1.Kiến thức: Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện 1 số thí nghiệm cụ thể;
+ Sự khuếch tán của các phân tử 1 chất khí vào trong không khí.
+ sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước
2.Kỹ năng:
- Sử dụng một số dụng cụ, hóa chất tiến hành thành công các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích vá rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của 1 số phân tử chất lỏng và chất khí.
13 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 7. bài thực hành 2 tiết : 10 sự lan tỏa của các phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 05: Bài 7. BÀI THỰC HÀNH 2 NS:
Tiết : 10 Sự lan tỏa của các phân tử ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện 1 số thí nghiệm cụ thể;
+ Sự khuếch tán của các phân tử 1 chất khí vào trong không khí.
+ sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước
2.Kỹ năng:
- Sử dụng một số dụng cụ, hóa chất tiến hành thành công các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm, giải thích vá rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của 1 số phân tử chất lỏng và chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê bộ môn hoá học, tìm hiểu thực tế nhờ lý thuyết gắn liền với thực hành.
B.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
Dụng cụ: Cốc thủy tinh, giá ống nghiệm, giá thí nghiệm, nút cao su, đũa thủy tinh, ống nghiệm .....
Hóa chất: DD NH3 , Thuốc tím, giấy quỳ tím.
2.Học sinh: Đọc bài trước, mỗi tổ chuẩn bị 1 chậu nước, 1 ít bông, kẻ trước bản tường trình theo mẫu.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Nội dung
5’
15’
15’
9’
Hoạt động 1: Hướng dẫn các thao tác của từng thí nghiệm:
- Rót chất lỏng vào ống nghiệm.
- Thả mẫu giấy quỳ tím ướt vào đáy ống nghiệm.
- Tẩm dd NH3 vào bông và đặt vào ống nghiệm.
- Thả chất rắn vào chất lỏng và khuấy đều.
- Thả từ từ từng mẫu chất rắn vào chất lỏng.
Hoạt động 2: Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac NH3:
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
- Bỏ mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông tẩm dd NH3. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kali pemanganat (thuốc tím) trong nước:
GV hướng dẫn HS làm lần lượt từng thí nghiệm.
- Cho một ít tinh thể thuốc tím vào ly nước rồi khuấy đều, nhận xét độ hòa tan.
- Để ly nước lặng yên, rồi cho rơi từ từ từng mảnh thuốc tím vào ly nước, nhận xét sự hòa tan
Hoạt động 4: Củng cố:
GV nhấn mạnh lại sự lan tỏa của các chất như đã thí nghiệm ở trên.
- Thực hiện theo yêu cầu
HS tiến hành các thao tác thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac NH3:
- HS dùng đũa thủy tinh nhúng vào dd NH3 chấm vào giấy quỳ tím tẩm nước. HS đưa các bạn khác quan sát và đưa ra nhận xét.
Màu tím của giấy quỳ tẩm nước đã chuyển sang màu xanh.
- HS tiếp tục làm thao tác 2 là bỏ mẩu giấy quỳ tím tẩm nước vào đáy ống nghiệm. Lấy nút có dính bông tẩm dd NH3. Quan sát sự đổi màu của giấy quỳ tím và HS nhận xét tốc độ sự đổi màu
* KL: Khí Amoniac NH3 làm giấy quỳ tím tẩm nước chuyển sang màu xanh.
Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kalipemanganat (thuốc tím) trong nước:
- So sánh sự hòa tan của thuốc tím vào nước trong 2 trường hợp rồi đi đến kết luận về sự lan tỏa.
- Trong cốc 1 sau khi khuấy tan hết, toàn bộ dung dịch nhốm màu tím
- Trong cốc 2 những chổ rơi xuống tạo thành các vết màu tím, sau đó các vết màu tím sẽ lan dần ra xung quanh.
TT
Tên thí nghiệm
Tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
Yêu cầu HS rửa dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh phòng thí nghiệm
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 1’)
Ôn lại toàn bộ kiến thức từ đầu năm, chuẩn bị bài tập của : Bài luyện tập 1.
