1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat .
- Ôn tập cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 32: luyện tập chương 3: phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học tiết I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 15/01/2013
Tiết 40 Ngày dạy : 17/01/2013
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T1)
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat .
- Ôn tập cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể .
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
3. Thái độ :
- Tinh thần học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.
b. Học sinh: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp:
Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 9A1:........................................................................................................
9A2:........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Vào bài mới:
* Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất của phi kim nói chung và một số phi kim nói riêng. Vậy, giữa các phi kim có mối liên hệ với nhau không? Các phi kim có tính chất ra sao?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (15’)
- GV: Treo bảng phụ có sơ đồ câm 1:
- GV: Yêu cầu HS điền các loại chất thích hợp vào ô trống
- GV: Nhận xét và hoàn thành sơ đồ:
- GV: Treo sơ đồ câm 2
Yêu cầu HS hoàn chỉnh sơ đồ và viết phương trình phản ứng
- GV: Nhận xét
- HS: Quan sát và hoàn thành sơ đồ
- HS: Lên bảng hoàn thành sơ đồ
+ hiddro + oxi
Hợp chất khí PHI KIM oxit axit
+ Kim loai
Muối
Nước Clo
(4) + Nước
+ hiddro + dd NaOH
Hiđro clorua (1) CLO (3) Nước Gia-ven
(2) + Kim loai
Muối clorua
- HS: Sữa bài vào vở
Hoạt động 2. Bài tập (24’)
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 1,2 /103
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập1,2/103 sgk
- GV: Nhận xét
- GV: YC HS làm bài tập 5/103
- HS: Làm bài tập 1:
(1) S + H2 H2S
(2) 2S + 2Al Al2S3
(3) S + O2 SO2
- HS: Làm bài tập 2:
(1) H2 + Cl2 2HCl
(2) 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(3) Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
- HS: Làm bài 5/103
a. Fe2O3 + yCO yCO2 + xFe
trong 32g FexOy có : 32 - 22,4 = 9,6
Ta có tỉ số :
Công thức của oxit sắt là: Fe2O3
b. Phương trình hoá học
Fe2O3 + 3CO 3CO2 + 2Fe
1mol 3 mol 3 mol
Số mol Fe2O3 =
Suy ra số mol CO2 là 0,6 mol
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
0,6mol 0,6 mol
Khối lượng CaCO3 = 0,6 x 100 = 60 (g)
4. Dặn dò(4’): - Làm bài tập về nhà: 6 SGK/103.
- Chuẩn bị phần còn lại:
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 Ngày soạn: 20/01/2013
Tiết 41 Ngày dạy : 22/01/2013
Bài 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG
TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic, muối cacbonat .
- Ôn tập cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2. Kĩ năng:
- Lập sơ đồ và viết phương trình hoá học cụ thể .
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
3. Thái độ :
Tinh thần học tập nghiêm túc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: Phiếu học tập để xây dựng sơ đồ.
b. Học sinh: Ôn tập lại hệ thống kiến thức.
2. Phương pháp:
Hỏi đáp, làm việc nhóm, làm việc với SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1.Ổn định lớp(1’): 9A1:........................................................................................................
9A2:........................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:
3.Vào bài mới:
* Giới thiệu bài:(1') Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất của phi kim nói chung và một số phi kim nói riêng. Vậy, giữa các phi kim có mối liên hệ với nhau không? Các phi kim có tính chất ra sao?
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
Hoạt động 1. Kiến thức cần nhớ (15’)
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng
- GV: Nhận xét
- GV: Yêu cầu HS trình bày cấu tạo, sự biến đổi tính chất, ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
- HS: Thảo luận và hoàn thành sơ đồ 3 và viết phương trình phản ứng:
+ O2 (5)
C (2) CO2 + CaO CaCO3 t0
(1) + CO2 (7) CO2
Na2CO3
NaHCO3
(3) + CuO (6) + NaOH (8)
CO (4) + C + HCl
HS: Trả lời
Hoạt động 2. Bài tập (24’)
GV: Yêu cầu Hs làm bài tập3 vào vở:
- GV: Phát phiếu học tập
Bài 1: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất khí không màu bị mất nhãn đựng trong các bình riêng biệt : CO, CO2, H2
- GV: Nhận xét:
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4/103
- HS: Làm bài tập3:
(1) C + CO2 2CO
(2) C + O2 CO2
(3) CO + CuO Cu + CO2
(4) CO2 + C 2CO
(5) CO2 + CaO CaCO3
(6) CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH NaHCO3
(7) CaCO3 CaO + CO2
(8) Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
- HS: Sữa bài vào vở
- HS trình bày và ghi vào vở.
+ Lần lượt dẫn các khí vào dung dịch nước vôi trong dư. Nếu thấy dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục là khí CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Nếu dung dịch nước vôi trong không bị vẫn đục là CO và H2
+ Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn sản phẩm vào dung dịch nước vôi trong dư
Nếu thấy nước vôi trong bị vẫn đục thì khí đem đốt là CO. còn lại là khi H2
2CO + O2 2CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2
- HS: Làm vào bài tập 4/103 vào vở bài tập
a. Cấu tạo nguyên tử của A:
Số hiệu nguyên tử của A là 11 cho biết : Natri ở ô số 11, điện tích hạt nhân nguyên tử natri là 11, ở chu kỳ 3 nhóm I
b. Tính chất hoá học đặc trưng của natra:
Nguyên tố natri ở đầu chu kỳ là kim loại mạnh, trong phản ứng hóa học Natrt là chất khử mạnh.
+ Tác dụng với phi kim:
4Na + O2 2Na2O
2Na + Cl2 2NaCl
+ Tác dụng với dung dịch axit:
2Na + 2HCl 2NaCl + H2
+ Tác dụng với nước: Nguyên tố Na ngoài tính chất hóa học chung của kim loại còn có tính chất hóa học đặc trưng là tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
+ Tác dụng với dung dịch muối: Na + ddCuSO4
2Na + 2H2O 2NaOH + H2
2NaOH + CuSO4 Cu(OH)2 + Na2SO4
c. So sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận: Na có tính chất hóa học mạnh hơn Mg (nguyên tố sau Na), mạnh hơn Li ( nguyên tố trên Na), nhưng yếu hơn K (nguyên tố dưới Na)
4. Dặn dò(4’):
- Làm bài tập về nhà: 6 SGK/103.
- Chuẩn bị bài tường trình :Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 20 hoa 9 tiet 40.doc