Bài giảng Bài 4 tiết 7 Một số axit quan trọng

1.1. Kiến thức: Giúp HS biết:

- Các tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc. Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của một axit.

- Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học riêng: Tính oxi hóa, tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng minh họa cho tính chất này

- Cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat.

- Những ứng dụng quan trọng của axit H2SO4 trong sản xuất và đời sống. Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 4 tiết 7 Một số axit quan trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (TT) Bài 4 - Tiết 07 Tuần dạy 04 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: Giúp HS biết: - Các tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và axit sunfuric đặc. Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của một axit. - Viết được các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học riêng: Tính oxi hóa, tính háo nước, dẫn ra được những phương trình phản ứng minh họa cho tính chất này - Cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. - Những ứng dụng quan trọng của axit H2SO4 trong sản xuất và đời sống. Các nguyên liệu và công đoạn sản xuất H2SO4 trong công nghiệp. 1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng: - Viết phương trình phản ứng. - Phân biệt các lọ hóa chất bị mất nhãn và làm bài tập định lượng của bộ môn. - Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua, axit sunfuric và dung dịch muối sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượngdung dịch axit HCl , H2SO4 trong phản ứng. 1.3. Thái độ: Hình thành cho HS thói quen cẩn thận khi viết phương trình hóa học và sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. 2. TRỌNG TẬM Nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat. 3. CHUẨN BỊ : 3.1. Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất - Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn. - Hoá chất: dd H2SO4 loãng, BaCl2, NaCl, H2O. 3.2. Học sinh : Đọc trước các thí nghiệm,luyện viết các phương trình. 4. TIẾN TRÌNH : 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2/ Kiểm tra bài cũ : - Goi 2 HS: Trình bày tính hóa học của axit HCl ? (10đ) (Có thể chọn các phương trình khác phù hợp với tính chất đã nêu đều đúng) 1. Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. - Axit tác dụng với lim loại muối + H2 2HCl(dd) + Zn(r) ZnCl2(dd) + H2(k) - Axit tác dụng với bazơ muối và nước 2HCl(dd) + Cu(OH)2(r) CuCl2(dd) + 2H2O(l) - Axit tác dụng với oxit bazơ muối +nước 6HCl(dd) + Fe2O3(r) 2FeCl3(dd) + 3H2O(l) - Axit tác dụng với muối * HS soạn và làm đủ các BT về nhà 2đ 2đ 2đ 2đ 1đ 1đ 4.3/ Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu GV: Dựa vào phần kiểm tra bài cũ giới thiệu: Axit HCl có đầy đủ tính chất hóa học của axit. Vậy H2SO4đặc, H2SO4(loãng) có những tính chất hóa học nào ? Vai trò quan trọng là gì ? Ta đi vào tìm hiểu bài: “ Một số axit quan trọng (tt)”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sản xuất H2SO4 - GV thuyết trình cho HS: Nguyên liệu và các công đoạn sản xuất H2SO4. * Hoạt động 3: Tìm hiểu cách nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. - GV hướng dẫn 2 HS làm thí nghiệm: + Cho 1ml dd H2SO4 vào ống nghiệm 1. + Cho 1 ml dd Na2SO4 vào ống nghiệm 2. + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dd BaCl2 ( hoặc Ba(NO3)2 , Ba(OH)2 ).   HS quan sát nêu hiện tượng, nhận xét viết phương trình phản ứng. + Ở mỗi ông nghiệm đều thấy kết tủa trắng H2SO4 + BaCl2 Na2SO4 + BaCl2 + Gốc SO4 trong các phân tử H2SO4, Na2SO4 kết hợp với nguyên tố Ba trong phân tử BaCl2 tạo ra kết tủa trắng là BaSO4. - GV: Nêu khái niệm chung về thuốc thử. IV. Sản xuất axit sunfuric. * Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc pirit sắt (FeS2) * Các công đoạn: - Sản xuất lưu huỳnh đi oxit S (r) + O2 (k) SO2 (k) - Sản xuất lưu huỳnh trioxit 2SO2 (k) + O2(k) 2SO3 (k) - Sản xuất H2SO4 SO3 (k) + H2O(l) H2SO4 (dd) V. Nhận biết axit sunfuric và muối sunfat. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl (dd) (dd) (r) (dd) Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl (dd) (dd) (r) (dd) * Nhận biết axit sunfuric và dung dịch muối sunfat bằng thuốc thử là dung dịch muối bari hoặc bari hiđroxit. 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố : - HS làm BT trên phiếu học tập Fe + ........... ........... + H2 Al + ........... Al2(SO4)3 + ........... Fe(OH)3 + ........... FeCl3 + ........... KOH + ........... K3PO4 + ........... H2SO4 + ........... HCl + ........... CuO + ........... ........... + H2O Cu + ......... CuSO4 + ........... + ........... FeS2 + ........... ........... + SO2 - HS các nhóm nhận xét đưa ra đáp án. Fe + 2HCl FeCl2 + H2 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O 3KOH + H3PO4 K3PO4 + 3H2O H2SO4 + BaCl2 2HCl + BaSO4 CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O Cu + 2H2SO4 (đ,n) CuSO4 + 2H2O + SO2 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này: Học bài, làm các BT 2 6 SGK/19 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị luyện tập : Tính chất hóa học của oxit- axit. - GV nhận xét tiết dạy. 5 . RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung :………………………………………………………………………………………………… - Phương pháp :…………………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHoa 9 Tiet 7 Mot so A xit quan trong tt .doc
Giáo án liên quan