A. MỤC TIÊU:
- Hiểu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Lòng yêu thích môn học.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 6: đơn chất và hợp chất - Phân tử tiết 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 5
Tiết : 9 Ngày soạn: 14/9/2008
Bài 6: Đơn chất và hợp chất - Phân tử (T2)
A. Mục tiêu:
- Hiểu được phân tử là hạt đại diện cho chất gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát.
- Lòng yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị: Tranh vẽ các H1.9 đến 1.14.
HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
Phương pháp: Quan sát tìm tòi, đàm thoại.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động
của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Phân tử.
-GV: Yêu cầu HS quan sát H1.11,1.12 trả lời câu hỏi:
? Các hạt khí H2 và O2 gồm mấy nguyên tử cùng loại liên kết với nhau?
? Các hạt H2O gồm mấy nguyên tử H và O liên kết với nhau hợp thành?
- HS trả lời. GV nhận xét.
? Phân tử là gì?
- HS nhắc lại nguyên tử khối là gì?
? Phân tử khối là gì? Tính phân tử khối của H2O.
HS trả lời, nhận xét.
Hoạt động 2: Trạng thái của chất.
- HS đọc thông tin mục IV.
- GV lấy ví dụ về trạng thái của nước ở các điều kiện khác nhau và hỏi: Trạng thái của một chất phụ thuộc vào điều kiện nào? ở mỗi trạng thái các hạt có đặc điểm gì?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Củng cố:
- HS làm bài tập 1,2,5,6/26 SGK
III. Phân tử:
1. Đinh nghĩa:
Phân tử là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
2. Phân tử khối:
Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
VD: MH2O = 2MH + MO = 18
IV. Trạng thái của chất:
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những hạt là nguyên tử (đơn chất kim loại) hay phân tử.
- Tùy điều kiện, một chất có thể ở 3 trạng thái: rắn, lỏng , khí.
IV. Dặn dò:
- HS về nhà học bài và làm các bài tập còn lại vào vở bài tập.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 7.
V. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- T 9.doc