Bài giảng Bài 45: hợp chất có oxi của lưu huỳnh axit sunfuric (chương trình nâng cao)
1. Cấu tạo phân tử
2. Tính chất vật lí
3. Tính chất hóa học
a) Axit sunfuric loãng: Tính axit mạnh.
b) Axit sunfuric đặc
+ Tính oxi hóa mạnh
+ Tính háo nước
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 45: hợp chất có oxi của lưu huỳnh axit sunfuric (chương trình nâng cao), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
AXIT SUNFURIC
(chương trình nâng cao)
Sinh viên thực hiện: Phan Thị Hoàng Yến – Hóa 3B.
I. Nội dung dạy học
1. Cấu tạo phân tử
2. Tính chất vật lí
3. Tính chất hóa học
a) Axit sunfuric loãng: Tính axit mạnh.
b) Axit sunfuric đặc
+ Tính oxi hóa mạnh
+ Tính háo nước
4. Ứng dụng
5. Sản xuất axit sunfuric
6. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat
TRỌNG TÂM BÀI HỌC
- Tính axit mạnh của axit sunfuric loãng.
- Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc.
- Tính háo nước của axit sunfuric đặc.® Cách pha loãng axit sunfuric đặc
- Nhận biết ion sunfat.
II. Mục tiêu
1) Về kiến thức
Học sinh biết:
Tính chất vật lí của axit sunfuric.
Phương pháp pha loãng axit sunfuric đặc.
Ứng dụng của axit sunfuric trong thực tiễn.
Phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
Tính chất muối Sunfat và cách nhận biết ion Sunfat.
Học sinh hiểu:
Cấu tạo phân tử của axit sunfuric.
Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng: có đầy đủ tính chất của một axit mạnh: tác dụng bazơ, oxit bazơ, kim loại hoạt động, muối của axit yếu.
Tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc (oxi hóa hầu hết các kim loại, một số phi kim và hợp chất).
Tính háo nước của axit sunfuric đặc.
Học sinh vận dụng:
So sánh được tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc.
Nhận biết axit sunfuric và muối Sunfat với các hợp chất khác.
2) Về kĩ năng
Viết được công thức cấu tạo của phân tử axit sunfuric H2SO4.
Viết, cân bằng phương trình phản ứng không oxi hóa – khử và phản ứng oxi hóa khử thể hiện tính chất hóa học của axit sunfuric (loãng và đặc).
Hình thành kĩ năng làm việc, thực hành thí nghiệm và thảo luận theo nhóm.
Quan sát các hình ảnh, mô hình, thí nghiệm, nhận xét và rút ra được kết luận phù hợp dựa trên thí nghiệm, hình ảnh quan sát.
Giải được các bài tập: Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ; khối lượng H2SO4 điều chế được theo hiệu suất ; và các bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
3) Về thái độ, tư tưởng
Học sinh thấy được những ứng dụng thực tiễn của axit sunfuric, từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn Hóa học.
Cẩn thận khi pha loãng và làm việc với axit sunfuric đặc.
III. Chuẩn bị
Bài trình chiếu Powerpoint: AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT
Máy chiếu, bảng phụ.
Phiếu học tập. (6 phiếu học tập)
Mô hình phân tử axit sunfuric.
Bốn bộ dụng cụ thí nghiệm bao gồm: ống nghiệm, giá đỡ, kẹp ống nghiệm, nút đậy ống nghiệm.
Hóa chất thí nghiệm: axit sunfuric loãng, dd Natri hidroxit, Nhôm oxit, sắt kim loại, mẫu đá vôi đã nghiền nhỏ, phenolphtalein, quỳ tím, dd BaCl2.
Bốn mẫu hóa chất mất nhãn: dd H2SO4 loãng, dd HCl, dd NaCl, dd Na2SO4. (phục vụ bài tập nhóm: nhận biết chất).
IV. Phương pháp dạy học
Cấu tạo phân tử axit sunfuric: dùng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp thuyết trình, có sử dụng phiếu học tập.
Tính chất vật lí của axit sunfuric: dùng phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi gợi mở xen lẫn thuyết trình, có sử dụng phương tiện trực quan (hình ảnh, mô hình, phim giáo khoa).
Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc: dùng phương pháp đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề ; thảo luận và làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ ; sử dụng các phương tiện trực quan như hình ảnh, phim giáo khoa,thí nghiệm mô phỏng; sử dụng phiếu học tập.
Ứng dụng của axit sunfuric: dùng phương pháp đàm thoại xen lẫn thuyết trình.
Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp: dùng phương pháp đàm thoại, thuyết trình theo nhóm nhỏ, sử dụng thí nghiệm mô phỏng.
Muối sunfat và nhận biết ion sunfat: dùng phương pháp đàm thoại, thảo luận và thực hành thí nghiệm theo nhóm nhỏ kết hợp sử dụng phiếu học tập.
Trong bài còn sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm tính háo nước của axit sunfuric đặc. (thí nghiệm mô phỏng)
Thí nghiệm Cu tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng. (phim giáo khoa)
Kết hợp sử dụng sách giáo khoa trong quá trình HS tiếp thu bài mới.
V. Tổ chức hoạt động dạy học
* Chia lớp học thành bốn nhóm HS nhỏ ngồi đối diện với nhau ứng với STT: 1; 2; 3; 4
* Mô hình lớp học như sau: Trong mỗi nhóm, các HS ngồi đối diện nhau để nhìn thấy bảng được.
Bảng chiếu
Trong một nhóm
HS 1
HS 2
HS 3
HS 4
HS 5
HS 6
HS 7
HS 8
HS 9
HS 10
Nhóm
2
Nhóm
4
Nhóm
3
Nhóm
1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ thông qua hình thức trò chơi ô chữ
- GV: Chiếu các câu hỏi trong phần trò chơi ô chữ. Có năm câu hỏi. Mỗi câu hỏi có đáp án là một hàng ngang, trong mỗi đáp án có một chữ cái nằm trong từ khóa. Nhiệm vụ của HS là tìm ra các đáp án nhỏ và từ khóa.
* Nội dung năm câu hỏi và đáp án:
1. và là gì của nhau ? ® Dạng thù hình
2. Công thức một loại oxit của lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa ? ® SO2
3. Nguyên tố lưu huỳnh có bao nhiêu trạng thái oxi hóa ? ® 4
4. SO3 là một loại oxit …..? ® Oxit axit
5. Tên một loại khí có mùi trứng thối ? ® Hidro sunfua
* Từ khóa: H2SO4
- HS: Tham gia giải ô chữ.
- GV bắt nguồn từ từ khóa và vào bài.
Hoạt động 2: Vào bài
- GV: Từ khóa trong trò chơi ô chữ vừa rồi chính là công thức phân tử của một loại axit quen thuộc đối với chúng ta. Đó chính là axit sunfuric. Các em có biết không: “ Đã từ rất lâu, kể từ khi ngành công nghiệp phát triển trên toàn thế giới, axit sunfuric được ví như “máu của các ngành công nghiệp”. Thật vậy, nó là một hóa chất thương mại quan trọng. Sản lượng axit sunfuric của một quốc gia là một chỉ số tốt về sức mạnh công nghiệp của quốc gia đó. Vậy thì tại sao axit sunfuric lại có ứng dụng quan trọng như vậy?
Nghiên cứu bài “ AXIT SUNFURIC” sẽ giúp chúng ta có hiểu biết rộng hơn về đặc tính và cách sản xuất cũng như giá trị thực tiễn của loại hóa chất này.
Hoạt động 3: Khảo sát cấu tạo phân tử axit sunfuric
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nội dung của phiếu học tập số 1.
- HS: Thảo luận nhóm và trình bày ý kiến: …..
- GV: Rút ra vấn đề từ phần trình bày của các nhóm:
Nguyên tử S ở trạng thái kích thích thứ hai có 6 electron độc thân. Mỗi electron độc thân tạo liên kết với các electron độc thân tương ứng của mỗi nguyên tử oxi tạo ra các liên kết tương ứng S – O và S = O.
Bên cạnh đó nguyên tử O còn tạo liên kết O – H với nguyên tử H.
