1/ Kiến thức: học sinh biết :Nhóm halogen gồm nhũng ngtố nào và chúng nằm ở vị trí nào của BTH.
Học sinh hiểu :- Tính chất hoá học cơ bản của halogen là tính oxihoá mạnh, do có 7 e lớp ngoài cùng nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1 e tạo thành ion halogen có cấu hình electron bền vững giống khí hiếm .
- Nguyên nhân làm cho tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 37 khái quát về nhóm halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/01/2009
Tiết : 37 Bài :
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1/ Kiến thức: học sinh biết :Nhóm halogen gồm nhũng ngtố nào và chúng nằm ở vị trí nào của BTH.
Học sinh hiểu :- Tính chất hoá học cơ bản của halogen là tính oxihoá mạnh, do có 7 e lớp ngoài cùng nên khuynh hướng đặc trưng là nhận thêm 1 e tạo thành ion halogen có cấu hình electron bền vững giống khí hiếm .
Nguyên nhân làm cho tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
Vì sao ngtố flo chỉ có số oxihoá -1, trong khi các ngtố halogen khác , ngoài số -1 còn có các số oxihoá +1, +3, +5, +7.
2/ Kĩ năng: Giải thích tính oxi hoá mạnh của các halogen dựa trên cấu hình ngtử của chúng .
3/ Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học vào việc nghiên cứu bài mới .
II/ CHUẨN BỊ: 1) Chuẩn bị của giáo viên : Giáo án, BTH, Bảng 11 SGK . Sử dụng phương pháp :Đàm thoại +Nêu vấn đề.
2) Chuẩn bị của học sinh :Ôn tập các nội dung: Cấu hình e ngtử, đặc điểm e lớp ngoài cùng , tính oxi hoá – tính khử .
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Ổn định tình lớp: Kiểm tra sỉ số, ổn định trật tự
2) Bài mới :
TL
H-Đ CỦA THẦY
H-Đ CỦA TRÒ
NỘI DUNG
I / VỊ TRÍ NHÓM HALOGEN TRONG BTH .
8’
Hoạt động 1: Xác định các ngtố halogen và vị trí của nó trong BTH.
GV: các ngtố halogen bao gồm các ngtố nào?
GV: Số hiệu ngtố Atatin và đặc điểm ngtố atatin ?
GV: vị trí các ngtố halogen trong BTH?
HS: flor; clor, brom; iot , atatin.
HS: Atatin không có trong tự nhiên, thuộc ngtố nhân tạo và được nghiên cứu trong nhóm các ngtố phóng xạ.
HS: Nhóm VIIA, cuối các chu kì , đứng liền trước các ngtố khí hiếm .
Các ngtố halogen :flor (F); clor(Cl), brom (Br); Iot(I), atatin(At).
- Atatin không có trong tự nhiên, thuộc ngtố nhân tạo và được nghiên cứu trong nhóm các ngtố phóng xạ.
- Các ngtố halogen thuộc nhóm VIIA, cuối các chu kì , đứng liền trước các ngtố khí hiếm
II/ CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ , CẤU TẠO PHÂN TỬ
8’
Hoạt động 2: 1/Cấu hình electron trong ngtử.
GV: Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng các ngtố F,Cl, Br, I.
GV: Từ đó rút ra nhận xét về các ngtố halogen .
GV: bổ sung
HS: 9F: 2s22p5. 17Cl: 3s23p5, 35Br: 4s24p5 , 53I: 5s25p5.
HS: Các halogen đều có 7 e lớp ngoài cùng :ns2np5.
-Khuynh hướng hoá học đặc trưng là nhận 1e Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh
Ngtố : 9F 17Cl 35Br 53I
2s22p5 3s23p5 4s24p5 5s25p5
Nhận xét:
-Các halogen đều có 7 e lớp ngoài cùng :ns2np5.
-Khuynh hướng hoá học đặc trưng là nhận 1e tạo ion halogenua (ns2np6)Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá mạnh
5’
Hoạt động 3: 2/ Cấu tạo phân tử .