*******************************************************************************
Tuần: 06 Bài 8: BÀI LUYỆN TẬP I NS:
Tiết : 11 ND:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hệ thống hóa về các kiến thức cơ bản: Chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử.Chú ý: Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân biệt chất và vật thể, tách chất ra khỏi hỗn hợp, theo sơ đồ nguyên tử chỉ ra thành phần cấu tạo nguyên tử, thuộc ký hiệu hóa học và khối lượng nguyên tử của một số nguyên tố, tính được và tính nhanh khối lượng phân tử. Bước đầu rèn luyện khả năng giải một số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối.
3.Giáo dục tình cảm thái độ:
Tập luyện tính nhanh nhẹn hoạt bát trong tính toán, nhận thức một vấn đề.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm trang 29
2. Học sinh:
Đọc bài trước, ôn các khái niệm cơ bản của môn hóa học, chuẩn bị bài tập trang 30, 31.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
8’
30’
Hoạt động 1:Kiểm tra bài củ
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2,3 trong SGK trang 31.
Hoạt động 2:I.Kiến thức cần nhớ:
1.Sơ đồ về mối quan hệ giữa các chất:
GV vừa phát vấn ôn tập vừa hình thành sơ đồ trong sách giáo khoa lên bảng.
2.Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử.
- Phân biệt nguyên tử, phân tử giống và khác nhau như thế nào?
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi gợi ý như: Nguyên tử là gì? Có cấu tạo như thế nào? Khối lượng của hạt nào được coi là khối lượng nguyên tử? Nguyên tử khối được tính như thế nào? Khác với phân tử khối ra sao?Phân tử là gì? ....
Hoạt động 3: Bài tập:
GV gọi 3 HS lên bảng làm 3 bài tập 2,3,4 trong SGK.
Bài 1. Bài tập 8.5 tr 10/ SBT
Bài 2.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập thêm.
Bài 1. Bài tập 8.5 tr 10/ SBT
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau để giải bài tập.
?Phân tử khối của hợp chất bằng nguyên tử khối của O là bằng bao nhiêu? (=16đvC)
- X liên kết với 4 ng/tử H, vậy khối lượng ng/tử của X là bao nhiêu? (16 – 4 = 12)
- Tính phần trăm của nguyên tố X như thế nào?
Bài 2.
GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau để giải bài tập.
- Nguyên tử O chiếm 50% vậy nguyên tử nguyên tố Y chiếm bao nhiêu % ? ( 100% - 50% = 50% )
- 2 ng/tử O có khối lượng bằng bao nhiêu? ( = 32)
- Nguyên tố Y là nguyên tố gì? (S)
- Phân tử khối của hợp chất là bao nhiêu?
( 64 là Đồng)
Hai HS lên bảng làm 2 bài tập trong SGK.
I.Kiến thức cần nhớ:
1.Sơ đồ về mối quan hệ giữa các chất:
HS trả lời các câu hỏi của GV và hình thành sơ đồ mối quan hệ giữa các chất trong SGK vào vở.
2.Tổng kết về chất, nguyên tử, phân tử
HS thảo luận sự giống và khác nhau giữa nguyên tử và phân tử rồi đưa ra kết luận.
- Chất tạo ra vật thể.
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện, gồm hạt nhân có proton mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm, với số p bằng số e.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
II. Bài tập:
HS ở dưới lớp theo dõi 3 bạn lên bảng làm bài tập, chuẩn bị nhận xét các bài giải.
Bài 2b. Khác nhau về số p và số e, giống nhau về số e lớp ngoài cùng.
Bài 3. M = 2.31= 62
MX = = 23
X là nguyên tố Na.
* Bài tập thêm.
Bài 1.
Phân tử khối của hợp chất bằng nguyên tử khối của O = 16 đvC
MX = 16 – 4 = 12
%C = . 100% = 75%
Bài 2.
a.Khối lượng 2 ng/tử O = 2.16 = 32 đvC
% Y = % O = 50 %
nên MY = 32 đvC
Vậy Y là S ( Lưu huỳnh)
b. MHC = 64 đvC
Phân tử hợp chất nặng = phân tử Cu.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
Ôn lại toàn bộ kiến thức và các dạng bài tập đã làm .
Chú ý các dạng bài tập trắc nghiệm.