Từ đó ta có công thức cấu tạo của axit sunfuric:
S
H – O O
H – O O
® Phù hợp quy tắc xen phủ obitan.
- GV bổ sung: Bên cạnh đó, ta cũng có thể viết CTCT của phân tử H2SO4 theo quy tắc bát tử với hai liên kết cho nhận S ®O.
S
H – O O
H – O O
- GV: Cho HS xem một số hình ảnh về cấu tạo của axit sunfuric và mô hình phân tử axit sunfuric.
- GV: Nguyên tố S trong H2SO4 có số oxi hóa là bao nhiêu?
- HS: …..
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ
H – O O
S
H – O O
® Phù hợp quy tắc xen phủ obitan.
Hoặc:
S
H – O O
H – O O
® Phù hợp quy tắc bát tử.
- Nguyên tố S trong H2SO4 có số oxi hóa cực đại +6.
Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lí của axit sunfuric
- GV: Yêu cầu HS quan sát lọ đựng axit sunfuric và cho biết trạng thái vật lí của axit sunfuric?
- HS: .......
- GV: khối lượng riêng của H2SO4 98% là bao nhiêu? Từ giá trị đó suy ra H2SO4 nặng hay nhẹ hơn nước?
- HS: …….
- GV: chiếu phim giáo khoa về thí nghiệm: Sự háo nước của axit sunfuric đặc. Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng và rút ra phương pháp pha loãng axit sunfuric đặc phù hợp.
- HS:………
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Axit sunfuric tinh khiết là chất lỏng sánh như dầu, không màu, không bay hơi.
- Nặng gấp hai lần nước. (D = 1,84g/cm3)
- Axit sunfuric đặc rất dễ hút ẩm® dùng làm khô khí ẩm.
- Axit sunfuric đặc rất háo nước, khi tan trong nước tỏa một lượng nhiệt lớn.
® Phương pháp pha loãng axit: rót từ từ axit vào nước.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tính chất hóa học của axit sunfuric
- GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: hãy phân tích cấu tạo của phân tử H2SO4 từ đó dự đoán tính chất hóa học cơ bản của axit sunfuric? (phiếu học tập số 2)
- HS: Thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến: …..
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC
- Phân tử H2SO4 có 2 nguyên tử H linh động ® có tính axit mạnh.
- Nguyên tử S trong H2SO4 có số oxi hóa là +6 (cực đại) ® có tính oxi hóa.
Hoạt động 6: Nghiên cứu tính chất hóa học của axit sunfuric loãng: tính axit mạnh
- GV: Theo phân tích ở trên, axit sunfuric loãng có tính chất chung của một axit mạnh. Vậy những tính chất ấy là gì? Các em thảo luận theo nhóm trong 2 phút và trình bày trong phiếu học tập số 3.
- HS: thảo luận nhóm.
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm và trình bày theo yêu cầu của phiếu học tập số 4.
+ TN1: Axit sunfuric loãng làm đổi màu quỳ tím
Axit sunfuric loãng tác dụng với dung dịch NaOH có pha phenolphtalein.
+ TN2: Axit sunfuric loãng tác dụng với Al2O3
+ TN3: Axit sunfuric loãng tác dụng với Fe
+ TN4: Axit sunfuric loãng tác dụng với CaCO3.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trình bày lên bảng phụ kết quả.
- GV: chiếu kết quả thí nghiệm, chữa cho các nhóm.
- GV nhấn mạnh: Kim loại tác dụng với axit sunfuric loãng tạo muối trong đó kim loại có số oxi hóa thấp.
1) Tính chất của axit sunfuric loãng
- Làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tác dụng với kim loại hoạt động.® Tạo muối trong đó kim loại có số oxi hóa thấp.
Vd:
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.
Vd:
- Tác dụng với muối của axit yếu.
Vd:
ĐK: Tạo hợp chất ít tan hoặc dễ bay hơi.
Hoạt động 7: Dẫn dắt HS tìm hiểu tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc
- GV nêu vấn đề : Ta đã biết Cu không tác dụng với axit sunfuric loãng. Vậy đối với axit sunfuric đặc thì sao?
