Bài giảng Bài 5 tiết 8 Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

1.1. Kiến thức: Giúp HS biết:

- Những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ, oxit axit.

- Những tính chất hóa học của axit dẫn ra được những phản ứng hóa học minh họa cho các tính chất.

1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết phương trình thể hiện tính chất hóa học của oxit và axit.

1.3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết công thức hóa học, phương trình hóa học. Có thói quen cân bằng phương trình hóa học sau khi đã viết xong phương trình

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 5 tiết 8 Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT Bài 5 - Tiết 08 Tuần dạy 05 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: Giúp HS biết: - Những tính chất hóa học của oxit bazơ, oxit axit và mối quan hệ giữa oxit bazơ, oxit axit. - Những tính chất hóa học của axit dẫn ra được những phản ứng hóa học minh họa cho các tính chất. 1.2. Kĩ năng: Rèn HS kĩ năng viết phương trình thể hiện tính chất hóa học của oxit và axit. 1.3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận khi viết công thức hóa học, phương trình hóa học. Có thói quen cân bằng phương trình hóa học sau khi đã viết xong phương trình. 2. TRỌNG TẬM: Tính chất hóa học của oxit và axit, mối quan hệ của chúng. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. Giáo viên : Bảng phụ. 3.2. Học sinh : Ôn lại các tính chất hóa học của oxitaxit và oxitbazơ. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện 4.2/ Kiểm tra bài cũ : - 3HS / BT3: Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học: a) dd HCl và dd H2SO4 b) dd NaCl và dd Na2SO4 c) dd Na2SO4 và dd H2SO4 Viết các phương trình hóa học (9đ) (HS soạn và làm đủ các BT về nhà 1đ) - HS nhận xét bổ sung – GV kết luận - GV rèn luyện kỹ năng. 1. Lấy mỗi thứ 1ít cho vào từng ống nghiệm riêng biệt để làm mẫu thử. a) Cho dd BaCl2 vào 2 ống nghiệm chứa dd HCl và H2SO4. Chất trong ống nghiệm nào kết tủa màu trắng (BaSO4) thì chất ban đầu là H2SO4. PTHH: BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl Chất trong ống nghiệm còn lại không có hiện tượng xảy ra là HCl. b) Cho dd BaCl2 vào 2 ống nghiệm chứa dd NaCl và Na2SO4. Chất trong ống nghiệm nào kết tủa màu trắng (BaSO4) thì chất ban đầu là Na2SO4. PTHH: BaCl2 + Na2SO4 BaSO4+ 2NaCl Chất trong ống nghiệm còn lại không có hiện tượng xảy ra là NaCl. c) Nhúng quì tím vào 2 ống nghiệm chứa dd Na2SO4, H2SO4. Chất trong ống nghiệm nào làm quì tím chuyển thành đỏ là dd H2SO4. Chất trong ống nghiệm kia quì tím không đổi màu là Na2SO4 (Hoặc nhận biết H2SO4 bằng kim loại) * HS soạn và làm đủ các BT về nhà 2đ 4đ 2đ 1đ 6đ 2đ 1đ 9đ 1đ 4.3/ Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu GV: Oxit bazơ, oxit axit và Axit có những tính chất hóa học nào ? chúng có mối quan hệ về tính chất hóa học ra sao ? Hôm nay chúng ta đi vào vận dụng các tính chất hóa học đó. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Luyện giải bài tập về tính chất hóa học của oxit đồng thời rút ra kiến thức cần nhớ. - GV treo bảng phụ BT đồng thời giao phiếu học tập cho các nhóm. BT1: Có những oxit sau: SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy cho biết những oxit nào tác dụng được với: a) Nước. b) Axit clohiđric. c) Natri hiđroxit. 