- Học sinh biết và hiểu tính chất vật lí của Nước
- Học sinh biết và hiểu được tính chất hóa học của nước:
+ Nước tác dụng với một số kim loại tạo thành dung dịnh bazơ và Hiđrô
+ Nước tác dụng với một số Ôxít bazơ tạo dung dịch bazơ
→ Dung dịch bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Nước tác dụng với một số Ôxít axít tạo dung dịch Axít, dd A xít làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Biết phân biệt dung dịch Axít với dung dịch Bazơ bằng giấy quỳ tím
8 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36 tiết 55 nước ( tiếp theo ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2013
Ngày dạy: 20/03/2012
Bài 36 Tiết 55 NƯỚC ( Tiếp theo )
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Học sinh biết và hiểu tính chất vật lí của Nước
Học sinh biết và hiểu được tính chất hóa học của nước:
+ Nước tác dụng với một số kim loại tạo thành dung dịnh bazơ và Hiđrô
+ Nước tác dụng với một số Ôxít bazơ tạo dung dịch bazơ
→ Dung dịch bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
+ Nước tác dụng với một số Ôxít axít tạo dung dịch Axít, dd A xít làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Biết phân biệt dung dịch Axít với dung dịch Bazơ bằng giấy quỳ tím
2. Kỹ năng.
Rèn kỹ năng viết CTHH, viết PTHH và tính toán hóa học.
Rèn kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất và làm thí nghiệm.
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh từ thông tin và thí nghiệm rút ra kiến thức.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập
3. Thái độ.
Giáo dục đức tính cẩn thận, kiên trì, nhẫn nại, tiết kiệm
Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước
Giáo dục lòng yêu thích học tập bộ môn hóa.
II.Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Dụng cụ: chuẩn bị 4 khay đựng mỗi khay gồm:
Cốc thủy tinh 250ml 4 chiếc
Phễu thủy tinh( hoặc nhựa) 2 chiếc
Ống nghiệm 4 chiếc
Kẹp gỗ 2 chiếc
Lọ thủy tinh có nút cao su 1 chiếc
Muỗng sắt 2 chiếc
Đèn cồn 1 chiếc
Kẹp sắt 2 chiếc
Kéo 1 chiếc
Diêm 1 hộp
Hóa chất: Mỗi khay gồm:
Nước cất 1 lọ 1000ml
Quỳ tím 1 tập
Lọ Na 1 lọ
Lọ phốtpho đỏ 1 lọ
Vôi sống 2 cục nhỏ
Đinh sắt 1 chiếc
Bột CuO một lọ
c. Phiếu học tập, bảng nhóm
d. Máy tính ,máy chiếu ( nếu dạy máy)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Ôn lại tính chất hóa học của ôxi, chuẩn bị mỗi nhóm 1 cục vôi sống nhỏ,
1 chiếc đinh sắt
- Nghiên cứu trước ở nhà các bước tiến hành thí nghiệm
tìm hiểu tính chất hóa học của nước ỏ nhà
III. Phương pháp:
Thuyết trình
Vấn đáp tìm tòi
Trực quan
Hợp tác trong nhóm nhỏ
IV. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức lớp ( 1’ )
Chia nhóm học tập
Kiểm tra sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ ( 5’ ):
Hoạt động giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu 1 hs trả lời câu hỏi:
? Trình bày thành phần hóa học của nước?
- GV: Gọi học sinh lên bảng
- GV: Gọi học sinh nhận xét
- GV: Nhận xét sửa lỗi và cho điểm
- HS: lên bảng hoàn thành bài
- HS: Nhận xét
- HS: Hoàn thiện bài
Nước là hợp chất của 2 nguyên tố H và O, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích 2VH : 1VO do dó CTHH là H2O
* Bài mới: Tiết trước các em đã được nghiên cứu về thành phần hóa học của nước và vai trò rất quan trọng của nó đối với sinh vật và con người. Vậy nước có tính chất vật lí và hóa học như thế nào? Tiết học hôm nay sẽ cho các em câu trả lời./
3. Tiến trình bài mới:
Tiết 55 NƯỚC ( TT)
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của Nước ( 5’ )
Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu được Nước có những tính chất vật lí nào?
Hoạt động giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu hs rót nước ra cốc và quan sát cốc đựng nước ở mỗi nhóm kết hợp thong tin SGK Tr 123 mục II.1 thảo luận nhóm ( 2’) nêu tính chất vật lí của nước.
- GV: Gọi nhóm trả lời
- GV: Gọi nhóm khác nhận xét
- GV: nhận xét chốt lại
-GV: Gọi 1 hs dự đoán xem Nước có thể có những tính chất hóa học nào?
