1. Kiến thức:
- Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi.
- Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi.
2. Kĩ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy không khí, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy nước.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 30. bài thực hành 4 tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn:16/02/2013
Tiết 45 Ngày dạy: 18/02/2013
Bài 30. BÀI THỰC HÀNH 4
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Thí nghiệm điều chế oxi và thu khí oxi.
- Phản ứng cháy của S trong không khí và oxi.
2. Kĩ năng:
- Lắp dụng cụ điều chế khí oxi bằng phương pháp nhiệt phân KMnO4 hoặc KClO3. Thu 2 bình khí oxi, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy không khí, một bình khí oxi theo phương pháp đẩy nước.
- Thực hiện phản ứng đốt cháy S trong không khí và trong oxi, đốt sắt trong O2.
- Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng.
- Viết phương trình phản ứng điều chế oxi và phương trình phản ứng cháy của S, dây Fe.
3. Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập và trong thực hành thí nghiệm.
4. Trọng tâm:
- Biết tiến hành thí nghiệm điều chế oxi trong phòng TN.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
- Hoá chất: KMnO4, S bột.
- Dụng cụ: Ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, bình tam giác, ống nghiệm, muôi đốt, quẹt, chậu thuỷ tinh.
b. Học sinh: Mẫu bài thu hoạch
BÀI THU HOẠCH SỐ:…............................................……
TÊN BÀI:……………............. …………………………….
TÊN HS(NHÓM):….............………………… ……………
LỚP:……...............................................................................
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất – dụng cụ
Tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm
01
02
03
2. Phương pháp:
- Trực quan, làm việc nhóm, hỏi đáp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1:..............................................................................................
8A2:..............................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ(5’): Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Vào bài mới:
* Giới thiệu bài mới:(1') Để củng cố các nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, về tính chất vật lí và tính chất hoá học. Đồng thời để rèn luyện kĩ năng điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí và đẩy nước.
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Hướng dẫn thực hành(10’).
-GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ 46 (a, b) SGK/92.
-GV: Hướng dẫn các nhóm cách thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy nước và đẩy không khí.
-GV: Lưu ý HS thu giữ lại một vài bình oxi chuẩn bị cho thí nghiệm sau.
- GV: Hướng dẫn tiếp thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
-GV: Nêu một số lưu ý trong quá trình thực hành để đạt kết quả và chính xác.
-HS: Quan sát cách lắp dụng cụ của GV và ghi nhớ.
- HS: Theo dõi và ghi nhớ cách thực hiện.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ thao tác thí nghiệm của GV.
-HS: Nghe và ghi nhớ.
Hoạt động 2. Thí nghiệm của HS(15’).
-GV: Chia nhóm HS chuẩn bị thí nghiệm.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, uốn nắn, sữa sai cho các nhóm hoàn thành tốt bài thực hành.
-HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí và phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
Đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ và hoá chất chuẩn bị thực hành.
-HS: Các nhóm tiến hành thực hành theo nhóm và ghi lại các kết quả thu được, giải thích và viết các PTHH sảy ra trong quá trình làm thí nghiệm.
Hoạt động 3. Công việc cuối buổi(10’).
-GV: Hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, vệ sinh phòng thí nghiệm và trả dụng cụ, hoá chất dư.
-GV: Cho HS làm bài thu hoạch dưới sự theo dõi, hướng dẫn của GV.
-HS: Thu dọn hoá chất, trả dụng cụ thực hành và vệ sinh nơi làm việc của nhóm mình sạch sẽ..
-HS: Các nhóm tiến hành làm bài thu hoạch ngay tại lớp dưới sự hướng dẫn của GV.
4. Củng cố, dặn dò(3’):
- GV nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành, tuyên dương các nhóm thực hành tích cực trong buổi thực hành.
- Yêu cầu các nhóm về nhà tiếp tục hoàn thành bài thu hoạch.
- Chuẩn bị bài 31: “Tính chất và ứng dụng của hidro”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 23 hoa 8 tiet 45.doc