Đọc bài Công thức hóa học để tiết sau học. Ôn lại khái niệm đơn chất, hợp chất.
*******************************************************************************
Tuần: 06 Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC Ngày soạn:
Tiết : 12 Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết được:
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hóa học của đơn chất chỉ gồm một ký hiệu hóa học của 1 nguyên tố ( kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hóa học của hợp chất gồm kí hiệu hóa học của 2 hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết CTHH đơn chất và hợp chất.
- CTHH cho biết : Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử và phân tử khối của chất.
2.Kỹ năng:
- Quan sát CTHH cụ thể, rút ra được nhận xét về cách viết CTHH của đơn chất và hợp chất.
- Viết CTHH của 1 chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên 1 phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa CTHH 1 chất cụ thể,
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tính thống nhất của bộ môn hóa học trên toàn thế giới.
B.CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
Sơ đồ bảng gồm các cột sau: CTHH chất, Số nguyên tố, Tên nguyên tố, Số nguyên tử từng nguyên tố, Phân tử khối.
2. Học sinh:
Đọc bài trước, ôn các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
8’
7’
15’
8’
Hoạt động 1:Kiểm tra bài củ
- Đơn chất là gì? Hợp chất là gì? Lấy ví dụ cho từng loại.
- Nêu 5 CTHH của kim loại và 5 CTHH của phi kim. Gọi tên chúng.
Hoạt động 2: I.Công thức hóa học của đơn chất:
HS nhắc lại khái niệm:
- Đơn chất là gì ?
- Vậy công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn như thế nào?
GV hướng dẫn HS phân biệt công thức hóa học của đơn chất kim loại khác với công thức hóa học của đơn chất phi kim bằng câu hỏi: hạt hợp thành của đơn chất kim loại khác với hạt hợp thành của đơn chất phi kim như thế nào?
Hoạt động 3: II.Công thức hóa học của hợp chất:
Tương tự như ở trên GV hỏi HS nhắc lại khái niệm hợp chất là gì?
- Công thức hóa học của hợp chất được biểu diễn như thế nào?
Chú ý: Trong hợp chất tạo bởi 3, 4 nguyên tố : AxByCz hay AxByCzDt .... thường thì 2 nguyên tố có thể ghép lại thành một nhóm nguyên tử.
CaCO3 có nhóm nuyên tử là CO3
Hoạt động 4: III.Ý nghĩa của công thức hóa học:
GV đặt vấn đề: Mỗi ký hiệu hóa học chỉ một nguyên tử của nguyên tố, thế thì mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất có được không? Vì sao?
- Công thức hóa học cho ta biết điều gì?
GV lấy ví dụ và hướng dẫn HS tìm số nguyên tố , tên nguyên tố, số nguyên tử từng nguyên tố trong phân tử chất, tính khối lượng phân tử chất.
Hoạt động 5: Củng cố:
GV đưa bảng đã chuẩn bị ra cho HS điền vào các phần yêu cầu cho các chất sau: K2O , Na2CO3 , NH4NO3 , C2H6 , Br2 ......
Hai HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi của GV
I.Công thức hóa học của đơn chất:
Đơn chất là những chất do một nguyên tố hóa học tạo nên.
Công thức hóa học của đơn chất được biểu diễn bằng một nguyên tố hóa học.
Hạt hợp thành của đơn chất kim loại là những nguyên tử.
Hạt hợp thành của đơn chất phi kim là những phân tử, thường gồm 2 ng/tử cùng loại liên kết với nhau.
Công thức tổng quát: Ax
Trong đó:
A: ký hiệu hh của nguyên tố
x là chỉ số nguyên tử của nguyên tố.
VD: Đơn chất kim loại: Cu , Hg , Fe ...
Đơn chất phi kim: H2 , N2 , C , P , O2 ....
II.Công thức hóa học của hợp chất:
Hợp chất được tạo nên từ 2 ng/tố trở lên.
Công thức hóa học được biểu diễn gồm 2 ký hiệu hóa học trở lên.
GV cho HS đọc tên các hợp chất theo công thức và nhấn mạnh sau này phải đọc đúng tên hóa học của chất
Tổng quát: AxBy...