1. Viết các phương trình hóa học. 2. Làm một thí nghiệm chứng minh tính chất đó ? - HS thảo luận nhóm đồng thời cử 1 bạn đại diện nhóm lên viết phương trình minh họa cho tính chất đó. - Từ các PTHH GV yêu cầu HS rút ra kiến thức cần nhớ. - HS lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện. - GV: Đính bảng nội dung kiến thức. * Hoạt động 3: Luyện giải các bài tập về tính chất hóa học của axit đồng thời rút ra kiến thức cần nhớ. - GV treo bảng phụ BT đồng thời giao phiếu học tập cho các nhóm. BT2: Có những chất:, CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng sinh ra: a) Chất khí cháy được trong không khí ? b) Dung dịch có màu xanh lam ? c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và oxit. 1. Viết các phương trình hóa học. 2. Làm thí nghiệm chứng minh tính chất đó ? - HS thảo luận nhóm đồng thời nhóm 1, 2, 3 cử 1 bạn đại diện nhóm lên viết phương trình hóa học. Nhóm 4, 5, 6 biểu diễn thí nghiệm chứng minh tính chất đó. ? Qua bài toán trên em nhận thấy đó là nội dung kiến thức nào em đã học ? ( Tính chất hóa học của axit và phương pháp nhận biết axit sufuric ) - Từ các PTHH GV yêu cầu HS rút ra kiến thức cần nhớ. - HS lớp nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện. * Hoạt động 4: Viết phương trình chuyển đổi hóa học. - GV ghi chuỗi phản ứng. BT3: Hãy thực hiện những chuyển đổi hóa học sau bằng cách viết phương trình hóa học. a) S SO2 Na2SO3 b) H2SO4 Na2SO4 BaSO4   HS làm BT theo dãy bàn (Dãy bàn A câu a, dãy bàn B câu b) I. Tính chất hóa học của oxit 1. Bài toán 1: (BT 1SGK/21) a) Những oxit tác dụng với nước: SO2, Na2O, CaO, CO2 PTHH SO2 (k)+ H2O (l) H2SO3 (dd) Na2O (r) + H2O (l) 2NaOH (dd) CaO (r) + H2O (l) Ca(OH)2 (dd) CO2 (k) + H2O (l) H2CO3 (dd) b) Những oxit tác dụng với HCl: CuO, Na2O, CaO. PTHH CuO(r)+ 2HCl(dd) CuCl2 (dd)+ H2O(l) Na2O(r)+ 2HCl(dd) 2NaCl(dd)+H2O(l) CaO(r)+ 2HCl(dd) CaCl2 (dd) +H2O(l) c) Những oxit tác dụng với NaOH: CO2, SO2 SO2(k)+2NaOH(dd)Na2SO3 (dd)+H2O(l) CO2(k)+2NaOH(dd)Na2CO3(dd)+H2O(l) 2. Kiến thức + Axit + Bazơ (dd) Muối + nước Oxit bazơ Muối Oxit axit + nước nước + Bazơ (dd) Axit (dd) II. Tính chất hóa học 1. Bài toán 2: (BT1 SGK/19) a) Chất khí cháy trong không khí là khí H2 PTHH Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 b)Dung dịch có màu xanh lam: CuCl2, CuSO4 PTHH ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O ZnO + H2SO4 ZnSO4 + H2O 2. Kiến thức: Muối + Hiđro (2) (1) Màu đỏ Kimloại+ +Quì tím Axit Oxit bazơ + +Bazơ Muối+ nước ( 4) (3) Muối+ nước III. Thực hiện chuyển đổi hóa học bằng Phương trình hóa học * Bài toán 3: (BT 5 SGK/ 21) a) (1) S + O2 SO2 (2) SO2 + 2NaOH Na2SO3 + H2O b) (1) H2SO4 + 2NaOHNa2SO4 + 2H2O (2) Na2SO4+ BaCl2 BaSO4 + 2NaCl 4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố : HS nhắc lại kiến thức cần nhớ. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học : * Đối với bài học ở tiết học này: - Học kỹ tính chất hóa học của oxit, axit. - Làm các BT 2 5 SGK/ 21 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : - Chuẩn bị : Thực hành “Tính chất hóa học của oxit và axit” + Kẻ trước mẫu tường trình thí nghiệm như lớp 8. + Đọc trước các thí nghiệm và cách tiến hành. + Đem 1ít bột CaO, khăn lau/ 1 nhóm. - GV nhận xét tiết dạy. 5 . RÚT KINH NGHIỆM: - Nội dung :…………………………………………………………………………………………… - Phương pháp :……………………………………………………………………………………… - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học :…………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHoa 9 Tiet 8 Luyen tap.doc
Giáo án liên quan