế nào là hai tập hợp bằng nhau. -Thế nào là giao của hai tập hợp? -Thế nào là hợp của hai tập hợp? -THế nào là hiệu của hai tập hợp? -Thế nào là phần của hai tập hợp? HS:Trả lời câu hỏi GV. 1.Tập con. 2. Hai tập hợp bằng nhau. 3. Giao của hai tập hợp. 4. Hợp của hai tập hợp. 5. Hiệu của hai tập hợp. 6. Phần bù của một tập hợp. HOẠT ĐỘNG 2:BÀI TẬP GV:Gọi HS thực hiện bài tập đã chuẩn bị ở nhà. HS: Trả lời theo yêu cầu của GV. Bài 32/21: A Ç B = , B \ C = nên ta có: A Ç (B \ C) = . (A Ç B) \ C = Và suy ra: A Ç (B \ C) = (A Ç B) \ C Bài 39/22 : A È B = (- 1 ; 1), A Ç B = = (- ¥ ; - 1] È (- 1 ; + ¥) = Bài 37/22: Nói và viết được: a + 2 < b hoặc b + 1 < a Suy ra được a b + 1 do đó: b - 2 ≤ a ≤ b + 1 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS -Gọi HS nhắc lại các nội dung kiến thức đã ôn tập trong bài. -Nếu còn thời gian có thể hướng dẫn thêm HS một số bài tập còn lại. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: -Yêu cầu HS về nhà xem lại các bài tập, tiếp tục thực hiện các bài tập còn lại trang 21 và 22 SGK, học kỹ các kiến thức -Chuẩn bị bài mới cho tiết sau:Số gần đúng và sai số, bài tập. 6.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTIET 7-9.docx