1.Về kiến thức:
- Học sinh biết tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng oxi hóa, tính khử của H2S.
- Viết được các phương trình của H2S.
- Học sinh hiểu được ngoài tính axit yếu, H2S còn có tính khử mạnh.
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5964 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 32 hiđro sunfua lưu huỳnh đioxit - Lưu huỳnh trioxit (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 32
HIĐRO SUNFUA
LƯU HUỲNH ĐIOXIT - LƯU HUỲNH TRIOXIT
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức:
- Học sinh biết tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng oxi hóa, tính khử của H2S.
- Viết được các phương trình của H2S.
- Học sinh hiểu được ngoài tính axit yếu, H2S còn có tính khử mạnh.
2. Về kĩ năng:
- Dựa vào số oxi hóa để dự đoán tính minh họa tính chất của H2S dựa trên sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.
- Làm được các bài tập về H2S phản ứng với dung dịch kiềm.
- Tính toán giải bài tập theo phương trình phản ứng.
- Nhận biết các chất khí.
3. Về giáo dục, tư tưởng.
Thông qua việc nghiên cứu tính chất của H2S học sinh biết được tác dụng và ảnh hưởng của H2S dến sức khỏe, cuộc sống, môi trường. Từ đó các em có cách phòng tránh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên:
Bảng phụ
Phiếu học tập
Tranh vẽ sơ đồ các thí nghiệm.
Chuẩn bị của học sinh:
Ôn bài "lưu huỳnh".
Xem trước bài 32 phần Hidro sunfua.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với thí nghiệm, hình vẽ trực quan.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Kiểm tra bài cũ
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập:
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
S → H2S → S → SO2
GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
Nêu tính chất hóa học của S? Lưu huỳnh có những số oxi hóa nào?
GV nhận xét, bổ sung và cho điểm 2 HS.
HS1:
S + H2 H2S
2 H2S + O2(thiếu) 2 S + 2 H2O
S + O2 SO2
HS2:
S vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Các số oxi hóa của S là: -2, 0, +4, +6
A. HIĐRO SUNFUA
Hiđro sunfua có CTPT, CTCT như thế nào?
CTPT: H2S
CTCT:
S
H H
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
GV cho biết: H2S có ở trong khí gas, trong đất bùn, đáy ao... đặc biệt là ở xác chết người và động vât. Yêu cầu HS dựa vào quan sát thực tế và nghiên cứu SGK và cho biết tính chất vật lí của hiđro sunfua?
GV lưu ý cho HS về tính độc hại của khí H2S: H2S rất độc chỉ cần khoảng 0,1% trong không khí đã gây nhiễm độc mạnh. H2S độc do khí này xâm nhập vào cơ thể sinh vật thì H2S lấy đi Fe của Hemoglombin nên làm cho Hemoglombin không vận chuyển được oxi làm cho cơ thể thiếu oxi và gây ngạt thở, H2S tiếp xúc với da còn làm tê liệt các tế bào thần kinh.
H2S:
- Là chất khí, không màu, mùi trứng thối,
- Rất độc (0,1% đã gây nhiễm độc mạnh)
- Hơi nặng hơn không khí (d = 34/29 ≈ 1,17)
- Nhiệt độ hóa lỏng là – 600C
- Tan ít trong nước.
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1. Tính axit yếu
- GV giới thiệu: khí hiđro sunfua khi tan vào nước thì tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric. Axit sunfuhiđric là 1 axit rất yếu (yếu hơn cả axit cácbonic).
- Khi cho phản ứng với dung dịch NaOH thì có thể tạo những muối nào? Viết phương trình hóa học?
- Kết luận:
+ Khí H2S + H2O → dd axit H2S
+ Axit H2S là axit rất yếu.
- H2S tác dụng với NaOH cho 2 loại muối: muối trung hòa (Na2S) và muối axit (NaHS).
