Bài giảng Bài 31. tính chất và ứng dụng của hidro tiết 1 tuần 24

1. Kiến thức: Biết được

 - Tính chất vật lí của Hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.( hiđro là khí nhẹ nhất).

 - Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi.

2. Kĩ năng:

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hiđro.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 31. tính chất và ứng dụng của hidro tiết 1 tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 23/02/2013 Tiết 47 Ngày dạy: 25/02/2013 Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO(T1) KHHH: H NTK: 1 CTHH: H2 PTK: 2 I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được - Tính chất vật lí của Hiđro: Trạng thái, màu sắc, tỉ khối, tính tan trong nước.( hiđro là khí nhẹ nhất). - Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với oxi. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh...rút ra được nhận xét về tính chất vật lí, tính chất hóa học của hiđro. 3. Thái độ: - Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học. 4. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của hiđro III. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Hoá chất: Zn, dd HCl, khí O2. - Dụng cụ: ống nghiệm có nhánh, dây dẫn khí có đầu vót nhọn, đèn cồn, quẹt, kẹp gỗ, ống hút. b. Học sinh: - Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - phát vấn, làm việc cá nhân, làm việc nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:........................................................................................................ 8A2:......................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Em có biết nhiên liệu được sử dụng trong những chiếc tàu vũ trụ là gì không? Đó là hiđro. Vậy, hiđro có tính chất như thế nào? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất vật lí(15’). -GV: Em hãy cho biết kí hiệu, CTHH của hidro, NTK, PTK của hidro? -GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí hidro và nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi vị của H2? -GV: Em hãy tính tỉ khối của hidro so với không khí? -GV: Lấy ví dụ chứng minh khí H2 nhẹ hơn không khí và là khí nhẹ nhất trong các khí. -GV: 1 lít nước ở 150C hoà tan 20 ml khí H2. Hãy nhận xét về tính tan của H2 trong nước. -GV: Yêu cầu HS kết luận về tính chất vật lí của hidro? -HS: KHHH: H; NTK: 1 đ.v.C CTHH: H2; PTK: 2đ.v.C -HS: Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị. -HS: => Khí hidro nhẹ hơn không khí. -HS: Lắng nghe, liên hệ và ghi nhớ. -HS: Khí H2 tan rất ít trong nước. -HS: Nêu kết luận và ghi vở. I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ: - Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị - Khí hidro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí. - Ít tan trong nước. Hoạt động 2. Tìm hiểu tính chất hoá học của hidro(17’). -GV: Làm thí nghiệm điều chế khí hidro. -GV: Giới thiệu cách thử độ tinh khiết của hidro. -GV: Làm thí nghiệm đốt cháy hidro trong không khí sau đó đưa vào bình khí O2. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng -GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. -GV: Giới thiệu ứng dụng của phản ứng này là làm đèn xì oxi – hiđro. -GV: Hỗn hợp khí hidro và oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ rất mạnh nếu trộn khí hidro với oxi theo tỉ lệ về thể tích -GV hỏi: Vậy tại sao hỗn hợp hidro và oxi là hỗn hợp nổ? -HS: Quan sát thí nghiệm. -HS: Nghe giảng và ghi nhớ cách làm của GV. -HS:Quan sát thí nghiệm và trả lời: Hidro cháy với ngọn lửa màu xanh và trên thành ống nghiệm có hơi nước. -HS: 2H2 + O2 2H2O -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 1. Tác dụng với oxi: 2H2 + O2 2H2O =>Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. 4. Củng cố(10’):GV: Hướng dẫn HS làm bài tập sau. Bài tập: Cho 2,24 lit khí hidro tác dụng với 1,68 lit khí oxi. Chất nào dư? Lượng dư là bao nhiêu? Tính khối lượng nước thu được? ( thể tích các khí đều đo ở điều kiện chuẩn). 5. Nhận xét và dặn dò:(1') a. Nhận xét: - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập b. Dặn dò: Bài tập về nhà: 6 SGK/ 109. Chuẩn bị tiếp phần còn lại của bài 31. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Tuần 24 Ngày soạn: 28/02/2013 Tiết 48 Ngày dạy: 02 /03/2013 Bài 31. TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA HIDRO (TT) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất hóa học của hiđro: Tác dụng với o xit kim loại. Khái niệm về sự khử và chất khử. - Ứng dụng của hiđro: Làm nhiên, nguyên liệu trong công nghiệp 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh ...rút ra được nhận xét về tính chất hóa học của hiđro. - Viết được phương trình hóa học minh họa được tính khử của hiđro. - Tính được thể tích khí hiđro (đktc) tham gia phản ứng và sản phẩm. 3. Thái độ: Giúp HS có thái độ yêu thích hoc bộ môn hoá học 4. Trọng tâm: - Tính chất hóa học của hiđro. - Khái niệm về chất khử, sự khử. III. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy hoc: 1. Giáo viên: CuO, Zn, dd HCl, ống nghiệm, ống nghiệm có nhánh, ống dẫn khí, giá sắt, giá ống nghiệm, ống hút, đèn cồn. 2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: - phát vấn, làm việc cá nhân, làm việc nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:......................................................................................................... 8A2:......................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ(9’): HS1: So sánh tính chất vật lí của hidro và oxi? HS2: Tại sao phải thử độ tinh khiết của hidro? Nêu cách thử? 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã được tìm hiểu xong tính chất hoá học thứ nhất là hidro tác dụng với oxi. Ngoài oxi ra, hidro còn tác dụng được với chất nào nữa hay không? Hiđro có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tìm hiểu tính chất hidro tác dụng với đồng oxit(15’). -GV: Biểu diễn thí nghiệm khử CuO bằng khí H2. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng sảy ra. -GV hỏi: 1. Ở nhiệt độ thường phản ứng có xảy ra không? 2. Khi đun nóng phản ứng có xảy ra không? -GV hỏi: Màu đỏ là màu của kim loại nào? -GV: Yêu cầu HS chắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro -GV: Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra? -GV: Từ thí nghiệm trên ta thấy H2 đã chiếm O trong hợp chất CuO nên ta nói hidro có tính khử. -GV: Rút ra kết luận về tính chất hoá học của hidro? -HS: Quan sát thí nghiệm và theo dõi hiện tượng sảy ra của thí nghiệm. -HS: Trả lời: 1. Ở nhiệt đô thường phản ứng không xảy ra. 2. Phản ứng có xảy ra xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và những giọt nước. -HS: Màu đỏ là màu của Cu. -HS: Nhắc lại cách thử độ tinh khiết của khí hidro. -HS: Viết PTHH: H2 + CuO Cu + H2O -HS: Nghe giảng và ghi nhớ về tính khử của H2. -HS: Nêu kết luận và ghi vở. II TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: 2.Tác dụng với CuO H2 + CuO Cu + H2O c. Kết luận - Ở nhiệt độ thích hợp khí hidro không những kết hợp với đơn chất mà nó còn kết hợp với oxi có trong một số oxit kim loại. - Hidro có tính khử và phản ứng toả nhiều nhiệt Hoạt động 2. Tìm hiểu ứng dụng của hiđro(10’). -GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 5.3 điều chế và ứng dụng của hidro và hỏi: Hidro có những ứng dụng gì? Những ứng dụng đó dựa trên cơ sở của tính chất vật lí và tính chất hoá học nào của hidro ? -HS: Trả lời câu hỏi: + Nạp vào khinh khí cầu vì hidro là chất khí nhẹ nhất. + Khử oxi của một số oxit kim loại vì hidro có tính khử. + Hàn cắt kim loại vì hidro cháy tạo một lượng nhiệt lớn. + Là nguồn nguyên liệu để sản xuất amoniac. III. ỨNG DỤNG: - Nạp vào khinh khí cầu. - Khử oxi của một số oxit kim loại. - Dùng để hàn cắt kim. - Nguyên liệu để sản xuất amoniac. 4. Củng cố(8’): GV: Yêu cầu HS nêu các tính chất vật lí và hóa học của H2. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4 SGK/109. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') a. Nhận xét: - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập b. Dặn dò: GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1,5 SGK/ 109. Chuẩn bị bài: “ Điều chế Hiđro - phản ứng thế”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

File đính kèm:

  • docTuan 24 hoa 8 tiet 47.doc