Bài giảng Bài 34: luyện tập: oxi và lưu huỳnh

1. Giúp học sinh nắm vững các kiến thức sau:

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, SOXH của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

- Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh lien quan đến trạng thái SOXH của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.

- Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh.

 

docx7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 34: luyện tập: oxi và lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH A. Mục tiêu. 1. Giúp học sinh nắm vững các kiến thức sau: - Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, SOXH của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh. - Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh lien quan đến trạng thái SOXH của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất. - Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh. 2. Rèn luyện các kĩ năng: - Lập các phương trình hóa học lien quan đến hợp chất của oxi, lưu huỳnh. - Giải thích được các hiện tượng thực tế lien6 quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của nó. - Viết cấu hình e nguyên tử của oxi và luu huỳnh. - Giải các bài tập định tính và định lượng vế các hợp chất của lưu huỳnh. - Rèn luyện kĩ năng phân biệt, nhận biết các chất. B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh. 1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập hệ thống câu hỏi và bài tập chương oxi ozon. 2. Học sinh: Tổng kết lí thuyết cơ bản của chương và chuẩn bị các bài tập SGK. C. Hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập sau: Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có): FeS2 SO2 SO3 H2SO4 SO2 - Xác định vai trò của các chất trong phản ứng oxi hóa khử? Câu 2: Bổ túc chuỗi phản ứng sau: Fe + H2SO4(đặc nóng) Cu + H2SO4(đặc nóng) S + H2SO4(đặc nóng) FeS2 + O2 SO2 + H2O + Br2 2. Hoạt động dạy: Giáo Viên Học sinh Nội dung ghi bài GV yêu cầu HS viết cấu hình e ngyên tử của oxi và lưu huỳnh. - Dựa vào cấu hình e nguyên tử của oxi và lưu huỳnh hãy dựa đoán tinh chất hóa học cơ bản của chúng? VD? GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh. HS lên bảng viết cấu hình e của oxi và lưu huỳnh. - HS thảo luận và trả lời câu hỏi. HS lên bảng viết phương trình hóa học A. Kiến thức cần nắm vững. I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh. 1. Cấu hình electron 8O 1s22s22p4 18S: 1s22s22p63s23p2 2. Độ âm điện. - XO = 3,44 - XS = 2,58 3. Tính chất hóa học cơ bản. - Oxi thể hiện tính OXH rất mạnh 2Mg + O22MgO C + O2CO2 CO + O2CO2 - Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa mạnh: - Lưu huỳnh thể hiện tính khử: GV yêu cầu HS nhắc lại những hợp chất của lưu huỳnh đã được học. - Yêu cầu HS xác dịnh số OXH của lưu huỳnh trong các hợp chất đó. - GV yêu cầu HS lên bảng viết phản ứng chứng minh tính khử của H2S. HS đứng lên phát biểu HS lên bảng xác định SOXH. - HS chép bài vào phiếu học tập. II. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh. 1. Hidro sunfua (H2S). - Dung dịch H2S có tính axit yếu (axit sunfuahidric) - H2S thể hiện tính khử mạnh: (Kết tủa màu vàng) - GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất của hóa học của lưu huỳnh dioxit. - GV yêu cầu HS viết phương trình mình họa tính chất hóa học của lưu huỳnh dioxit. - GV yêu cầu HS giải thích tính oxi hóa và tính khử của SO2 trong mỗi phương trình. - GV nhận xét câu trả lời và phương trình của HS và sửa ý sai. - HS đứng lên phát biểu. - HS lên viết phương trình phản ứng. - HS chép bài vào phiếu học tập 2. Lưu huỳnh dioxit (SO2) - SO2 là oxit axit SO2 + H2O H2SO3 - SO2 thể hiện tính oxi hóa: - SO2 thể hiện tính khử: Chú ý: Một số muối sunfua của kim loại nặng có màu đặc trưng như CdS màu vàng, CuS, FeS, Ag2S…. màu đen GV yêu cầu HS lên bảng viết công thức hóa học của lưu huỳnh trioxit từ đó - Xác định SOXH của lưu huỳnh trioxit và cho biết tính chất hóa học của SO3. GV yêu cầu HS cho biết CTPT của axit sunfuric và xác định SOXH của S trong phân tử H2SO4. - GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình chứng minh tính axit của H2SO4 loãng. - GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình hóa học chứng tỏ axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh. - GV nhận xét và bổ sung ý trả lời của HS. - GV chú ý HS nên cẩn thận với axit sunfuric đặc rất háo nước nên cẩn thận khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc. Đặc biệt là khi pha loãng axit sunfuric dặc không được đổ nước vào axit đặc. - GV nhắc HS là axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh nhưng axit sunfuric đặc nguội thụ động với Fe, Al, Cr… HS lên bảng viết CTPT và phương trình hóa học. - HS đứng lên trả lời. HS lên bảng viết CTPT của H2SO4 - HS lên bảng viết phương trình hóa học chứng minh tính axit của H2SO4 loãng và tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc. -HS chú ý nghe giảng và chép bài. 3. Lưu huỳnh trioxit (SO3). - SO3 là oxit axit SO3 + H2O H2SO4 (axit sunfuric) - Dung dịch axit sunfuric loãng: ion H+ đóng vai trò tác nhân oxi hóa H2SO4 + Fe FeSO4 + H2 H2SO4 + CuO CuSO4 + H2O H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + H2O H2SO4 + Na2CO3 Na2SO4 + CO2 + H2O - Dung dịch axit sunfuric đặc: ion đóng vai trò tác nhân oxi hóa. +Tính háo nước: - Nhận biết ion bằng thuốc thử là dung dịch muối bari, hiện tượng kết tủa trắng của muối BaSO4. