Bài giảng Bài 45: hợp chất có oxi của lưu huỳnh axit sunfuric và muối sunfat

Mục tiêu bài học:

HS biết: - Cấu tạo phân tử, tính chất lý, hóa học của H2SO4

HS hiểu: - Vì sao H2SO4 chỉ có tính oxi hóa

HSVận dụng:- Viết được CTCT H2SO4

 - Ptpứ chứng minh tính oxi hóa, tính háo nước của H2SO4

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1640 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 45: hợp chất có oxi của lưu huỳnh axit sunfuric và muối sunfat, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên bài giảng: Ngày soạn: 06/02/09 Ngày giảng: 10/03/09 Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT(T2) I. Mục tiêu bài học: HS biết: - Cấu tạo phân tử, tính chất lý, hóa học của H2SO4 HS hiểu: - Vì sao H2SO4 chỉ có tính oxi hóa HSVận dụng:- Viết được CTCT H2SO4 - Ptpứ chứng minh tính oxi hóa, tính háo nước của H2SO4 II. Chuẩn bị: Giáo viên: Hóa chất: dd H2SO4 loãng và đặc, giấy quỳ tím, đường trắng. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở sgk IV. Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, đàm thoại, nêu vấn đề. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp (2 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (không) 3.Giảng bài mới: Hoạt động của GV - HS Nội dung TG Hoạt động 1: GV: Ychs tham khảo sgk viết CTCT của H2SO4. HS: GV: Chiếu công thức cấu tạo của H2SO4 GV: nhận xét, bổ sung. GV: Chiếu cấu trúc không gian của H2SO4 Hoạt động 2: GV: Cho hs xem lọ đựng axit GV: Ychs cho biết trạng thái, màu sắc của H2SO4? HS: Trạng thái lỏng, màu sắc không màu. GV: nhận xét và chiếu nội dung trạng thái, màu sắc của H2SO4 GV: Ychs tham khảo sgk cho biết vì sao người ta thường dùng H2SO4 đặc để làm khô khí ẩm? HS: Vì H2SO4 đặc rất dễ hút ẩm GV: Bổ sung và chiếu cho hs nội dung vì sao H2SO4 thường dùng để làm khô khí ẩm. GV: vừa thuyết trình vừa chiếu cách pha loãng axit đặc thành axit loãng cho hs và Ychs tham khảo sgk cho biết cách nào đúng? vì sao? HS: Rót từ từ axit vào nước là đúng vì H2SO4 đặc khi tan trong nước tạo ra một lượng nhiệt rất lớn làm nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. GV: Chiếu cho hs xem cách pha loãng axit đặc thành axit loãng, nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: GV: Làm thí nghiệm nhúng quỳ tím vào axit và Ychs nhận xét sự đổi màu của quỳ tím? HS: quỳ tím chuyển sang màu đỏ GV: Nhận xét chiếu nội dung GV: H2SO4 loãng tác dụng với kim loại tạo muối và giải phóng H2. GV: Ychs viết ptpứ H2SO4 loãng tác dụng với Fe, Cu? GV: Nhận xét chiếu nội dung GV: lưu ý hs đối với kim loại có nhiều hóa trị thì kim loại tạo muối chỉ đạt hóa trị thấp. GV: Ychs về nhà viết ptpứ H2SO4 loãng tác dụng với CaCO3, Fe2O3, Cu(OH)2 GV: Chiếu thang oxi hóa và Ychs dự đoán tính chất của