Bài giảng Bài 34: luyện tập ( lớp 10-Ban cơ bản)

1. Về kiến thức:

• Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

• Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.

• Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2817 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 34: luyện tập ( lớp 10-Ban cơ bản), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Quang Trung GVHD: Cô Võ Thị Thanh Trúc Giáo sinh: Trần Ngọc Tân Bài 34: LUYỆN TẬP ( Lớp 10-ban cơ bản) MỤC TIÊU: Về kiến thức: Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh. Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. Về kĩ năng: Lập các phương trình hóa học liên quan đến đơn chất và hợp chất của oxi, lưu huỳnh. Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của nó. Viết cấu hình electron nguyên tử của oxi và lưu huỳnh. Giải các bài tập định tính và định lượng về các hợp chất của lưu huỳnh. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: GV: Máy tính, máy chiếu, hệ thống câu hỏi và bài tập. HS: Tổng kết lí thuyết cơ bản của chương và chuẩn bị các bài tập SGK. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Trình bày tính chất hóa học đặc trưng của axit sunfuric đặc. Viết PTPƯ minh họa. Câu 2: Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có). 3. Nội dung cụ thể: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Hoạt động 1: - GV: Phát phiếu học tập số 1 cho từng nhóm HS và yêu cầu HS hoàn thành vào bảng sau có viết đầy đủ pthh chứng minh: Oxi Lưu huỳnh Cấu hình e Trạng thái Độ âm điện Dạng thù hình Tính chất hóa học Giống nhau Khác nhau - HS thảo luận nhóm và trả lời - GV bổ sung thêm (nếu có) và nhắc lại cho HS nhớ O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 . I. CẤU TẠO, TÍNH CHẤT CỦA O VÀ S Oxi Lưu huỳnh Cấu hình e 1s22s22p4 1s22s22p63s23p4 Trạng thái Khí, không màu Rắn, màu vàng Lỏng, màu nâu Độ âm điện 3,44 2,58 Dạng thù hình O2, O3 Sα, Sβ Tính chất hóa học Giống nhau Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim. Đều thể hiện tính oxi hóa, oxi hóa kim lọai và phi kim Khác nhau Oxi là chất oxi hóa mạnh hơn ’ Nên oxi hóa hầu hết kim loại, nhiều phi kim và nhiều hợp chất hóa học. 2Mg + O2 → 2MgO C + O2 → CO2 CO + O2 → CO2 Lưu huỳnh oxi hóa nhiều kim loại và một số phi kim - Lưu huỳnh còn thể hiện tính khử khi tác dụng với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn như O, F. Fe + S → FeS H2 + S → H2S Hg + S→ HgS S + O2 → SO2 C + F2 → SF6 Hoạt động 2: - GV Phát phiếu học tập số 2 cho từng nhóm HS và yêu cầu HS hoàn thành 1. Trình bày tính chất hóa học cơ bản của H2S? Giải thích? Lấy VD minh họa? 2. Tính chất hóa học của SO2? Giải thích? Lấy VD minh họa? 3. Axit H2SO4 có những tính chất nào giống và khác so với những axit khác? 4. Vì sao H2SO4 chỉ có tính oxi hóa? Tính oxi hóa của H2SO4 loãng và đặc do thành phần nào gây ra? Hoạt động 3: Bài 1/146: - GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời - HS trả lời Bài 2/146: - GV yêu cầu HS thảo luận và gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời - HS trả lời Bài 3/146: - GV yêu cầu HS thảo luận, nhận xét - HS thảo luận và trả lời. Bài 4/146: - GV gọi HS lên bảng làm BT - HS lên bảng làm BT Bài 5/147: - GV gọi 1 HS lên bảng trình bày bài giải - HS lên bảng giải BT II.TÍNH CHẤT CÁC HỢP CHẤT CỦA S 1. H2S có tính khử, vì S có số oxi hóa -2 (là số oxi hóa thấp nhất của S) nên có xu hướng trở lên mức oxi hóa cao hơn → S thể hiện tính khử 2H2S + O2 → 2S + H2O 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O 2. SO2 vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxi hóa. Vì S có số oxi hóa +4 (là số oxi hóa trung gian của S) nên có thể về mức oxi hóa thấp hơn (tính oxi hóa) hoặc cao hơn (tính khử) VD: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (chất oxh) (chất khử) SO2 + Br2 + H2O → 2HBr + H2SO4 (chất khử) (chất oxh) 3. + Giống: axit H2SO4loãng có đầy đủ tính chất chung của axit (......) + Khác: H2SO4 đặc ngoài tính axit còn có tính oxi hóa mạnh và tính háo nước. Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O (chất oxh) 4. Vì S có số oxi hóa là +6 (mức oxi hóa cao nhất của S) nên chỉ có thể về mức oxi hóa thấp hơn. Do đó H2SO4 chỉ có tính oxi hóa. BÀI TẬP: Bài 1/146: Đáp án D Bài 2/146: Đáp án C Bài 3/146: a) Vì S trong H2S có số oxi hoá là -2 thấp nhất nên chỉ có tính khử S trong H2SO4 có số oxi hoá +6 cao nhất nên chỉ thể hiện tính oxi hoá. b) Phản ứng minh hoạ SO2 + 2H2S à 3S + 2H2O Cu + 2H2SO4 đ → CuSO4 + SO2 + H2O Bài 4/136: a. Fe + S → FeS FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S b. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 H2 + S → H2S Bài 5/147: - Dùng Pb(NO3)2 để nhận biết H2S - Dùng nước Br2 để nhận biết SO2 - Còn lại là O2

File đính kèm:

  • docbai 34 luyen tap.doc