Bài giảng Bài 43: thực hành: tính chất hóa học của hiđrocacbon

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Điều chế axetilen từ canxi cacbua.

- Đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch brom.

- Benzen hòa tan brom, benzen không tan trong nước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 15976 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 43: thực hành: tính chất hóa học của hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27. 01. 2013 Ngày dạy: 12. 03. 2013 Tuần: 28 Tiết: 55 Bài 43: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIĐROCACBON A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Điều chế axetilen từ canxi cacbua. - Đốt cháy axetilen và cho axetilen tác dụng với dung dịch brom. - Benzen hòa tan brom, benzen không tan trong nước. 2. Kĩ năng: - Lắp dụng cụ điều chế khí C2H2 từ CaC2. - Thực hiện phản ứng cho C2H2 tác dụng với dung dịch brom và đốt cháy axetilen. - Thực hiện thí nghiệm hòa tan benzen vào nước và benzen tiếp xúc với dung dịch brom. - Quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết ptpư điều chế axetilen, pư của axetilen với dung dịch brom, pư cháy của axetilen. 3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc trong khi làm thí nghiệm. - Giáo dục cho HS lòng yêu thích bộ môn. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: C.bị 4 bộ thực hành gồm: - Dcụ: Ố.nghiệm, ố.nghiệm có nhánh, nút cao su có gắn ống nhỏ giọt, giá gỗ, chậu thuỷ tinh, đèn cồn. - H.c: Đất đèn, dd brom, benzen, nước cất. - C.bị phiếu học tập: + Phiếu số 1: Có hỗn hợp C2H2 lẫn CO2, SO2 và hơi nước có thể dùng cách nào trong những cách sau đây để thu được khí C2H2 tinh khiết: a. Cho hỗn hợp qua dd brom, sau đó qua H2SO4 đặc. b .Cho hỗn hợp qua dd NaOH. c. Cho hỗn hợp qua dd KOH, sau đó qua H2SO4 đặc. d.Cho hỗn hợp qua dd nước brom dư. Giải thích lí do lựa chọn. 2. Học sinh: - Xem và soạn trước bài mới. 3. Phương pháp: - Thí nghiệm – Ơrixtic, TL nhóm – Tìm tòi, Vấn đáp, TNKQ – Tìm tòi, … C. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định lớp: (1’) Điểm danh: Lớp 91 : HS. 2. KTBC: (3’) - GV dùng phiếu học tập số 1 yc hs thực hiện, thảo luận, báo cáo kết quả. 3. Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết, kiểm tra sự chuẩn bị của HS (5’) - Ktra tình hình cbị hóa chất, dcụ. - GV: Nêu mục tiêu của buổi thực hành. - Ktra lý thuyết liên quan: + Cách điều chế Axetilen trong PTN. + Tính chất hóa học của axetilen. + Tính chất vật lý của bezen. - Gv nxét và cho điểm. - hs trlời Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm (27’) - Gv lần lượt hdẫn hs mục đích và cách tiến hành các TN trong buổi thực hành: TN 1: - Yc hs lắp đặt dcụ TN như H4.25a sgk. - Hdẫn các nhóm làm TN theo các bước: + B1: Cho vào ống nghiệm có nhánh 2 - 3 mẩu CaC2 sau đó từ từ thêm tiếp khoảng 3 – 5 ml nước cất. + B2: Thu khí bằng cách đẩy nước. - Yc hs qsát, mô tả htượng, gthích và viết PTHH. Từ đó rút ra kluận về t/c vật lý của axetilen. - Gv qsát, hdẫn và uốn nắn hs trong khi làm TN. - Lưu ý hs: Ống nghiệm có nhánh phải khô và sạch, mẩu CaC2 khoảng bằng hạt ngô. - Gv nxét, kluận và hdẫn hs tiến hành TN2. TN 2: a. TN 2.1: Td với dd brom – pư cộng. - Lắp đặt dcụ TN như H4.25b sgk. - Hdẫn các nhóm làm TN