Trong đó: A , B là ký hiệu hoá học của các nguyên tố và x,y là chỉ số nguyên tử của từng nguyên tố A, B.
VD: CO2 , H2O , Al2O3
III.Ý nghĩa của công thức hóa học:
Được, mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất đó
HS trả lời các câu hỏi của GV đưa ra để tìm số nguyên tố , tên nguyên tố, số nguyên tử từng nguyên tố trong phân tử chất, tính khối lượng phân tử chất.
Công htức hóa học cho ta biết:
- Nguyên tố nào tạo ra chất.
- Số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử chất
- Tính được khối lượng phân tử chất.
VD: Cho biết ý nghĩa của các công thức chất sau đây: N2 , CaCO3 , H2SO4 ......
Với CaCO3
- Có 3 ng/tố hh là Canxi, Cacbon và Oxy tạo nên chất.
- Có 1ng/tử Ca, 1 ng/tử C, 3 ng/tử O tạo nên chất.
- MCaCO = 40 + 12 + 16.3 = 100
HS thảo luận 2’ sau đó 1 HS lên bảng điền vào những phần yêu cầu của bài tập.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
Làm các bài tập trong SGK.
Các bài tập 9.1 đến 9.5 trong SBT trang 11,12.
Đọc trước bài Hóa trị.
Tuần: 07 Bài 10: HÓA TRỊ Ngày soạn:
Tiết : 13 Ngày dạy
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS hiểu được:
- Hóa trị của nguyên tử hay nhóm nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác hay nhóm nguyên tử khác,
Quy ước: hóa trị của H là I , hóa trị của O là II. Hoá trị của mỗi nguyên tố trong hợp chất cụ thể được xác định theo hoá trị của H và O
Quy tắc hoá trị: trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy thì : a.x = b.y ( a,b là hoá trị tương ứng của 2 nguyên tố A và B). Quy tắc hoá trị đúng với khi cả A và B là nhóm nguyên tử.
2.Kỹ năng:
- Tính được hoá trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử theo CTHH cụ thể
- Lập được CTHH cảu hợp chất khi biết hoá trị của 2 nguyên tố hoá học hay nhóm nguyên tử hoặc nguyên tố tạo nên chất.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Lòng say mê bộ môn hóa học là một bộ môn khoa học tự nhiên có ứng dụng nhiều.
B.CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học: Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học.
2. Học sinh: Đọc bài trước.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
10’
13’
10’
5’
Hoạt động 1:Kiểm tra bài củ
- Cho biết ý nghĩa của công thức hóa học sau: Al2(SO4)3 , CuSO4.10H2O.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2,3 trong SGK.
Hoạt động 2:I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào ?
GV đặt vấn đề: Muốn so sánh phải chọn mốc so sánh, tức là chọn đơn vị so sánh.
Nguyên tử H có 1p, 1e nên chọn H làm đơn vị tức gán cho H có hóa trị I, rồi xem 1 nguyên
tử của nguyên tố khác có thể liên kết được với mấy nguyên tử H thì có hóa trị bấy nhiêu.
Cũng có thể dựa vào nguyên tử Oxi (gán oxi có hóa trị II) để xét hóa trị của nguyên tố khác.
Hoạt động 3: II. Quy tắc hóa trị:
Quy tắc:
AxBy a.x = b.y
x b b’
y = a = a’ và x = b’; y = a’
GV có thể cho HS ghi lại công thức chung của hợp chất 2 nguên tố lên bảng, rồi xác định tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố A so sánh với tích của hóa trị và chỉ số nguyên tố B cụ thể với các hợp chất H2O , Al2O3 , P2O5 ....
GV thông báo quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tử.
VD: Xét hợp chất Zn(OH)2
Hoạt động 4: 2.Vận dụng:
a. Tính hóa trị của một nguyên tố:
GV viết đề bài VD 1 lên bảng và hỏi HS
- Viết lại biểu thức quy tắc hóa trị cho hợp chất?
Tính a.
GV có thể đưa thêm một số hợp chất có ng tố là một nhóm nguyên tử như : H2SO4 , Cu(NO3)2 , Na3PO4 .....
