MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
1.1. Học sinh biết
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí cơ bản của H2S.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.
1.2. Học sinh hiểu
- Tính chất khử mạnh và tính axit yếu của dung dịch H2S.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 44: hidrosunfua chương 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
Lớp dạy: 10C5
Tiết thứ: 68: Hidrosunfua
BÀI 44: HIDROSUNFUA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
1.1. Học sinh biết
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí cơ bản của H2S.
- Trạng thái tự nhiên, điều chế H2S trong phòng thí nghiệm.
1.2. Học sinh hiểu
- Tính chất khử mạnh và tính axit yếu của dung dịch H2S.
1.3. Học sinh vận dụng
- Vận dụng các kiến thức đã học giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
- Viết phương trình hóa học minh họa tính chất của H2S.
- Phân biệt được khí H2S với các khí khác đã biết.
- Phán đoán tính chất hoá học dựa vào cấu tạo và số oxi hoá.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra nhận xét về tính chất hoá học của H2S.
- Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục.
II. CHUẨN BỊ
1.Kiến thức
- Học sinh học, làm bài tập của tiết trước và đọc trước bài 44.
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm, chuẩn bị kiến thức bài mới.
2.Đồ dùng dạy học
- Hoá chất: FeS, Pb(NO3)2 dung dịch HCl, dung dịch brom, dung dịch NaOH, phenolphtalein.
- Dụng cụ: Bình cầu, ống nghiệm, ống dẫn khí cao su, cốc thủy tinh,đèn cồn.
- Bảng phụ
3.Phương pháp dạy học
- Vận dụng các phương pháp:Trực quan, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp,thuyết trình.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Viết cấu hình e của S và phân bố e lớp ngoài cùng theo ô lượng tử. Từ đó cho biết các trạng thái oxi hóa của S. Ở trạng thái đơn chất S có những tính chất hóa học cơ bản nào. Viết phương trình phản ứng minh họa.
3. Nội dung bài mới
Hoạt động 1: Tính chất vật lí và công thức cấu tạo
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
- GV cho HS quan sát lọ đựng khí H2S. Yêu cầu học sinh quan sát và nghiên cứ sgk hãy cho biết tính chất vật lí của H2S:
+Trạng thái, mùi đặc trưng, tỷ khối so với không khí, nhiệt hóa lỏng
+Khả năng tan trong nước
- HS nghiên cứu rồi trả lời
- GV lưu ý tính độc của H2S có ở khí gas, khí núi lửa, bốc ra ở xác động thực vật, rác thải nhà máy...
- GV: Khi tiếp xúc với hidro sunfua (H2S) trong PTN, các nguồn H2S trong tự nhiên (rác thải, khí bioga do phân hủy chất thải động vật) cần phải chú ý điều gì?
- HS: Cần có thái độ nghiêm túc, thận trọng, có đủ các biện pháp phòng độc.
- GV: H2S có cấu tạo giống phân tử H2O, yêu cầu HS viết công thức e, công thức cấu tạo, xác định loại liên kết hóa học, số oxi hóa của S trong phân tử H2S
- HS: Làm việc cá nhân, 1 em lên bảng viết công thức.
Tiết 68: Hidrosunfua
I. Tính chất vật lí và công thức cấu tạo.
- Ít tan trong nước:
Khí H2S axit H2S
- Công thức e:
..
H : S : H
. .
- Công thức cấu tạo:
: S :
H H
- Số oxi hóa của S là -2
Hoạt động 2 : Trạng thái tự nhiên, điều chế, tính chất hóa học
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết trạng thái tự nhiên của H2S
- HS trả lời
- GV làm các thí nghiệm sau, yêu cầu HS quan sát hiện tượng:
1. Cho FeS tác dụng với HCl, thử khí sinh ra bằng quỳ ẩm.
2. Sục khí thu được ở thí nghiệm 1 vào dd brom
3. Sục khí H2S vào dd NaOH có nhỏ thêm vài giọt phenolphalein
4. Sục khí H2S vào dd dd Pb(NO3)2
- GV: Khí sinh ra ở thí nghiệm 1 là khí H2S. Yêu cầu HS nêu cách điều chế khí H2S trong PTN, viết các phương trình phản ứng, xác định số oxi hóa của S trước và sau phản ứng.
