Bài giảng Bài 33: axit sunfuric và các Muối sunfat

1. Kiến thức

 Học sinh biết:

- Tính chất của H2SO4

- Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân

- Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp

- Tính chất của muối sunfat nhận biết ion sunfat

 Học sinh hiểu:

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 33: axit sunfuric và các Muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết: Ngày dạy: BÀI 33: AXIT SUNFURIC-MUỐI SUNFAT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: A. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức Học sinh biết: - Tính chất của H2SO4 - Vai trò của H2SO4 trong nền kinh tế quốc dân - Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp - Tính chất của muối sunfat nhận biết ion sunfat Học sinh hiểu: - H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn…). - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và háo nước. - Muối sunfat, nhận biết ion sunfat bằng ion Ba2+ tạo kết tủa trắng. 2. Kĩ năng Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của axit sunfuric Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất, và điều chế Nhận biết ion sunfat Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác (CH3COOH, H2S ...) Giải các bài tập liên quan B. TRỌNG TÂM H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước H2SO4 loãng có tính axit mạnh Cách nhận biết ion sunfat bằng Ba2+ II. CHUẨN BỊ Giáo án Bài giảng điện tử Các đoạn video liên quan Hình ảnh III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Hoàn thành chuỗi phản ứng: FeS2 à SO2 à SO3 à H2SO4 à ZnSO4 à BaSO4 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung (trình chiếu) Hoạt động 1: Tính chất vật lí - GV: Cho HS quan sát lọ đựng H2SO4 đặc trên máy chiếu và kết hợp với sgk nhận xét tính chất vật lí. - GV: Nêu cách pha loãng axit H2SO4 và nhấn mạnh sự nguy hiểm khi đổ nước vào axit H2SO4 đặc. - HS: Quan sát lọ và nêu tính chất vật lý của H2SO4. - HS: Quan sát, chú ý chỗ GV nhấn mạnh vì sẽ gặp trong khi làm TN sau này I. AXIT SUNFURIC 1. Tính chất vật lí - Là chất lỏng, sánh như dầu, không màu, không bay hơi,… - H2SO4 98% có D=1.84g/cm3 - Tan trong nước và tỏa nhiều nhiệt - Pha loãng axit đặc: rót từ từ axit vào nước Hoạt động 2: Tính chất của H2SO4 loãng - GV: Yêu cầu HS nêu tính chất chung của axit và lấy các thí dụ phản ứng minh họa. - HS: Nêu tính chất chung của axit và lấy các thí dụ phản ứng minh họa (phản ứng với bazơ, oxit bazơ, kim loại, muối…) 2. Tính chất hóa học a. Tính chất của dung dịch H2SO4 loãng - Tính chất cơ bản của một axit: + quỳ tím hoá đỏ + tác dụng với kim loại đứng trước H + tác dụng với bazơ và oxit bazơ + tác dụng với muối của axit yếu hơn Hoạt động 3: Tính chất của H2SO4 đặc - GV: Nêu tính oxi hoá mạnh của H2SO4 đặc, nóng, Cho HS quan sát đoạn video phản ứng giữa H2SO4 đặc, nóng và Cu, yêu cầu HS nêu hiện tượng, viết phương trình. - GV: Gợi ý để HS viết được phương trình hóa học của các phản ứng sau: H2SO4(đặc) +S ®...... H2SO4(đặc)+ KBr ®...... - GV: Cho HS xem đoạn video phản ứng giữa H2SO4 đặc với đường saccarozơ, viết phương trình. - HS: Quan sát, nêu hiện tượng, viết phương trình. - HS: Viết phương trình hóa học dưới sự gợi ‎ của GV - HS: Quan sát, viết phương trình b. Tính chất của dung dịch H2SO4 đặc - Tính oxi hoá mạnh + Nó oxi hóa được hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (S, P, C...) và nhiều hợp chất: - H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Cr…à thụ động hoá - Tính háo nước C12H22O11 12C + 11H2O Tiếp theo một phần C bị oxi hóa tiếp: C + H2SO4 ® CO2 + SO2 + H2O Da tiếp xúc với H2SO4 đặc sẽ bị bỏng rất nặng, vì vậy khi sử dụng cần hết sức thận trọng. Hoạt động 4: Ứng dụng - GV: Cho HS xem hình ảnh những ứng dụng của H2SO4 trong đời sống, và yêu cầu HS cho biết ứng dụng của axit sunfuric? - HS: Xem hình và nêu những ứng dụng của H2SO4 trong đời sống 3. Ứng dụng - Sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt rửa tổng hợp, tơ sợi hóa học, chất dẻo, sơn màu, phẩm nhượm, dược phẩm, chế biến dầu mỏ... Hoạt động 5: Sản xuất axit sunfuric -GV: Trong công nghiệp H2SO4 được sản xuất bằng phương pháp nào? Gồm mấy giai đoạn? Nguyên liệu để điều chế SO2 là gì? - HS: Trả lời 4. Sản xuất axit sunfuric Phương pháp tiếp xúc a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc pirit sắt S + O2 SO2 4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3 b. Sản xuất lưu huỳnh tri oxit xt, t0 2SO2 + O2 2SO3 c. Hấp thụ SO3 bằng H2SO4 H2SO4 + nSO3 ® H2SO4.nSO3 Sau đó dùng nước đem pha loãng nH2O + H2SO4.nSO3 ® (n+1)H2SO4 Hoạt động 6: Muối sunfat - GV: Yêu cầu HS viết PTHH của các phản ứng H2SO4 tác dung với KOH tạo muối axit và muối trung hòa. - GV: Hãy nhận xét tính tan của muối sunfat? - HS: Viết phương trình II. MUỐI SUNFAT. NHẬN BIẾT ION SUNFAT 1. Muối sunfat - Muối sunfat trung hòa (), phần lớn tan trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 Hoạt động 7: Nhận biết ion sunfat - GV: Nêu cách nhận biết ion sunfat? Viết phương trình minh họa. - HS: Nêu cách nhận biết ion sunfat 2. Nhận biết ion sunfat - Thuốc thử nhận biết ion là dung dịch muối bari, sinh ra sản phẩm kết tủa: H2SO4 + BaCl2 ® BaSO4¯ + 2HCl Na2SO4 + Ba(OH)2 ® BaSO4¯+2NaOH 4. Củng cố GV hướng dẫn HS giải bài tập 3, 4 và 6 (SGK) 5. Dặn dò Làm bài tập 1, 2, 5 SGK trang 143 Chuẩn bị bài 34: Luyện tập oxi và lưu huỳnh Châu Hưng, ngày…tháng…năm…. Kí duyệt Vũ Thị Ngọc Bích Sinh viên kiến tập Phan Tuyết Nữ

File đính kèm:

  • docBAI 33 H2SO4 VA MUOI SUNFAT.doc