Bài giảng Bài 36: tốc độ phản ứng hóa học (tiết 2)

1. Kiến thức

 Học sinh biết :

- Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

- Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống.

2. Kỹ năng

 Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra nhận xét.

 HS biết vận dụng thay đổi để thay đổi diện tích tiếp xúc, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2314 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 36: tốc độ phản ứng hóa học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 36: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC (tiết 2) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Học sinh biết : - Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. - Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng trong đời sống. 2. Kỹ năng Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra nhận xét. HS biết vận dụng thay đổi để thay đổi diện tích tiếp xúc, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. 3. Trọng tâm Tính chất hóa học của axit cacboxylic II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Giáo án Bài giảng điện tử Đoạn video 2. Học sinh Xem trước bài mới III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra (do tiết học chưa học xong bài ) 3. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung (trình chiếu) Hoạt động 1: Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc GV: Cho HS xem video về phản ứng giữa CaCO3 với HCl (với mẫu đá vôi có kích thước khác nhau Yêu cầu HS quan sát và cho biết ống nghiệm nào xảy ra phản ứng nhanh hơn, sủi bọt khí nhiều hơn, giải thích GV: Diện tích tiếp xúc của chất tham gia có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng? GV tổng hợp: Ta thấy thời gian phản ứng hết đối với đá vôi có kích thước lớn thì lớn hơn so với cốc chứa đá vôi kích thước hạt nhỏ. Vậy, khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng HS quan sát, trả lời II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 5. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + CO2 + H2O Khi tăng diện tích tiếp xúc chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng Hoạt động 2: Ảnh hưởng của chất xúc tác GV đặt vấn đề sự phân hủy H2O2 được biểu diễn bằng PTHH sau: 2H2O2 ® 2H2O + O2­ Chúng ta thực hiện phản ứng trên trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất tiến hành không có chất xúc tác, trường hợp thứ hai thêm chất xúc tác MnO2, còn các yếu tố khác như nhau,với mục đích tìm hiểu xem chất xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào. Tốc độ của phản ứng biểu hiện ở mức độ sủi bọt của khí O2. Có hai cốc, trong mỗi cốc đều có 25ml dung dịch H2O2. Rắc thêm vào cốc thứ hai một ít bột MnO2. Hãy so sánh mức độ sủi bọt khí O2 ở hai cốc để rút ra nhận xét về ảnh hưởng của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng. Khi phản ứng kết thúc, nghĩa là không còn bọt khí O2 bay ra nữa, hãy nhận xét bột MnO2 còn hay hết, từ đó GV bổ sung là chất xúc tác không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. GV kết luận : Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. Hoạt động 3: Ý nghĩa thực tiễn của tôc độ phản ứng GV cho HS xem nhiều hình ảnh về ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng. Yêu cầu HS quan sát hình và cho biết ý nghĩa của tốc độ phản ứng HS nhận xét HS quan sát hình và nêu ý nghĩa 2. Ảnh hưởng của áp suất 2H2O2 ® 2H2O + O2­ Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong quá trình phản ứng. III. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG 4. Củng cố kiến thức Tìm một số ví dụ về ảnh hưởng của diện tich tiếp xúc, chất xúc tác đến tốc độ phản ứng Bài tâp 1, 2, 3 sgk trang 153 5. Dặn dò Bài 4, 5 Chuẩn bị bài mới

File đính kèm:

  • docBAI 36 TOC DO PHAN UNG.doc
Giáo án liên quan