Hoạt động 5: Củng cố:
Yêu cầu HS nhắc lại nội dung của bài là: Hóa trị là gì? Nội dung quy tắc hóa trị?
GV có thể đưa thêm như tính hóa trị của ng/tố Nitơ trong các hợp chấi: NO , N2O , NO2 , N2O3 , N2O5 .
Ba HS lên bảng giải 2 bài tập của GV đề ra.
I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
HS chú ý các hợp chất : HCl , H2O , NH3 , CH4 và phát biểu xem một nguyên tử nguyên tố khác liên kết với mấy nguyên tử H và kết luận đó chính là hóa trị của nguyên tố đó.
Cũng có thể xét các hợp chất sau: Na2O , CaO , CO2 để kết luận hóa trị của nguyên tố có thể dựa vào nguyên tử Oxi.
VD: Xét các công thức chất sau: HCl , H2O , NH3 ta thấy Cl, O, N lần lượt có hóa trị là I, II, III vì liên kết với 1, 2, 3 nguyên tử H
* Kết luận: Hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử, được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị
II. Quy tắc hóa trị
1 . Quy tắc:
HS thảo luận và thực hiện xác định tích x.a và y.b theo bảng gồm 3 cột : hợp chất, x.a , y.b
HS rút ra kết luận về tích của x.a và y.b
VD:
III II
Al2O3 III.2 = 3.II
IV II
CO2 IV.1 = II.2
Quy tắc:
AxBy a.x = b.y
Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
2. Vận dụng:
a.Tính hóa trị của một ng/tố:
VD: Xác định hóa trị của Fe trong hợp chất FeCl3 , biết Cl (I).
Giải:Áp dụng quy tắc hóa trị ta có :
a I
CT chung: FexCly
x.a = y.b
1.a = 3.I
a = III
Vậy hóa trị của Fe là III
HS trả lời những câu hỏi của GV và làm các bài tập thêm của GV.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
Làm các bài tập trong SGK bài 1, 2, 3, 4 trang 37, 38.
Đọc tiếp phần II. 2. a của bài Hóa trị
Tuần: 07 : Bài 10: HÓA TRỊ (tt) Ngày soạn:
Tiết : 14 Ngày dạy:
A.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Học sinh biết cách lập công thức hóa học của hợp chất ( dựa vào hóa trị của các nguyên tố hay nhóm nguyên tử)
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập công thức hóa học của chất và kỹ năng tính hóa trị của nguyên tố hay nhóm nguyên tử.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của công thức hóa học.
B.CHUẨN BỊ:
1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, gợi mở.
2. Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập chuẩn bị trước.
3. Học sinh: Đọc bài trước.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
7’
23’
13’
Hoạt động 1:Kiểm tra bài củ.
- Hóa trị là gì? Nêu quy tắc hóa trị, viết biểu thức của quy tắc.
- 2 HS lên bảng làm bài tập 2,4 trang 47.
Hoạt động 2: b. Lập công thức hhọc của hợp chất theo hóa trị:
GV chép đề bài 1 lên bảng.
- Công thức chung của hợp chất tạo bởi N(IV) và O(II) được viết như thế nào?
GV có thể hướng dẫn HS các bước lập công thức hóa học như sau:
. Viết công thức hợp chất dạng chung AxBy
. Viết biểu thức quy tắc hóa trị cho công thức hợp chất.
. Chuyển thành tỷ lệ
= =
. Viết công thức hóa học đúng cho hợp chất.
GV có thể cho HS thảo luận một thời gian rồi một HS đại diện lên bảng giải
GV yêu cầu HS làm đúng theo các bước đã nêu trên.
VD1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N(IV) và O(II).
GV chép đề bài VD2 lên bảng: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi Na(I) và nhóm SO4 (II).
Tương tự như ví dụ 1 GV gọi 1 HS lên bảng làm ví dụ 2.
GV chép đề bài VD 3 lên bảng: Lập công thức hợp chất có chứa K(I) và NO3(I). Tương tự như ví dụ 2 GV gọi 1HS lên bảng làm ví dụ 3. GV đặt vấn đề: Khi làm các bài tập hh chúng ta phải lập công thức hh rất nhanh và chính xác, vậy có cách nào lập nhanh công thức hh?