- HS trả lời
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thí nghiệm đốt H2S trong O2, lên bảng viết phương trình phản ứng, xác định số oxi hóa của S
- GV : Trong tự nhiên tại sao có nhiều nguồn phóng thải H2S nhưng lại không có sự tích tị khí đó trong tự nhiên
- HS trả lời
- GV: Pt (1) dùng nhận biết H2S
- GV: Cho HS quan sát giữa hai lọ dung dịch H2S đã để lâu trong không khí với một lọ H2S mới.
- GV: Trong không khí dung dịch H2S để lâu bị vẩn đục màu vàng do đâu?
- HS trả lời
- GV nêu: Khí H2S tan vào trong nước tạo thành dung dịch axit yếu (yếu hơn cả axit H2CO3) gọi là axit sunfuhidric.
- GV: Khi cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH có thể tạo ra những muối nào ?Vì sao?
- HS thảo luận
- GV hướng dẫn HS nhận xét khi nào tạo muối trung hoà và khi nào tạo muối axit?
- GV: Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa và các phản ứng hóa học có kết luận gì về tính chất hóa học của H2S?
- HS trả lời
II. Trạng thái tự nhiên và điều chế.
1.Trạng thái tự nhiên (sgk)
2.Điều chế
FeS + 2HCl -> FeCl2 + H2S
III. Tính chất hóa học
H2S + 4Br2+ 4H2O ® H2SO4+8HBr (1)
NaOH + H2S " NaHS + H2O (2)
2NaOH + H2S " Na2S + H2O (3)
H2S + Pb(NO3)2 " PbS↓ +2HNO3 (4)
2H2S + O2 thiếu 2S + 2H2O
2H2S +3O2 đủ hoặc dư 2SO2 + 2H2O
Kết luận:
H2S
Tính axit yếu Tính khử mạnh
(H+) (S2-)
-axit H2S < H2CO3 -Đơn chất: O2, Cl2,
-không đổi màu Br2
quỳ tím - Hợp chất:HNO3,
-H2S là axit 2lần H2SO4 đ,KMnO4...
axit tác dụng với S2-→S0→S+4→S+6
bazơ tạo 2 muối
Hoạt động 4 :Tính chất của muối sunfua
- GV: Sử dụng bảng tính tan hãy nhận xét về độ tan của muối sunfua?
- GV bổ sung về màu của muối sunfua
GV : Muốn nhận biết gốc sunfua có thể dùng hóa chất nào?
- HS trả lời
V. Tính chất của muối sunfua
+ Sunfua KL IA, IIA (trừ Be) tan trong nước, tan trong axit:
Na2S + 2HCl ® 2NaCl + H2S
+ Sunfua một số kim loại nặng như PbS, CuS, HgS, Ag2S không tan trong H2O , HCl, H2SO4 loãng.
+ Sunfua của những kim loại còn lại FeS, ZnS không tan trong axit HCl, H2SO4 loãng:
ZnS + HCl ® ZnCl2 + H2S
- ZnS trắng, PbS, CuS đen, CdS, Al2S3 vàng…
- Nhận biết muối sunfua thường dùng Pb(NO3)2
Na2S + Pb(NO3)2 ® PbS↓ +2NaNO3
4: Luyện tập, củng cố:
Bài 1: Cho 2,24 lít khí H2S tác dụng với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Viết phương trình hoá học và tính khối lượng muối thu đựơc.
Bài 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
SO2
H2S S
FeS
IV. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI
1.Kiến thức cần nắm vững
2.Bài tập về nhà: 1,2,3,4/176,177 sách giáo khoa.
File đính kèm:
- Hidrosunfua.doc