- Gợi ý HS trả lời bằng cách theo dõi đoạn phim thí nghiệm: Cu tác dụng với axit sunfuric đặc. (thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu)
- Yêu cầu HS rút ra những nhận xét và kết luận về tính chất của axit sunfuric đặc.
- HS: Theo dõi TN và rút ra nhận xét, kết luận: …..
- GV: rút lại ý chính từ những ý kiến của HS:
+ Cu tác dụng được với axit sunfuric đặc tạo dung dịch màu xanh Cu2+.
+ Tạo khí
® Axit sunfuric đặc tác dụng được với kim loại đứng sau H và ] Axit sunfuric đặc có tính oxi hóa mạnh.
Hoạt động 8: Nghiên cứu tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc
- GV: Axit sunfuric đặc có thể oxi hóa những chất gì?
- HS: …..
- GV: những sản phẩm được tạo thành trong phản ứng có đặc điểm gì?
- HS: …..
- GV: ngoài SO2, còn có thể sinh ra H2S và S. Nhưng chủ yếu là SO2.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện phiếu học tập số 5.
- HS: …..
- GV: Kết hợp sửa bài và giảng giải, phân tích cho HS. Hướng dẫn lại HS cách cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
- GV: lưu ý: Axit sunfuric đặc, nguội làm một số kim loại như Al, Fe, Cr bị thụ động hóa.
- GV: giải thích thuật ngữ “thụ động hóa”.
2) Tính chất của axit sunfuric đặc
a) Tính oxi hóa mạnh
* Axit sunfuric đặc oxi hóa hầu hết kim loại (ngoại trừ Au, Pt), một số phi kim và một số hợp chất có chứa nguyên tố có số oxi hóa thấp. ® tạo khí SO2 và sản phẩm trong đó nguyên tố có số oxi hóa cao nhất.
* Bên cạnh SO2 còn có thể tạo ra H2S hoặc S.
- Với kim loại: hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt)
đặc
đặc
Lưu ý: Al, Fe, Cr thụ động với axit sunfuric đặc, nguội.
- Với một số phi kim như C, S, P.
đặc
đặc
- Với hợp chất có tính khử: (hợp chất chứa nguyên tố có số oxi hóa thấp).
đặc
đặc
Hoạt động 9: Nghiên cứu tính háo nước của axit sunfuric đặc
- GV: Ngoài tính oxi hóa mạnh, axit sunfuric đặc còn có tính chất nào khác không?
Gợi ý: Chiếu thí nghiệm mô phỏng tính háo nước của axit sunfuric đặc cho HS xem. (thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu)
* Nội dung thí nghiệm: Lúc đầu hai cốc nước và axit sunfuric đặc đặt cân bằng nhau. Sau một thời gian, cân nghiêng về phía cốc đựng axit sunfuric đặc.
- HS: theo dõi thí nghiệm và cùng nhau nhận xét, đưa ra kết luận.
- GV: Vậy, axit sunfuric đặc còn có tính háo nước.
- GV: Vậy khi cho H2SO4 đặc tác dụng với CuSO4.5H2O thì hiện tượng gì xảy ra?
- HS: …..
- GV: Đối với hợp chất hữu cơ, thì axit sunfuric đặc cũng có tác dụng hút nước. Vậy hiện tượng xảy ra đối với hợp chất hữu cơ là gì?
Yêu cầu HS theo dõi phim thí nghiệm: axit sunfuric đặc tác dụng với đường.
- HS: theo dõi phim thí nghiệm, nhận xét và đưa ra những kết luận cần thiết.
b) Tính háo nước
- Axit sunfuric đặc có khả năng hút nước mạnh
Chiếm nước kết tinh của nhiều muối hidrat.
Màu xanh Màu trắng
Hút nước của hợp chất hữu cơ:
+ Hợp chất gluxit (cacbohidrat) tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon (than)
Vd:
+ C sinh ra tác dụng với H2SO4 đặc tạo CO2 và SO2 đẩy C tràn ra ngoài cốc.