GV tổng hợp3 nội dung sau:
. Nếu a = b thì x = y = 1
. Nếu a # b và tỷ lệ a:b (tối giản) thì x = b ; y = a.
. Nếu a:b chưa tối giản thì giản ước để có a’ : b’ và lấy x = b’ ; y = a’
GV yêu cầu HS áp dụng để làm nhanh các ví dụ sau
GV gọi một học sinh lên bảng giải bài tập ví dụ số 3.
HS thảo suy nghĩ và thảo luận vấn đề của GV đề ra đưa ra ý kiến. GV tổng hợp có 3 nội dung .
(VD4)
Hoạt động 3: Củng cố:
Bài 1. Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai? Hãy sửa lại các công thức sai cho đúng.
a. K(SO4)2 b. CuO3
c. Na2O d. Ag2NO3
đ. Zn(OH)3 e. Ba2OH
Bài 2. Lập công thức các hợp chất sau đây:
Cu(II) và SO4(II)
Al(III) và SO4(II)
Ba HS lên bảng giải 2 bài tập của GV đề ra và trả lời câu hỏi của GV.
b.Lập công thức hhọc của hợp chất theo hóa trị:
HS đọc kỹ đề bài toán và nghe GV hướng dẫn các bước để lập công thức hóa học của hợp chất.
HS thảo luận một thời gian thống nhất cách giải bài toán lập công thức rồi đại diện một HS lên bảng giải.
HS xác định công thức chung của hợp chất, dựa vào quy tắc hóa trị đưa ra biểu thức tích của hóa trị và chỉ số nguyên tử của 2 nguyên tố.
HS khác chuyển tỷ lệ, chú ý khi lập tỷ lệ phải cẩn thận vì rất dễ lập tỷ lệ sai.
Và bước cuối cùng một HS khác lập công thức đúng cho hợp chất.
VD1: Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi N(IV) và O(II).
Giải:
IV II
CThức chung: NxOy
Theo qtht: IV.x = II.y
= =
x = 1 ; y = 2
CTHH là : NO2
VD2: Lập công thức hh của hợp chất tạo bởi Na (I) và SO4 (II).
Giải:
Công thức hóa học
I II
chung: Nax(SO4)y .
Theo qtht: I.x = II.y
= =
x = 2; y = 1
CTHH là : Na2SO4
VD3:
Công thức : KNO3.
VD4: Lập công thức hợp chất:
a.Na (I) và S (II0
b.Fe (III) và Cl(I)
c.Ca (II) và PO4 (III)
GV cho HS thảo luận và gọi HS lên bảng làm bài tập củng cố.
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
Làm các bài tập trong SGK bài 5, 6, 7, 8 trang 38.
Đọc bài đọc thêm trang 39
Tuần: 08 Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2 NS:
Tiết : 15 ND:
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS được ôn tập về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất, củng cố cách lập công thức hóa học, cách tính phân tử khối của các chất, bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố.
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tập tính nhanh nhẹn chính xác trong quá trình giải bài tập, lòng yêu thích bộ môn tự nhiên.
II.CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Phiếu bài tập chuẩn bị trước.
Chia lớp thành 4 nhóm
2.Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài trước, bảng con.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Oån định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: 7’
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản:
? Công thức chung của đơn chất và hợp chất? Hóa trị là gì? Quy tắc hóa trị? Lấy ví dụ cho từng câu trả lời.
3.Giảng bài mới: Tiết hôm nay bài luyện tập số 2
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
13’
20’
3’
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ:
GV nhấn mạnh lại các vấn đề về công thức đơn chất, hợp chất, yêu cầu HS học thuộc hóa trị, tính hóa trị của nguyên tố trong công thức hợp chất, lập công thức hợp chất khi biết hóa trị của nguyên tố.
Hoạt động 2: II. Bài tập:
GV cho HS chép đề bài tập 1 lên bảng:
GV để cho HS vài phút thảo luận rồi gọi 4 HS lên bảng giải cùng lúc.
HS ở dưới quan sát và nhận xét.
Sau đó theo sự phân công của giáo viên 4 học sinh lên bảng giải.