theo các bước: + B1: Tiến hành tương tự TN 1. + B2: Dẫn khí axetilen thoát ra từ ống nghiệm có nhánh vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml dd brom. - Yc hs qsát, mô tả htượng, gthích và viết PTHH. Từ đó rút ra kluận về t/c tham gia pư cộng với dd brom của axetilen. - Gv qsát, hdẫn và uốn nắn hs trong khi làm TN. - Lưu ý hs: Ttự TN 1,… b. TN 2.2: Td với oxi – pư cháy. - Lắp đặt dcụ TN như H4.25c sgk. - Hdẫn các nhóm làm TN theo các bước: + B1: Tiến hành tương tự TN 1. + B2: Dẫn khí axetilen thoát ra từ ống nghiệm có nhánh qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi đốt khí axetilen thoát ra. - Yc hs qsát, mô tả htượng, gthích và viết PTHH. Từ đó rút ra kluận về t/c tham gia pư cháy với oxi của axetilen. - Gv qsát, hdẫn và uốn nắn hs trong khi làm TN. - Lưu ý hs: Nên để khí thoát ra khoảng vài giây rồi mới nên đốt để tránh gây nổ. TN 3: - Hdẫn các nhóm làm TN theo các bước: + B1: Lấy khoảng 1ml benzen cho vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml nước cất. Lắc kĩ, sau đó để yên trên giá TN, qsát chất lỏng trong ống nghiệm. + B2: Cho tiếp vào ống nghiệm trên khoảng 2ml brom lỏng, lắc kĩ, sau đó để yên trên giá TN, qsát chất lỏng trong ống nghiệm. - Yc hs qsát, mô tả htượng, gthích và viết PTHH. Từ đó rút ra kluận về t/c vật lý của benzen. - Gv qsát, hdẫn và uốn nắn hs trong khi làm TN. - Lưu ý hs: Benzen, brom đều là những chất độc, khi làm TN phải hết sức cẩn thận. - Gv nxét và kluận. - Nhóm hs lắp đặt dcụ TN - thực hiện TN - Nhóm hs lắp đặt dcụ TN - thực hiện TN - Nhóm hs lắp đặt dcụ TN - thực hiện TN - thực hiện TN - hs qsát, mô tả htượng, gthích và viết PTHH II. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM: 1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen. - Htượng: CaC2 pư mãnh liệt với nước sinh ra khí axetilen, pư tỏa nhiệt: CaC2(r) + 2H2O(l) C2H2(k) + Ca(OH)2(dd) KL: Axetilen là chất khí không màu, ít tan trong nước.. 2.Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen. a. TN 2.1: Td với dd brom – pư cộng. - Htượng: Màu da cam của dd brom nhạt dần do axetilen td với brom: C2H2(k) + Br2(dd) C2H2Br2(l) Màu da cam không màu C2H2Br2(l) + Br2(dd) C2H2Br4(l) Màu da cam không màu KL: Axetilen có pư cộng với brom trong dd. b. TN 2.2: Td với oxi – pư cháy. - Htượng: Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt. 2C2H2(k) + 5O2(k) 4CO2(k) + 2H2O(h) 3. Thí nghiệm 3: T/c vật lý của benzen. - Htượng: + Benzen là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước, nổi lên trong ông nghiệm. + Cho dd brom loãng vào, benzen hòa tan brom thành dd màu vàng nâu nổi lên trên, chứng tỏ benzen dễ hòa tan brom. 4. Luyện tập – Vệ sinh phòng học: (7’) - Hdẫn HS thu hồi hóa chất, rửa dcụ TN, thu dọn, vệ sinh lớp học. - Nhận xét buối thực hành và hdẫn HS viết tường trình theo mẫu sau: STT Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích - viết PTPƯ 5. Dặn dò: (2’) - Làm bài thu hoạch - tường trình buổi thí nghiệm. - Ôn tập và hệ thống hóa các kthức về các HCHC: Metan, etilen, axetilen, benzen. - Xem và soạn trước Bài 44: Rượu Etylic. 6. Rút kinh nghiệm và bổ sung ý kiến của các đồng nghiệp hoặc cá nhân:

File đính kèm:

  • docBai 43Thuc hanhTinh chat hoa hoc cua Hidrocacbon.doc
Giáo án liên quan