2 NaOH + H2S → Na2S + 2 H2O
NaOH + H2S → NaHS + H2O
2. Tính khử mạnh
Yêu cầu HS nhắc lại các số oxi hóa của lưu huỳnh?
Trong hợp chất H2S, lưu huỳnh có số oxi hóa bao nhiêu? So sánh với các số oxi hóa khác của S? Dự đoán tính chất hóa học của H2S?
GV bổ sung: Tùy từng điều kiện phản ứng mà H2S () có thể bị oxi hóa thành hoặc .
GV yêu cầu HS nhắc lại GV phương pháp sản xuất lưu huỳnh đơn chất đi từ hợp chất H2S? Viết phương trình hóa học xác định số oxi hóa của S?
GV cung cấp: Khi đốt H2S trong không khí, khí H2S cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt và tạo ra khí có mùi hắc (SO2). Viết phương trình hóa học? Xác định số oxi hóa của S?
GV mô tả thí nghiệm: Nếu sục khí H2S vào dung dịch nước Brôm (màu vàng nâu) thì dung dịch mất màu? Viết phương trình hóa học?
Tương tự, sục H2S vào nước Clo?
GV yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất hóa học của H2S?
S có các số oxi hóa: -2, 0, +4, +6
Trong hợp chất H2S, lưu huỳnh có số oxi hóa – 2. Đây là số oxi hóa thấp nhất của S. Vì vậy mà H2S có tính khử mạnh.
HS chú ý lắng nghe.
Đốt H2S trong điều kiện thiếu oxi:
Kết luận: H2S là chất khử mạnh, tùy vào điều kiện phản ứng và chất oxi hóa mà H2S () có thể bị oxi hóa thành , hoặc .
III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết trạng thái tự nhiên của H2S?
GV cung cấp: Trong suối nước nóng có H2S nhưng người ta vẫn đi tắm do với lượng rất bé H2S thì lại gây kích thích nhẹ các tế bào thần kinh bên ngoài làm cho con người dễ chịu hơn.
Điều chế H2S trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm như thế nào?
Trong tự nhiên, hiđro sunfua có trong khí gas, một số nước suối, trong khí núi lửa và bốc lên từ xác chết của người và động vật, nước thải nhà máy...
HS chú ý nghe giảng.
Trong công nghiệp không điều chế H2S.
Trong phòng thí nghiệm, H2S được điều chế bằng phản ứng hóa học của dung dịch axit clohiđric (hoặc dung dịch H2SO4 loãng) với sắt(II) sunfua.
Phương trình hóa học:
FeS + 2 HCl → FeCl2 + H2S ↑
FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S ↑
CỦNG CỐ BÀI – BÀI TẬP VỀ NHÀ
GV khái quát lại nội dung đã học trong tiết và lưu ý HS những vấn đề trọng tâm.
GV phát phiếu học tập cho HS.
GV nhắc nhở HS về nhà:
+ Học bài đầy đủ
+ Làm các bài tập còn lại trong phiếu học tập; bài tập 3 và 4a trong SGK.
+ Xem trước bài học của tiết 2 (SO2 và SO3).
HS chú ý lắng nghe.
HS nhận phiếu học tập và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Đặt:
k <1: NaHS và dư H2S
k =1: NaHS
1 < k < 2: NaHS và Na2S
k = 2: Na2S
k > 2: Na2S và dư NaOH
HS chú ý lắng nghe để thực hiện cho tốt.
PHIẾU HỌC TẬP
Bài 1: Cho m(g) FeS vào dd HCl dư thu được 6,68 lit khí A (đktc). Dẫn khí A vào bình B chứa 450 ml dd NaOH 1M.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Tính m và khối lượng muối thu được ở bình B.
Bài 2: Cho 150ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2S 1M. Viết phương trình hóa học và tính khối lượng muối thu được.
ĐÁNH GIÁ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
File đính kèm:
- hidro sunfua.doc