Nếu HS chưa rõ chỗ nào giáo viên có thể bổ sung thêm hoặc gọi HS khác bổ sung thêm phần làm sai của học sinh lên bảng.
VD 2: GV ghi đề bài tập số 2 lên bảng và gợi ý
- Xác định hóa trị của X?
- Xác định hóa trị của ?
- Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X, Y và so sánh với các đáp án đề bài cho.
- Xác định nguyên tử khối của X và Y theo công thức hợp chất đề bài cho.
Cho biết CT hóa học hợp chất của ng/tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: X2O, YH2. Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức cho dưới đây: XY2 , X2Y , XY , X2Y3 .
Xác định X, Y biết rằng: Hợp chất X2O có phân tử khối là 62 và hợp chất YH2 có phân tử khối là 34.
Hoạt động 3: Củng cố.
Có thể dùng một trong hai bài tập về nhà để củng cố cho HS.
I.Kiến thức cần nhớ:
HS trả lời câu hỏi của GV qua từng phần một.
. Công thức hóa học:
Đơn chất: Ax
Hợp chất: AxBy
Hóa trị: Quy tắc htrị
a b
AxBy a.x = b.y
II. Bài tập:
HS có thể thảo luận cách giải vài phút cho các bài tập trên thống nhất cách giải đúng cho mỗi bài tập.
VD1: Lập công thức hợp chất gồm:
a.Si (IV) và O (II)
b.P (III) và H (I)
c.Al (III) và Cl (I)
d.Ca (II) và OH (I)
Hãy tính phân tử khối các hợp chất trên.
Giải:
a.SiO2 = 28 +16.2 = 60
b.PH3 = 31 + 1.3 = 34
c.AlCl3=27+35,5.3 = 135,5 d.Ca(OH)2 = 40 + (16 + 1).2 = 74.
VD2:
HS thảo luận theo tổ các câu hỏi sau do GV gợi ý
Cho biết CT hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: X2O, YH2. Hãy chọn công thức đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức cho dưới đây: XY2 , X2Y , XY , X2Y3 .
Xác định X, Y biết rằng: Hợp chất X2O có phân tử khối là 62 và hợp chất YH2 có phân tử khối là 34.
Đáp án:
Công thức hợp chất là: X2Y
X là Na ; Y là S
D. HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC Ở NHÀ: ( 2’)
- Làm các bài tập trong SGK bài 1, 2, 3, 4 trang 41.
- Đọc bài đọc thêm trang 39.
- Bài tập thêm:
Bài 1. Một học sinh viết các công thức hóa học như sau: AlCl4 , Al(NO3) , Al2O3 , Al3(SO4)2 , Al(OH)2 . Em hãy cho biết công thức nào đúng, công thức nào sai? Hãy sửa các công thức sai cho đúng.
Bài 2. Viết tất cả các công thức của đơn chất và hợp chất mà em biết có phân tử khối hoặc nguyên tử khối là: 64 đ.v.C ; 80 đ.v.C ; 160 đ.v.C ; 142 đ.v.C
Cu, SO2 ; SO3 , CuO ; Br2 , CuSO4 ; Na2SO4, P2O5.
Tuần: 09 Chương II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC NS:
Tiết : 17 Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT ND:
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết được:
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong dod có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2.Kỹ năng:
- Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
3.Giáo dục tình cảm thái độ: Tinh thần say mê bộ môn khoa học hóa học.
II.CHUẨN BỊ:.
1/ Giáo viên: Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thủy tinh.
Hóa chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh, đường, nước, muối ăn.
2. Học sinh: Đun nước muối, Đốt cháy đường.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
Gi ảng b ài m ới:
* Mở bài:2’ - khi đun nước sôi có hiện tượng gì xãy ra?
- Sắt để lâu ngoài không khí xãy ra hiện tượng gì?
Tg
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
10’
20’
7’
Hoạt động 1: I. Hiện tượng vật lý:
GV: Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và đặt câu hỏi:
- Hình vẽ đó nói lên điều gì?
- Cách biến đổi từng giai đoạn cụ thể:
VD:
File đính kèm:
- 10-18 - Copy.DOC