Bài giảng Bài 5: nguyên tố hoá học (2 tiết)

Nắm được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân” – Biết KHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi KH còn dùng chỉ 1 nguyên tử.

- Ký hiệu hoá học của một số nguyên tố thường gặp.

- Tỷ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. Biết được một số nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất như ôxi, silíc

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5: nguyên tố hoá học (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/8/07. Ngày dạy: Tiết :6. Bài 5: Nguyên tố hoá học (2 tiết) I. Mục tiêu.( tiết 1). 1. Kiến thức: Hs cần biết. “Nắm được nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân” – Biết KHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi KH còn dùng chỉ 1 nguyên tử. - Ký hiệu hoá học của một số nguyên tố thường gặp. - Tỷ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. Biết được một số nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất như ôxi, silíc… 2. Kỹ năng: HS được rèn luyện về cách viết ký hiệu của các nguyên tố hoá học. 3. Thái độ: yêu thích môn học. II. Chuẩn bị: GV- Tranh vẽ: tỉ lệ về TP khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất. - Bảng 1 số nguyên tố HH trang 22. HS: Học kĩ bài nguyên tử. III- Hoạt động dạy - học: 1. ổn định:(1') 2- Kiểm tra bài cũ: (5') ? Nguyên tử là gì? nguyên tử được cấu tạo bởi những hạt nào? áp dụng: - Sơ đồ nguyên tử Mg. 12+ Hãy cho biết số p, số e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của nguyên tử Mg. 3. Bài mới.(35') - GV giới thiệu như SGK. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (25') Tìm hiểu nguyên tố hóa học. - GV thuyết trình: khi nói đến những nguyên tử vô cùng lớn, người ta nói “nguyên tố hoá học thay cho cụm từ “Loại nguyên tử”. ? Vậy nguyên tố hoá học là gì? - Gọi 1 HS đọc định nghĩa. - GV yêu cầu HS làm bài luyện tập số 1 a) Hãy điền số thích hợp vào các ô trống ở bảng sau. b) Trong 5 nguyên tử trên, những cặp nguyên tử nào thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học? Vì sao? - GV giới thiệu: mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái. (chữ cái đầu viết ở dạng chữ in hoa) gọi là KHHH. - GV yêu cầu HS viết KHHH của một số nguyên tố thường gặp như oxi, sắt, bạc, kẽm. - GV: Lưu ý HS về cách viết kí hiệu chính xác. VD: Al, Ca, Zn… Tránh viết Al, CA, ZN… - H: Chỉ 1 nguyên tử hiđro - Fe: chỉ 1 nguyên tử sắt. Nếu viết 2Fe chỉ 2 nguyên tử sắt. - KHHH được quy định thống nhất trên toàn thế giới. I- Nguyên tố hoá học là gì? 1. Định nghĩa: - Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số prôton trong hạt nhân. - Như vậy số p là số đặc trưng của 1 nguyên tố hoá học. a). a) Số p Số n Số e Ng.tử 1 Ng.tử 2 Ng.tử 3 Ng.tử 4 Ng.tử 5 19 20 19 17 17 20 20 21 18 20 19 20 19 17 17 b) Nguyên tử 1 và nguyên tử 2 thuộc cùng 1 nguyên tố hoá học vì có cùng số p (nguyên tử k). - Nguyên tử 4 và nguyên tử 5 thuộc cùng 1 nguyên tố HH vì có cùng số proton (nguyên tố Clo). 2- Ký hiệu hoá học: - Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 ký hiệu hoá học. VD: KH của nguyên tố can xi: Ca. KH của nguyên tố nhóm: Al… (0, Fe, Ag, Zn…) Hoạt động2:(10') Có bao nhiêu n/tố đã tìm thấy. GV: Đến nay, khoa học đã biết được 110 nguyên tố. Trong số này có 92 nguyên tố tự nhiên, còn lại do các nguyên tố nhân tạo. - Lượng các nguyên tố tự nhiên có trong vỏ trái đất không đồng đều. - GV treo tranh: “Tỉ lệ về thành phần khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất”. ? Kể tên 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất?. - GV thuyết trình: + H chiếm 1% về khối lượng vỏ trái đất nhưng nếu xét về nguyên tử thì nó chỉ đứng sau ôxi. + Trong số 4 nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật là C, H, O, N thì C và N là 2 nguyên tố khá ít trong vỏ trái đất (C: 0,08%; N: 0,03%). II- Có bao nhiêu nguyên tố hoá học - 4 nguyên tố có nhiều nhất trong vỏ trái đất là: + Ôxi: 49,4% + Silíc: 25,8% + Al: 7,5% + Sắt: 4,7%. 4.. Củng cố:(3') - GV chốt lại toàn bài - GV cho HS làm BT 3 T20 SGK - Bài tập: 5, 1.2.3 SBT. 5. Dặn dò: (1') Bài về nhà:1, 2sgk/29. 1, 2, 3sbt/6 chuẩn bị trước phần II.Nguyên tử khối

File đính kèm:

  • doctiet 6.doc
Giáo án liên quan