GV: Vì sao các ngtử halogen không đứng riêng lẻ mà hai ngtử liên kết với nhau tạo ra phân tử X2?
GV:em hãy biểu diễn sự liên kết trong phân tử X2.
HS: Vì các nguyên tử halogen có cấu hình electron chưa bền vững.
HS.
III/ SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT .
7
Hoạt động 4: 1) Biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất .
GV: Dựa vào bảng 11 SGK, hãy nhận xét sự biến đổi tính chất vật lí (trạng thái tập hợp, màu sắc , t0nc, t0sôi) và bán kính ngtử ?
HS: Từ flo đến iot ta thấy:
- Trạng thái tập hợp : thể khí –thể lỏng – thể rắn .
- Màu sắc : Đậm dần.
- Nhiệt độ n/c , nhiệt sôi : Tăng dần.
- Bán kính ngtử : tăn dần
Từ flo đến iot ta thấy:
- Trạng thái tập hợp: thể khí –thể lỏng – thể rắn.
- Màu sắc : Đậm dần.
- Nhiệt độ n/c , nhiệt sôi : Tăng dần.
- Bán kính ngtử : tăn dần
6’
Hoạt động 5: 2) Biến đổi độ âm điện.
GV: Dựa vào bảng 11 SGK, hãy nhận xét giá trị ĐÂĐ và sự biến đổi ĐÂĐ các ngtố hal?
GV: Trong hợp chất Flo có số oxi hoá là bao nhiêu ? Vì sao? và số oxi hoá các ngtố hal còn lại ntn?
HS: Từ flo đến iot ta thấy: Giá trị độ âm điện tương đối lớn và giảm dần từ flo đến iôt.
HS: trong hợp chất F luôn có số oxi hoá -1 vì flo có giá trị độ âm điện lớn nhất .
- Độ âm điện tương đối lớn và giảm dần từ F đến I.
-Trong hợp chất F luôn có số oxi hoá -1. Các ngtố halogen còn lại ngoài số oxi hoá -1 còn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7.
10
Hoạt động 6: 3) Biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất .
GV:Các ngtố halogen có tính chất hoá học ntn? Vì sao?
GV: Halogen là kloại hay pkim và tính oxi hoá của chúng thay đổi ntn?Vì sao?
GV: Nêu một số tính chất thể hiện tính oxi hoá của halogen
HS: Các halogen giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất do chúng tạo ra giống nhau. Vì cấu hình e ngoài cùng tương tự nhau (ns2np5).
HS: các halogen là pkim điển hình .Tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
HS: các đơn chất halogen oxi hoá hầu hết các kim loại tạo ra muói halogenua và oxi hoá khí hiđro tạo khí không màu hidro halogenua khi tan trong nước tạo ra axit halogenhidric
-Các halogen giống nhau về tc hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất do chúng tạo ra.Vì cấu hình enc của chúng tương tự nhau (ns2np5).
-Là pkim điển hình .Tính oxi hoá giảm dần từ F đến I (vì bán kính ngtử tăng dần).
-Oxi hoá hầu hết các kloại và khí hidro .
X2 + Mg MgX2 (Muối magiehalogenua)
X2(k) + H2(k) H2X(k) ( khíhiđrohalogenua)
HXddHX ( axit halogen hidric)
5
Hoạt động 6: Củng cố bài
GV : Ng/nhân tính oxi hoá mạnh của các halogen ..Ng/nhân tính oxi hoá giảm dần từ F đến I.
Ng/nhân sự giống nhau về tính chất hoá học cũng như thành phần và tính chất các hợp chất do chúng tạo ra giống nhau.
3) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau : * Bài tập về nhà : Làm bài tập SGK từ bài 1 đến bài 8/trang 96 và bài tập SBT.
* Chuẩn bị bài : Các em về nhà học bài . Chuẩn bị bài :CLO
IV/ RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG :
File đính kèm:
- T37-10HK2.doc