Bài giảng Bài 50 glucozơ tiết 61 tuần 31

A. MỤC TIÊU:

 Kiến thức:

+ Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.

 Kỹ năng:

+ Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ.

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 50 glucozơ tiết 61 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 50 GLUCOZƠ + Tiết PPCT : 61 + Tuần : 31 + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ. ‚ Kỉ năng: + Viết được sơ đồ phản ứng tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Dụng cụ thí nghiệm + dd AgNO3 + dd NH3 + glucozơ. + Học sinh: Xem và chuẩn bị câu hỏi bài glucozơ. ‚ Phương pháp : Trực quan + Hỏi đáp + Diễn giảng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: cho HS viết CTPT, PTK. CTPT : C6H12O6 PTK : 180 I. Trạng thái tự nhiên: Glucozơ có nhiều trong quả chính, trong cơ thể người và động vật. GV: cho HS quan sát glucozơ. Cho biết một số đặc điểm của glucozơ? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. II. Tính chất vật lí: Glucozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. GV: Biểu diễn thí nghiệm dd C6H12O6 và dd AgNO3 / NH3 . HS: Quan sát hiện tượng + nhận xét. HS: Lên bản viết PTHH. GV: Liên hệ thực tế sản xuất rượu nho => đề cập đến phản ứng lên men rượu. HS: lên bảng viết PTHH. III. Tính chất hoá học: 1) Phản ứng oxi hoá glucozơ: C6H12O6 dd + Ag2O C6H12O7 + 2Ag r Axit gluconic Đây là phản ứng tráng gương và là phản ứng đặc trưng nhận biết glucozơ. 2) Phản ứng lên men rượu: C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 k Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Cho biết Glucozơ có những ứng dụng gì? HS: trả lời. IV. Glucozơ có những ứng dụng gì? - Glucozơ là chất dinh dưỡng của người và động vật. - Glucozơ dùng để tráng gương, pha chế huyết thanh, sản xuất vitamin C. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Cho biết những đặc điểm và tính chất vật lí của glucozơ? Cho biết những khả năng phản ứng của glucozơ? Viết PTHH minh hoạ. Cho biết những ứng dụng của glucozơ? ‚ Dặn dò: Ä Học bài và làm các bài tập 3, 4 trang 152 SGK. Ä Xem và chuẩn bị một số câu hỏi bài săc ca ro zơ. Ä Câu hỏi: 1) Trong tự nhiên săc ca ro zơ có ở đâu? 2) Cho biết những đặc điểm của săc ca ro zơ về thể, màu, vị, khả năng tan trong nước. 3) Cho biết khả năng phản ứng của glucozơ? 4) Cho biết những ứng dụng của glucozơ? E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 51 SAC CA RO ZƠ + Tiết PPCT : 62 + Tuần : 31 + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của saccarozơ. + Biết trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ. ‚ Kỉ năng: + Viết được PTHH của saccarozơ. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: Đường saccarozơ, dd AgNO3, dd NH3, dd H2SO4 + dụng cụ thí nghiệm. + Học sinh: Xem và chuẩn bị một số câu hỏi liên quan đến bài saccarozơ. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: cho HS viết CTPT. GV: Liên hệ thực tế mía, củ cải đường, nước thốt nốt, … GV: trong tự nhiên saccarozơ có ở đâu? HS: trả lời. CTPT : C12H22O11 I. Trạng thái thiên nhiên: Saccarozơ có nhiều trong mía, củ cải đường, thốt nốt, … GV: cho 1 ít saccarozơ vào ống nghiệm cho HS quan sát : saccarozơ có những đặc điểm như thế nào? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. II. Tính chất vật lí: Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. III. Tính chất hoá học: Khi đun nóng dd saccarozơ có axit làm xúc tác, saccarozơ bị thuỷ phân tạo ra glucozơ và Fuctozơ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ PTHH : C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 Glucozơ Fuctozơ Fuctozơ có cấu tạo khác glucozơ và ngọt hơn glucozơ. IV. Ứng dụng: Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm, là thức ăn cho người và là nguyên liệu pha chế thuốc. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Trong tự nhiên saccarozơ có ở đâu? Cho biết 1 số đặc điểm về tính chất vật lí của saccarozơ? Cho biết những ứng dụng của saccarozơ. ‚ Dặn dò: Ä Học bài. Ä Làm các bài tập 1, 2, 4 trang 155 SGK. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 52 TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ + Tiết PPCT : 63 + Tuần : 32 + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ. + Nắm được tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ. ‚ Kỉ năng: + Viết được PTHH phản ứng thuỷ phân của tinh bột, xenlulozơ và phản ứng tạo chất này trong cây xanh. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: - Tinh bột, bông nõn, iôt + dd thí nghiệm. - Aûnh, hoặc mẫu vật thiên nhiên chứa tinh bột và xenlulozơ. + Học sinh: Xem và chuẩn bị câu hỏi liên quan đến bài tinh bột, xenlulozơ. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ I. Trạng thái tự nhiên: - Tinh bột có nhiều trong các loại hạt, củ, quả như: lúa, ngô, sắn … - Xenlulozơ là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ, nứa … II. Tính chất vật lí: - Tinh bột là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, tan được trong nước nóng tạo ra dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. - Xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không tan trong nước ngay cả khi đun nóng. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ III. Đặc điểm cấu tạo phân tử: Tinh bột và xenlulozơ có PTK rất lớn. Do nhiều nhóm C6H10O5 liên kết với nhau. CT chung: ( – C6H10O5 – )n Tinh bột có n 1200 – 6000 Xenlulozơ có n 10 000 – 14 000 IV. Tính chất hoá học: 1) Phản ứng thuỷ phân : (– C6H10O5 –)n + nH2O nC6H12O6 Tinh bột glucozơ Ở nhiệt độ thường tinh bột và xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ enzim. 2) Tác dụng của tinh bột với iôt: Nhỏ vài giọt dd iôt vào hồ tinh bột sẽ thấy xuất hiện màu xanh. Đun nóng màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra. Dung dịch iôt dùng để nhận biết hồ tinh bột và ngược lại. V. Tinh bột và xenlulozơ có những ứng dụng gì? Tinh bột và xenlulozơ được tạo thành trtong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. 6nCO2 + 5nH2O (– C6H10O5 –)n + 6nO2 * Ứng dụng: - Tinh bột là lương thực quan trọng của con người, dùng để sản xuất đường glucozơ và rượu êtylic. - Xenlulozơ dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, sản xuất đồ gỗ, sản xuất vải sợi. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä Xem lại các bài CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H6O, C2H4O2, C6H12O6, (– C6H10O5 –)n , … để chuẩn bị ôn tập thi. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 53 P R O T E I N + Tiết PPCT : + Tuần : + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được Protein là chất cơ bản không thể thiếu trong cơ thể sống. + Nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. + Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là phản ứng thuỷ phân và sự đông tụ. ‚ Kỉ năng: + Vận dụng những kiến thức đã học về protein để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: - Tranh vẽ một số loại thực phẩm thông dụng. - Lòng trắng trứng, cồn 960, nước, lông gò, lông vịt. + Học sinh: Xem và chuẩn bị câu hỏi liên quan đến bài Protein. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: lấy một số vd trong thực tế => liên hệ đến trạng thái tự nhiên của protein. I. Trạng thái tự nhiên: Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: trứng, thịt, máu, sữa, tóc, sừng, rễ, thân, lá, quả, hạt … GV: Protein gồm những nguyên tố chủ yếu nào? HS: trả lời. II. Thành phần cấu tạo phân tử: 1) Thành phần nguyên tố: Thành phần nguyên tố chủ yếu của Protein là C, H, O, N và một lượng nhỏ S, P, kim loại, … 2) Cấu tạo phân tử: Protein được tạo ra bởi các amino axit, mỗi phân tử amino axit tạo thành một “mắc xích” trong phân tử protein. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Thông báo những khả năng phản ứng của protein. III. Tính chất hoá học: 1) Phản ứng thuỷ phân: Protein + H2O Hỗn hợp amino axit Sự thuỷ phân protein cũng xảy ra nhờ tác dụng của men ở nhiệt độ thường. 2) Sự phân huỷ bởi nhiệt: Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra chất bay hơi có mùi khét. Thí dụ: đốt tóc, sừng, lông gà, lông vịt, … 3) Sự đông tụ: Một số protein tan trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc thêm hoá chất dung dịch này xảy ra kết tủa protein. GV: Protein có những ứng dụng gì trong đời sống và trong công nghiệp? HS: trả lời. IV. Ứng dụng: - Protein dùng làm thức ăn. - ngoài ra còn dùng trong các ngành công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng, ngà). D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Cho biết thành và cấu tạo phân tử của protein ? Trình bày tính chất hoá học của protein? ‚ Dặn dò: Ä Về nhà học bài. Ä Chuẩn bị câu hỏi bài Polime. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 54 P O L I M E + Tiết PPCT : + Tuần : + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Nắm được định nghĩa, cấu tạo, các phân loại, tính chất chung của polime. + Nắm được các khái niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chue yếu của các loại thực vật liệu này trong thực tế. ‚ Kỉ năng: + Từ công thức cấu tạo của một số polime viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức của mônme và ngược lại. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Một số mẫu vật được chế tạo từ polime, hoặc ảnh, tranh các sản phẩm chế biến từ polime. ‚ Phương pháp : Trực quan + Hỏi đáp + Diễn giảng C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ HS: Viết công thức cấu tạo của tinh bột, PE … GV: Từ cấu tạo của tinh bột, PE giáo viên liên hệ đến khái niệm polime. HS: Ghi nội dung vào vở. GV: polime có mấy loại? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. GV: dựa vào hình vẽ SGK liên hệ đến cấu tạo polime. GV: Polime có những đặc điểm gì? HS: Trả lời + ghi nội dung vào vở. I. Khái niệm về polime: 1) polime là gì? - Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắc xích liên kết với nhau tạo nên. - Phân loại : Có 2 loại + Polime thiên nhiên: có sẳn trong thiên nhiên như tinh bột, xenlulozơ, protein, cao su, … + Polime tổng hợp: do con người tạo nên từ các chất đơn giản như: PE, PVC, tơ nilon, caosu bu na … 2) Polime có cấu tạo và tính chất như thế nào? Phân tử polime thiên nhiên hay tổng hợp đều cấu tạo bởi nhiều mắc xích liên kết với nhau. Các mắc xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh hay mạch không gian. - Các polime thường là chất rắn, không bay hơi. - Các polime thường không tan trong nước, một số tan được trong axêton, xăng, … Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: kể một số đồ dùng bằng chất dẻo. II. Ứng dụng của polime: 1) Chất dẻo là gì? Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo. Chất dẻo nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, … được dùng để sản xuất vỏ bút, chay nhựa, điện thoại, … 2) Tơ là gì? Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi. Tơ có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. 3) cao su là gì? Cao su là polime (thiên nhiên hay tổng hợp) có tính đàn hồi. - Có hai loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp. - Cao su không thấm nước, không thấm khí, chịu mài mòn, cách điện, … dùng để sản xuất lốp xe, vỏ bọc dây điện, áo mưa, áo lặn, … D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: Polime là gì? Có mấy loại polime? Cho biết cấu tạo và tính chất của polime? Chất dẻo là gì? Ứng dụng như thế nào? ‚ Dặn dò: Ä Học bài. Ä Chuẩn bị bản tường trình thí nghiệm. E. THÔNG TIN BỔ SUNG: Bài 56 ÔN TẬP CUỐI NĂM + Tiết PPCT : + Tuần : + Ngày soạn : A. MỤC TIÊU:  Kiến thức: + Học sinh thiết lập được mối quan hệ giữa các chất vô cơ : kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối được biểu diễn bởi sơ đồ trong bào học. + Củng cố lại những kiến thức đã học về các chất hữu cơ. + Hình thành mối quan hệ cơ bản giữa các chất. ‚ Kỉ năng: + Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:  Chuẩn bị: + Giáo viên: phấn màu, bảng phụ + Học sinh: Xem lại các bài CH4, C2H4, C2H2, C6H6, C2H6O, C2H4O2, C6H12O6, C12H22O11. ‚ Phương pháp : Hỏi đáp + Diễn giảng. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: Gọi từng HS lên bảng viết CTCT. HS: Lên bảng viết CTCT. GV: Cho HS nhắc lại phản ứng cháy của hidro cacbon, rượu C2H6O với O2. HS: lần lượt lên bảng viết PTHH. GV: cho HS nhắc lại phản ứng thế của CH4, C6H6. HS: Lên bảng viết PTHH. C, d, e thực hiện như trên. I. Kiến thức cần nhớ: 1) Công thức cấu tạo: mêtan, êtylen, axêtilen, benzen, rượu êtylic, axit axêtic. 2) Các phản ứng quan trọng: a) Phản ứng cháy của Hidro cacbon, rượu êtylic. b) Phản ứng thế của CH4, C6H6 với CO2 và Br2. c) Phản ứng cộng của C2H4, C2H2 với dd Br2, phản ứng trùng hợp của êtylen. d) Phản ứng của rượu êtylic, axit axêtic với Na. e) Phản ứng của C2H4O2 với kim loại, oxit bazơ, muối. g) Phản ứng thuỷ phân của chất béo, gluxit. GV: cho HS đọc đề bài 1. HS: 1 HS lên bảng làm. II. Bài tập: * Bài tập 1 trang 168. Ghi nội dung vào vở. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần nhớ GV: cho HS lên bảng làm bài 3. HS: lên bảng thực hiện theo hướng dẫn của GV. GV: cho HS đọc đề. HS: đứng tại chỗ trả lời chọn câu đúng. GV: Cho HS đọc đề. HS: 1 HS làm câu 5a 1 HS làm câu 5b. GV: cho HS đọc đề. HS: đọc đề thống kê số liệu. HS: Tiến hành giải từng bước theo hướng dẫn của giáo viên. * Bài tập 3 trang 168 HS ghi nội dung vào vở. * Bài tập 4 trang 168 HS ghi nội dung vào vở. * Bài tập 5 trang 168 HS ghi nội dung vào vở. * Bài tập 6 trang 168 HS ghi nội dung vào vở. D. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:  Củng cố: ‚ Dặn dò: Ä Về xem lại các bài đã dặn. Ä Xem lại các dạng bài tập ở mỗi bài và bài ôn tập để thi. E. THÔNG TIN BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docHoa 9_Tiet 61 den 70.doc
Giáo án liên quan