Hoạt động 10: Thảo luận nhóm
- GV: Ta đã biết axit sunfuric loãng có tính axit mạnh, còn axit sunfuric đặc có tính oxi hóa. Vậy đảo ngược lại, axit sunfuric đặc có tính axit và axit sunfuric loãng có tính oxi hóa không?
- HS: thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mỗi nhóm: …….
- GV lưu ý: Tính oxi hóa của H2SO4 loãng thể hiện ở nguyên tử trong phân tử H2SO4, tuy nhiên tính oxi hóa yếu hơn so với axit sunfuric đặc.
Thảo luận:
- Axit sunfuric đặc thể hiện tính axit trong các phản ứng trao đổi (phản ứng không oxi hóa khử).
Vd: đặc
- Axit sunfuric loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học.
Vd:
Hoạt động 11: Tìm hiểu những ứng dụng của axit sunfuric.
- GV: Nghiên cứu SGK, hãy cho biết axit sunfuric có những ứng dụng nào trong thực tế?
- HS: ……
- GV: Chiếu những hình ảnh minh họa ứng dụng của axit sunfuric.
IV. ỨNG DỤNG :(SGK)
Hoạt động 12: Nghiên cứu phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
- GV: Thảo luận theo nhóm: Axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp theo phương pháp nào? Nguồn nguyên liệu là gì?
- HS: ……..
- GV: Sơ đồ sản xuất axit sunfuric?
- HS: …….
- GV: Chiếu sơ đồ sản xuất axit sunfuric và yêu cầu các nhóm trình bày sơ lược các công đoạn sản xuất axit sunfuric. Viết PTPƯ.
- HS: ……
- GV: giải thích sơ lược về OLEUM.
V. SẢN XUẤT AXIT SUNFURIC
- Nguyên liệu: Nguồn lưu huỳnh
FeS2: Quặng Pirit sắt
S: Lưu huỳnh (mỏ)
- Phương pháp sản xuất trong công nghiệp: phương pháp tiếp xúc gồm ba công đoạn:
· Sản xuất SO2
· Sản xuất SO3
· Sản xuất H2SO4
(oleum)
Hoạt động 13: Tìm hiểu về muối Sunfat và cách nhận biết ion Sunfat
- GV: Muối sunfat bao gồm những loại muối nào? Độ tan của chúng ra sao?
- HS: …….
- GV: Bây giờ chúng ta tiến hành một bài tập thí nghiệm nhỏ.
- GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm: nhận biết bốn mẫu hóa chất mất nhãn: dd HCl, dd H2SO4 loãng, dd NaCl, dd Na2SO4 dựa vào các hóa chất có sẵn.
- HS: Làm thí nghiệm theo nhóm và trình bày kết quả thí nghiệm trong phiếu học tập số 6.
- GV: Trình bày đáp án thí nghiệm.
- GV: Nhỏ từ từ từng giọt axit sunfuric loãng đến dư vào kết tủa thu được. Nhận xét về độ tan của kết tủa trong axit?
- HS: ……
- GV: Vậy từ kết quả thí nghiệm, chúng ta rút ra kết luận: nhận biết ion sunfat bằng cách nào?
- HS: ……
- GV: chúng ta nhận biết ion Sunfat bằng dd Ba2+, hiện tượng là xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit dư.
VI. MUỐI SUNFAT VÀ NHẬN BIẾT ION SUNFAT
1) Muối sunfat
Gồm 2 loại:
- Muối trung hòa : phần lớn đều tan, ngoại trừ BaSO4¯, CaSO4¯, PbSO4¯…
- Muối axit : hầu hết đều tan.
2) Nhận biết ion sunfat
Dùng Ba2+:
Hiện tượng: tạo kết tủa trắng không tan trong axit
Hoạt động 14: Củng cố bài
- GV: Chiếu các câu hỏi củng cố bài dưới hình thức trắc nghiệm:
Câu 1: Để điều chế muối sắt (III) sunfat trong phòng thí nghiệm,một học sinh tiến hành như sau. Hãy chỉ ra phương pháp sai?
A. Cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng.
B. Cho sắt (II) oxit tác dụng với axit sunfuric đặc.
C. Cho sắt (III) hidroxit tác dụng với axit sunfuric.
D. Cho sắt tác dụng với axit sunfuric loãng.
Câu 2: Axitsunfuric đặc không thể làm khô khí nào sau đây:
A. CO2 B. O2
C. H2S D. O3
Câu 3: Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Mg, SO2, Cu(OH)2
B. Cu(OH)2 , Au, BaCl2
C. P, CaCO3 , KOH
D. Fe3O4, O2, Mg
Câu 4: Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây?
A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.
B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.
D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.
Câu 5: Cho dung dịch H2SO4 đặc,nóng dư lần lượt tác dụng với những chất sau: Fe, Cu, FeO, Cu(OH)2, Fe2O3 . Số phản ứng là phản ứng oxi hóa-khử:
A. 2 B. 3 C.4 D.5
Câu 6: Để nhận biết hai dung dịch BaCl2 và dung dịch Na2SO4 đựng trong hai lọ riêng biệt. Thuốc thử có thể dùng là:
A. BaCl2 B. Na2SO4 C.NaCl D. Cả A và B
- HS: ......
Bài tập về nhà:
v Làm bài tập 6, 9, 10 SGK nâng cao trang 186 + 187.
v Bài tập làm thêm:
Bài 1: Tính khối lượng lưu huỳnh cần thiết để điều chế 150g axít H2SO4 98 % trong các trường hợp sau:
a. Các phản ứng xảy ra với hiệu suất 100%
b. Hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%
Bài 2: Một oleum có công thức H2SO4.2SO3. Cho từ từ 2,58g oleum đó vào nước thu được 100ml dung dịch X.
a. Tính khối lượng chất tan có trong dung dịch X ?
b. Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần thiết để trung hoà hết dung dịch X?
Chuẩn bị bài:
Luyện tập chương : OXI – LƯU HUỲNH.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử S, O, H. Từ đó biểu diễn các electron lớp ngoài cùng vào obitan?
Có nhận xét gì về sự phân bố các electron vào các obitan lớp ngoài cùng?
Từ cấu hình electron và cách phân bố electron trong các obitan lớp ngoài cùng, hãy dự đoán khả năng tạo liên kết giữa các nguyên tử H, O, S trong phân tử H2SO4?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hãy phân tích cấu tạo của phân tử H2SO4 và dự đoán tính chất hóa học của axit sunfuric?
Đặc điểm cấu tạo
Dự đoán tính chất
………………………………………………………………..
……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hãy trình bày những phản ứng minh họa tính axit mạnh của axit sunfuric loãng?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Hãy tiến hành 4 thí nghiệm sau và điền vào phiếu theo các yêu cầu:
TN1: * Dung dịch axit sunfuric loãng làm đổi màu quỳ tím
Hiện tượng: …………………………………………………………………….
* Dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với dung dịch NaOH có pha phenolphtalein
Hiện tượng:………………………………………………………………………
PTPƯ:……………………………………………………………………………
TN2: Al2O3 tác dụng với axit sunfuric loãng
Hiện tượng ………………………………………………………………………
PTPƯ: ……………………………………………………………………………
TN3: Fe tác dụng với axit sunfuric loãng
Hiện tượng: ………………………………………………………………………
PTPƯ: ……………………………………………………………………………
TN4: Đá vôi CaCO3 tác dụng với axit sunfuric loãng
Hiện tượng: ………………………………………………………………………
PTPƯ: …………………………………………………………………………..
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
Hoàn tất các phương trình phản ứng sau:
Cu + H2SO4 đặc …………………………………………………………
Fe + H2SO4 đặc …………………………………………………………
Al + H2SO4 đặc ………………………………………………………..
C + H2SO4 đặc ………………………………………………………
S + H2SO4 đặc ……………………………………………………….
FeO + H2SO4 đặc …………………………………………………..
HI + H2SO4 đặc …………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6
Nêu phương pháp nhận biết các dung dịch mất nhãn sau: dd HCl, dd H2SO4, dd NaCl, dd Na2SO4? Viết PTPƯ.
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- BAI 45 HOP CHAT CO OXI CUA LUU HUYNH.doc