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl Bài tập. - GV chiếu cho HS phiếu học tập và yêu cầu HS làm bài phần trắc nghiệm và phần tự luận các câu 1, 3: I. Phần trắc nghiệm. Câu 1: cho phương trình hóa học sau: H2SO4(đặc) + 8HI 4I2 + H2S + 4H2O. Câu nào diễn tả không đúng tính chất của các chất trong phản ứng trên: A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử. B. HI bị oxi hoàn HI thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S. C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 và nó bị khử thành H2S. D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và no bị khử thành HI. Đáp án: D. Câu 2: Cho các phương trình hóa học sau: a) SO2 + 2H2O + Br2 2HBr + H2SO4 b) SO2 + H2O H2SO3 c) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 2MnSO4 + 2H2SO4 + K2SO4 d) SO2 + 2H2S 3S + 2H2O e) SO2 + O2 SO3 2.1. SO2 là chất oxi hóa trong các phản ứng sau: A. a, d, e B. b, c C. d D. a, b, c, d, e. Đáp án: C 2.2. SO2 là chất khử trong các phản ứng sau: A. b, d, c, e B. a, c, e C. a, d, e D. a, c, d, e. Đáp án B. Câu 3: có 2 mảnh giấy KI: + Một mảnh tẩm hồ tinh bột. + Một mảnh tẩm phenolphthalein. Cho luồng khí ozon qua hai mảnh giấy trên. Màu sắc xuất hiện lần lượt ở mảnh 1, 2 là: A. Xanh , không màu B. Xanh đen, Hồng C. Hồng, Xanh đen C. Xanh, Xanh đen Đáp án C Câu 4: Dung dịch H2S để lâu ngoài không khí có hiện tượng gì? A.Không hiện tượng gì, dung dịch vẫn trong suốt. B. Dung dịch bị mất màu C. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng. D. Dung dịch bị vẩn đục, màu dung dịch chuyển tử màu hồng sang màu vàng. Đáp án C Câu 5: Đề điều chế hidro sunfua trong phòng thí nghiệm ta dung phản ứng sau: X + HCl Y + H2S: X có thể là A. FeS B. PbS C. CuS D. Cả 3 đều đúng. Đáp án D. Câu 6 : Cho 3,36 lít khí H2S (đktc) vào 400ml dd NaOH 0,5M. Sản phẩm tạo thành là: A. NaHS, H2S dư B. Na2S, NaOH dư C. Hỗn hợp NaHS và Na2S D. Na2S. Đáp án C Câu 7: Cho luồng 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 0,2M. Sản phẩm tạo thành là: A. NaHSO3 , SO2 dư B. Na2SO3, NaOH dư C. Hỗn hợp NaHSO3 và Na2SO3 D. Na2SO3 Đáp án A. Câu 8: SO2 có thể phản ứng với tất cả các chất nào trong nhóm sau đây: A. H2S, O2, Ca(OH)2, CaO B. KOH, Na2O, Ba(OH)2, O2. C. H2O, O2, NaOH, Br2 D. Cả A, B, C đều đúng. Đáp án D Câu 9: Các khí SO2, H2S, CO2 khí làm mất màu nước brom là: A. SO2, H2S, CO2 B. SO2, CO2 C. H2S, CO2 D. SO2, H2S Đáp án D. Câu 10:Trong các kim loại sau: Al, Cu, Ag, Fe, Zn, Cr, Mg. số kim loại tác dụng được với dung dịch axit sunfuric đặc nguội là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Đáp án B II. Phần tự luận: Câu 1: Có 3 bình dung dịch mất nhãn sau: HCl, H2SO3, H2SO4.. Trình bày phương pháp nhận biết 3 lọ dung dịch đó bằng phương pháp hóa học. Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) KMnO4O2SO2H2SO4Fe2(SO4)3FeS Câu 3: Nung nóng hỗn hợp Fe và Zn trong bột S dư. Chất rắn thu được hòa tan hoàn toàn bằng dung dịch H2SO4 loãng , nhận thấy có 1,344 lít thoát ra (đtc). a. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b. Xác định thành phần % theo khối lượng của kim loại trong hỗn hợp đầu. Câu 4: Hòa tan 21,2 g hỗn hợp kim loại gồm Cu, Fe, Mg vào 50 ml H2SO4 đặc nóng có nồng độ 11M. Sau phản ứng thu được dung dịch X đồng thời thấy có 5,6 lít khí SO2 (đktc) thoát ra và 5,4 gam chất rắn không tan. a. Viết phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác dịnh thành phần phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,1M tối thiểu cần dùng để tạo kết tủa với dung dịch X là lớn nhất. Củng cố - dặn dò – Bài tập về nhà. GV nhắc nhở học sinh chú ý học bài kĩ lưỡng tính chất hóa của oxi – lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh. GV dặn HS về nhà làm bài tập 2,4 trong phiếu học tập và các bài tập trong SGK trang 146 và 147. Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn TP.HCM, ngày 08 tháng 03 năm 2012 Sinh viên thực hiện Cô Lâm Thị Lan Chi Trần Đình Công

File đính kèm:

  • docxLuyen Tap oxi luu huynh.docx