H2SO4? vì sao? HS: chỉ có tính khử vì số oxi hóa của S trong H2SO4 là +6 là số oxi hóa cao nhất của S nên số oxi hóa chỉ có thể giảm. GV: nhận xét, bổ sung GV: chiếu thí nghiệm H2SO4đ tác dụng với Cu tạo khí SO2 làm mất màu cánh hoa dâm bụt. GV: khí sinh ra làm mất màu cách hoa dâm bụt, Ychs cho biết khí đó là khí gì? và viết ptpứ? GV: gợi mở: khí sinh ra là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit. HS: Khí sinh ra là khí SO2 Pứ: H2SO4đ + Cu ® CuSO4+ SO2 + H2O GV: nhận xét, chiếu nội dung và Ychs về cân bằng ptpứ theo pp e? GV: Ychs viết ptpứ H2SO4đ + Fe ® GV: nhận xét, chiếu nội dung và Ychs về cân bằng ptpứ theo pp e? GV: lưu ý hs: Al ,Fe, Cr không phản ứng với H2SO4 đặc ở điều kiện thường vì bị thụ động hóa. Vì vậy mà người ta có thể dùng thùng bằng Al sắt để đựng H2SO4 đặc nguội. GV: làm thí nghiệm H2SO4 đặc td với đường GV: Ychs cho biết hiện tượng xảy ra khi cho H2SO4 đặc vào đường. GV: nhận xét, bổ sung Đường là một hợp chất của gluxit có CTTQ: Cn(H2O)m khi cho H2SO4 đặc vào đường nó lấy nước và biến đường thành than. nH2SO4 Cn(H2O)m nC + H2O GV: đường cố CTPT: C12H22O11 ychs viết ptpứ xảy ra? HS: H2SO4 C12H22O11 12C+ 11H2O GV:nhận xét, bổ sung một phần C sinh ra sẽ tác dụng với H2SO4đ tạo khí SO2 và CO2 gây hiện tượng sủi bọt, đẩy C trào ra ngoài cốc. C + 2H2SO4đ CO2 + 2SO2+ 2H2O GV: CuSO4.5H2O có màu xanh và CuSO4 khan màu trắng. khi cho H2SO4đ vào CuSO4.5H2O xảy ra hiện tượng gì? Vì sao? GV: gợi mở CuSO4.5H2O trong phân tử có nước khi cho H2SO4đ vào nó sẽ lấy gì? HS: lấy nước vì nó rất háo nước tạo CuSO4 khan có màu trắng. nH2SO4 CuSO4.5H2O CuSO4 + H2O Màu xanh màu trắng GV: lưu ý hs khi sử dụng H2SO4 đặc phải thật cẩn thận vì nếu rơi vào da sẽ bị bỏng rất nặng và khó hồi phục. Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò 1. Củng cố: GV: chiếu trò chơ ô chữ HS: thảo luận và trả lời 2. Dặn dò: Làm bài tập trong sgk, học bài và xem trước bài mới. III. AXIT SUNFURIC: 1. Cấu t ạo ph ân t ử: - CTPT: H2SO4 - CTCT: 2. T ính chất vật l ý: - Trạng thái : lỏng, sánh như dầu - Màu sắc: không màu - H2SO4đ có tính hút ẩm - Pha axit đặc thành loãng ta đổ từ axit vào nước và không làm ngược lại 3. Tính chất hoá học: a. H2SO4 loãng: Có đầy đủ tính chất của một axit: - Quỳ tím: hoá đỏ - tác dụng với kim loại trước H2 trong dãy hoạt động hoá học, nuối của axit yếu, oxit bazơ, bazơ b. H2SO4 đặc * tính oxi hoá: H2SO4đ + Cu ® CuSO4+ SO2 + H2O H2SO4đ + Fe ® Fe2(SO4)3+ SO2 + H2O H2SO4đ + S ® SO2 + H2O * tính hoá nước: nH2SO4 H2SO4 Cn(H2O)m nC + H2O C12H22O11 12C+ 11H2O C + 2H2SO4đ CO2 + 2SO2+ 2H2O CuSO4.5H2O CuSO4 + H2O Màu xanh màu trắng Đà Nẵng ngày 06 tháng 03 năm 2009 BCĐTT GVHDGD SVTT

File đính kèm:

  • docH2SO410NC Huynh thi thu vy05HH.doc
Giáo án liên quan