- GV: Gọi hs trả lời
- GV: Để kiểm chứng xem nước có những tính chất hóa học như dự đoán không? Chúng ta cùng nghiên cứu “ tính chất hóa học”./
- HS: Nghiên cứu thong tin, thảo luận
- HS: Đại diện nhóm trả lời
- HS: Đại diện nhóm Nhận xét và bổ sung
- HS: Nghe, hoàn thiện kiến thức
- HS: thảo luận
- HS: trả lời
II. Tính chất của Nước
1. Tính chất vật lí:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, sôi 1000C( nước nguyên chất), là dung môi hòa tan nhiều chất: Rắn, lỏng, khí
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Nước
khi tác dụng với kim loại và với ôxít bazơ ( 18’ )
Mục tiêu: Học sinh biết và hiểu được ở nhiệt độ thường:
Nước tác dụng được với 1 số kim loại tạo dd bazơ và khí H2
- Nước tác dụng được với 1 số ôxít bazơ tạo dd bazơ
- Dung dịch bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
- Viết được PTHH của những tính chất hóa học trên
Hoạt động giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu hs nghiên cứu TT SGK Tr 123 mục II.2a và II.2b thảo luận và nêu các bước tiến hành thí nghiệm
a.Nước tác dụng với kim loại
b. Nước tác dụng với ôxit bazơ
- GV: Gọi hs trả lời
- GV: Gọi hs nhận xét
- GV: chốt lại các bước làm và hướng dẫn hs làm thí nghiệm:
a.Nước tác dụng với kim loại
+ Lấy 2 cốc thủy tinh 250ml đựng nước
+ Cắt mẩu nhỏ Na cho vào cốc 1 làm như SGK, thả cây đinh sắt vào cốc 2
+ Quan sát và hoàn thiện phần tìm hiểu vào bảng nhóm ( theo mẫu)
b. Nước tác dụng với ôxit bazơ
+ Lấy 2 cốc thủy tinh 250ml đựng nước
+ Cho cục nhỏ CaO cho vào cốc 1 làm như SGK, cho bột CuO vào cốc 2
+ Quan sát và hoàn thiện phần tìm hiểu vào bảng nhóm( theo mẫu)
- GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn( 5 phút)
+ Nhóm 1 và 2 làm TN tính chất a
+ Nhóm 3 và 4 làm TN tính chất b
- GV: Đi quan sát hướng dẫn từng nhóm
- GV: Gọi nhóm 1 và 2 treo phần tìm hiểu trên bảng phụ lên bảng
- GV: Gọi nhóm 1 và 2 nhận xét chéo nhau
- GV: Gọi nhóm 3 và 4 nhận xét kết quả của nhóm 1 và 2
- GV: Nhận xét và chôt lại tính chất
a. Nước tác dụng với kim loại
- GV: gọi hs lên bảng viết PTHH của K, Ca, Ba tác dụng với nước
- GV gọi hs nhận xét
- GV: nhận xét và chốt lại
- GV: Gọi nhóm 3 và 4 treo phần tìm hiểu trên bảng phụ lên bảng
- GV: Gọi nhóm 3 và 4 nhận xét chéo nhau
- GV: Gọi nhóm 1 và 2 nhận xét kết quả của nhóm 3 và 4
- GV: Nhận xét và chôt lại tính chất
b. Nước tác dụng với ôxit bazơ
- GV: gọi hs lên bảng viết PTHH của K2O, Na2O BaO tác dụng với nước
- GV gọi hs nhận xét
- GV: nhận xét và chốt lại
- HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận
- HS: Trả lời
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Ghe và ghi nhớ
- HS: Thảo luận, tiến hành TN theo hướng dẫn
- HS: Đại diện nhóm trình bày
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Nghe và hoàn thiện kiến thức
- HS: Lên bảng viết PTHH
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Hoàn thiện PTHH
- HS: Đại diện nhóm trình bày
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Nghe và hoàn thiện kiến thức
- HS: Lên bảng viết PTHH
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Hoàn thiện PTHH
2. Tính chất hóa học của Nước
a. Tác dụng với kim loại.
2Na +2H2O → 2NaOH + H2
Fe + H2O → không phản ứng
Ở nhiệt độ thường H2O tác dụng với một số kim loại( Na, K, Ca, Ba..) tạo thành dd bazơ và H2, dd bazơ làm giấy quỳ tím chuyển màu xanh
2K +2H2O → 2KOH + H2
Ca +2H2O → Ca(OH)2 + H2
Ba +2H2O → Ba(OH)2 + H2
b. Tác dụng với một số ôxit bazơ.
