Bài giảng Bài 4 : cấu tạo vỏ nguyên tử tiết 7

1) Kiến thức :

– Trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào ?

– Cấu tạo vỏ nguyên tử ra sao ? Thế nào là lớp, phân lớp electron ?

– Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu electron ?

2) Kỹ năng :

– Biết sự chuyển động của electron, lớp, phân lớp e, số e tối đa trong 1 phân lớp, 1 lớp electron. Công thức tính số electron tối đa

II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp:

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4 : cấu tạo vỏ nguyên tử tiết 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 7, 8 (CB) . BÀI 4 : CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ. I. Mục đích yêu cầu : Kiến thức : Trong nguyên tử electron chuyển động như thế nào ? Cấu tạo vỏ nguyên tử ra sao ? Thế nào là lớp, phân lớp electron ? Mỗi lớp, mỗi phân lớp có tối đa bao nhiêu electron ? Kỹ năng : Biết sự chuyển động của electron, lớp, phân lớp e, số e tối đa trong 1 phân lớp, 1 lớp electron. Công thức tính số electron tối đa … II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp: Giáo án lên lớp. Tranh vẽ mẫu nguyên tử hành tinh của Rutherford và Borh. III. Kiểm tra bài cũ : Tính nguyên tử khối TB của Argon và Kali biết trong thiên nhiên : Argon và Kali trong tự nhiên có thành phần các đồng vị như sau: và Từ kết quả trên hãy giải thích tại sao Ar có số hiệu nguyên tử là 18 (nhỏ hơn K) nhưng lại có nguyên tử khối trung bình lớn hơn K. Hoạt động GV + HS Phần ghi bảng Quỹ đạo electron Hạt nhân Electron Mô hình nguyên tử của Rutherford, Borh và A.Sommerfel. I. SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA ELECTRON TRONG NGUYÊN TỬ : – Mô hình do Rutherford, Borh và A.Sommerfel đề xướng. Mô hình cho rằng electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hay bầu dục xác định xung quanh hạt nhân như các hành tinh quay quanh mặt trời. – Mô hình này không mô tả đúng trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử nên không giải thích được nhiều tính chất khác của nguyên tử. – Quan niệm ngày nay: Trong nguyên tử electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử. – Số electron ở lớp vỏ = Số proton trong nhân = Số hiệu Z = Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. TD : có 1e, 1p, , …. II. LỚP ELECTRON VÀ PHÂN LỚP ELECTRON : 1. Lớp electron: – Trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản: + Các e lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao và xếp thành từng lớp. + Các lớp xếp từ trong ra ngoài. + Các e trên cùng 1 lớp có năng lượng gần bằng nhau. – Electron ở lớp trong (năng lượng thấp)liên kết với hạt nhân bền hơn e ở lớp ngoài (năng lượng cao). ® Năng lượng e phụ thuộc số thứ tự lớp. – Có 7 lớp e, ký hiệu bằng các số nguyên . 2. Phân lớp electron: – Mỗi lớp phân chia thành các phân lớp ký hiệu (chữ thường): s, p, d, f. ® Các e trên cùng 1 phân lớp có năng lượng bằng nhau. – Số phân lớp trên mỗi lớp = Số thứ tự của lớp đó. ® Lớp (K) : có 1 phân lớp: 1s Lớp (L) : có 2 phân lớp: 2s, 2p. Lớp (M) : có 3 phân lớp: 3s, 3p, 3d. Lớp (N) : có 4 phân lớp: 4s, 4p, 4d, 4f. (® Lớp thứ n có n phân lớp. Trên thực tế >110 nguyên tố đã biết chỉ có e điền vào các phân lớp s, p, d, f.) Electron ở phân lớp s ® electron s. Electron ở phân lớp p ® electron p. Electron ở phân lớp d ® electron d. Electron ở phân lớp f ® electron f. III. SỐ ELECTRON TỐI ĐA TRONG MỘT PHÂN LỚP, MỘT LỚP : Số electron tối đa trong 1 phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron. Phân lớp p chứa tối đa 6 electron. Phân lớp d chứa tối đa 10 electron. Phân lớp f chứa tối đa 14 electron. Phân lớp đã có đủ số electron gọi là phân lớp bão hòa. ® Số e tối đa trong 1 lớp : Lớp K () : 1 phân lớp s ® chứa tối đa 2electron. Lớp L () : 2 phân lớp 2s, 2p. Phân lớp 2s ® chứa tối đa 2e. Phân lớp 2p ® chứa tối đa 6e ® lớp 2 chứa tối đa: 8e. Lớp M () :3 phân lớp 3s, 3p, 3d. Phân lớp 3s ® chứa tối đa 2e. Phân lớp 3p ® chứa tối đa 6e. Phân lớp 3d ® chứa tối đa 10e ® lớp 3 chứa tối đa: 18e. Vậy : Số electron tối đa của lớp thứ n là . Lớp N () : . Lớp e có đủ số e ® Lớp electron đã bão hòa. Lớp electron Số electron tối đa của lớp Phân bố electron trên các phân lớp Lớp K 2 Lớp L 8 Lớp M 18 Lớp N 32 TD : Xác định số lớp electron của các nguyên tử : ; . : , 7p, 7e, , . : , 12p, 12e, , , . Sơ đồ phân bố electron của và . · Củng cố : Hoạt động : Giải các bài tập 1 – 6 (SGK trang 22). BTVN : Bài tập SBT.

File đính kèm:

  • docChuong 1 Bai 4 (11-13).DOC
Giáo án liên quan