CaO + H2O → Ca(OH)2
CuO + H2O → không phản ứng
Ở nhiệt độ thường nước tác dụng với một số ôxit bazơ ( CaO, Na2O, K2O, BaO…) tạo thành hợp chất thuộc loại bazơ, dd bazơ làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh
K2O + H2O → 2KOH
Na2O + H2O → 2NaOH
BaO + H2O → Ba(OH)2
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất nước tác dụng với ôxit axit ( 10’)
Mục tiêu:- HS biết nước tác dụng được với một số ôxit axit tạo thành axit
- Dd axit làm giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Viết được các PTHH
Hoạt động giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu hs nghiên cứu TT SGK mục II.2.c nêu các bước tiến hành thí nghiệm:
- GV: Gọi hs trả lời
- GV: Gọi hs nhận xét
- GV: chốt lại và hướng dẫn hs làm TN
- GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm nghiên cứu thông tin và tiến hành TN theo hướng dẫn ( 5’) hoàn thiện phần tìm hiểu vào bảng nhóm( theo mẫu)
- GV: Gọi 4 nhóm treo bảng nhóm
- GV: Gọi nhóm nhận xét chéo và bổ sung
- GV: Nhận xét và chốt lại
- GV: Gọi hs viết PTHH của SO2, SO3, CO2 với nước
- GV gọi hs nhận xét
- GV: nhận xét và chốt lại
- GV: Giáo dục thêm về ý thức baoe vệ môi trường nước./
- HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận
- HS: Trả lời
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Ghe và ghi nhớ
- HS: Nghiên cứu thông tin, thảo luận, tiến hành TN
- HS: Nhóm báo cáo
- HS: Nhóm nhận xét bổ sung
- HS: hoàn thiện kiến thức
- HS: Viết PTHH
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Hoàn thiện kiến thức
c. Tác dụng với một số ôxit axit
to
4P + 5O2 → 2P2O5
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Nước tác dụng với nhiều ôxit axit (SO2, SO3, CO2, N2O5 ..) tạo thành hợp chất thuộc loại axit, dd axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
SO2 + H2O → H2SO3
SO3 + H2O → H2SO4
CO2 + H2O → H2CO3
4 .Luyện tập củng cố ( 5’)
Hoạt động giáo viên
Hoạt đông của học sinh
Nội dung
- GV: Yêu cầu hs làm bài tập: có 3 lọ hóa chất mất nhãn đựng ba dd không màu 1 lọ đựng dd bazơ, một lọ đựng dd axit, một lọ đựng nước cất. Hãy trình bày phương pháp nhận biết 3 chất trên.
- GV: Yêu cầu nhóm thảo luận (1’)
- GV: Gọi 1 nhóm trình bày
- GV: Gọi nhóm khác nhận xét
- GV: Nhận xét và chốt lại
- GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 4 SGK tr 125
- HS: Nghiên cứu đầu bài, thảo luận
- HS: Đại diện nhóm trình bày
- HS: Nhận xét và bổ sung
- HS: Nghe và sửa vào vở bài tập
5. Công việc ở nhà ( 1’ )
- Học thuộc lý thuyết đã ghi
- Làm bài tập SGK 3 4 5 tr 125
- Ôn lại kiến thức: Tính chất vật lý và hóa học của nước
- Nghiên cứu trước bài 37 “ AXIT – BAZƠ – MUỐI ” mục I và II
Bảng nhóm
Tìm hiểu tính chất hóa học nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường ( 5’)
Hóa tính
Nước tác dụng với Na
Nước tác dụng với Fe
Thí nghiệm
Na + H2O
Fe + H2O
Hiện tượng:
Quan sát được từ thí nghiệm và màu sắc của giấy quỳ tím khi cho vào dung dịnh sau phản ứng
KO hiện tượng gì
Viết PTHH
KO phản ứng
Kết luận
Tìm hiểu tính chất hóa học nước tác dụng với một số ôxit bazơ ở nhiệt độ thường ( 5’)
Hóa tính
Nước tác dụng với CaO
Nước tác dụng với CuO
Thí nghiệm
CaO + H2O
CuO + H2O
Hiện tượng:
Quan sát được từ thí nghiệm và màu sắc của giấy quỳ tím khi cho vào dung dịnh sau phản ứng
KO hiện tượng gì
Viết PTHH
KO phản ứng
Kết luận
Tìm hiểu tính chất hóa học nước tác dụng với một số ôxit axit ở nhiệt độ thường ( 5’)
Hóa tính
Nước tác dụng với P2O5
Thí nghiệm
P2O5 + H2O
Hiện tượng:
Quan sát được từ thí nghiệm và màu sắc của giấy quỳ tím khi cho vào dung dịnh sau phản ứng
Viết PTHH
Kết luận
File đính kèm:
- Nuoc t2 Cuc hay va chuan.doc