1.1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết được những tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit ); tính chất hóa học riêng của bazơ tan ( kiềm ) ( tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối ) ; tính chất riêng của baz ơ không tan trong nước ( bị nhiệt phân hủy ).
- Viết được phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
1.2. Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 7 tiết 11 Tính chất hóa học của bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
Bài 7 - Tiết 11
Tuần dạy 07
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức: Giúp HS
- Biết được những tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit ); tính chất hóa học riêng của bazơ tan ( kiềm ) ( tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối ) ; tính chất riêng của baz ơ không tan trong nước ( bị nhiệt phân hủy ).
- Viết được phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
1.2. Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận về tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
- Viết các PTHH minh họa cho tính chất hóa học của bazơ.
1.3. Thái độ: Hình thành cho HS ý thức tiết kiệm và cẩn thận khi thực hiện thí nghiệm hóa học.
2. TRỌNG TÂM:
- Tính chất hóa học chung của bazơ ( tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit ); tính chất hóa học riêng của bazơ tan ( kiềm ) ( tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối ) ; tính chất riêng của baz ơ không tan trong nước ( bị nhiệt phân hủy ).
- Viết được phương trình hóa học tương ứng với mỗi tính chất.
3 . CHUẨN BỊ :
3.1. Giáo viên : Dụng cụ và hóa chất
- Dụng cụ: Ống nghiệm, kẹp gỗ, giá ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đủa thủy tinh.
- Hoá chất: dd HCl, dd H2SO4 loãng, dd CuSO4, NaOH, Ca(OH)2, phenolphtalein …
3.2. Học sinh : Đọc trước các thí nghiệm SGK /24
4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
4.1. Ổn địnhtổ chức và kiểm diện :
4.2. Kiểm tra miệng : nhận định bài kiểm tra viết.
4. 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu
Như chúng ta đã biết có loại bazơ tan được trong nước như NaOH, Ba(OH)2, KOH, . . . Có loại bazơ không tan được trong nước như Al(OH)3, Cu(OH)2, . . . Những loại bazơ này có những tính chất hóa học nào ?Chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ Tính chất hóa học của bazơ ”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Tính chất hóa học của bazơ
- GV: Bazơ có những tính chất hóa học nào ?
- GV Hướng dẫn TN 1, 2 SGK /24
+ Nhỏ 1 giọt dd NaOH lên giấy quì tím. Quan sát, nhận xét
+ Nhỏ 1 – 2 giọt phenolphtalein vào ống nghiệm có sẵn dd NaOH. Quan sát, nhận xét.
- HS các nhóm nhận dụng cụ và làm TN theo nhóm:
- HS: Đại diện nhóm báo cáo:
Dung dịch bazơ làm quì tím xanh, phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
- HS các nhóm nhận xét, bổ sung hoặc thống nhất
- GV kết luận.
ª GV nhấn manh: Dựa vào tính chất này ta có thể phân biệt dược dung dịch bazơ với dung dịch của loại hợp chất khác.
- GV yêu cầu HS làm bài tập
BT 1: Có 3 mất nhãn đựng riêng các dung dịch không màu như: H2SO4, Ba(OH)2, HCl. Trình bày cách phân biệt các lọ dung dịch trên
- HS hoạt động nhóm giải bài tập
- HS: Đại diện nhóm báo cáo:
+ Đánh số thứ tự các lọ hóa chất và lấy mỗi thứ 1 ít cho vào 3 ống nghiệm để làm mẫu thử.
+ Nhúng quì tím vào mỗi mẫu thử: Quì tím
màu xanh là dung dịch Ba(OH)2
+ Nhỏ Ba(OH)2 vào 2 ống nghiệm còn lại. Nếu thấy có kết tủa trắng là dung dịch H2SO4. Nếu không có kết tủa là dung dịch HCl
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O
- GV gợi ý HS: ? Tính chất này các em đã được làm quen chưa ?
- HS: Ở bài axit
- HS: Nêu tính chất
- GV yêu cầu HS chọn tính chất viết phương trình minh họa.
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất này ở bài axit.
- GV yêu cầu hs viết PTHH thể hiện cho tính chất tác dụng với oxitaxit.
ª GV nhấn manh: Bazơ tan và không tan đều tác dụng với aixt tạo thành muối và nước.
? Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì ? ( Phản ứng trung hòa )
HS chọn chất và viết phương trình phản ứng.
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Tạo ra dung dịch Cu(OH)2 bằng cách cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH.
+ Đun ống nghiệm có chứa Cu(OH)2 trên ngọn đèn cồn. Quan sát, nhận xét hiện tượng màu của chất trước và sau khi đun
1 HS lên biểu diễn thí nghiệm
HS: quan sát nêu hiện tượng: Chất ban đầu có màu xanh lam. Sau khi đun dung dịch có màu đen và có hơi nước tạo thành.
HS: nhận xét bổ sung hoặc thống nhất ý bạn
HS rút ra kết luận: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
HS viết phương trình phản ứng
Cu(OH)2 CuO +H2O
- GV giới thiệu: tính chất của bazơ với dung dịch muối và rèn luyện kỹ năng viết PTHH.
HS viết phương trình
CuSO4 + NaOH
FeCl3 + NaOH
HS nêu kết luận
- GV chốt kiến thức toàn bài.
1. Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu.
Các dung dịch bazơ (kiềm) làm đổi màu chất chỉ thị.
- Quì tím chuyển rthành xanh.
- Dung dịch phenophtalein không màu chuyển thành đỏ.
2. Tác dụng của dung dịch bazơ với oxiaxit.
Dung dịch bazơ (kiềm) tác dụng với oxitaxit tạo thành muối và nước.
PTHH
Ca(OH)2 + SO2 CaSO3 + H2O
(dd) (k) (r) (l)
6KOH + P2O5 2K3PO4 + 3H2O
(dd) (r) (dd) (l)
3. Tác dụng của bazơ với axit.
Bazơ tan và không tan đều tác dụng được với axit tạo thành muối và nước.
PTHH
Fe(OH)3 + 3HCl FeCl3 + 3H2O
(r) (dd) (dd) (l)
Ba(OH)2 + 2HNO3 Ba(NO3)2 + 2H2O
(r) (dd) (dd) (l)
4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy.
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
PTPƯ
Cu(OH)2 CuO +H2O
(r) (r) (l)
PTPƯ
CuSO4 + NaOH Cu(OH)2+ Na2SO4
(dd) (dd) (r)( xanh lơ ) (dd)
FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3+ 3NaCl
(dd) (dd) (r)( nâu đỏ ) (dd)
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch bazơ sinh ra muối mới và bazơ mới
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- So sánh tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan.
- HS làm BT trên phiếu
BT 2: Cho các chất theo bảng:
Công thức
Tên goi
Phân loại
Cu(OH)2
Đồng (II) hiđroxit
Bazơ không tan
MgO
Magie oxit
Oxit bazơ
Ba(OH)2
Bari hiđroxit
Bazơ tan (kiềm)
Gọi tên và phân loại các chất theo bảng
Trong các chất trên, chất nào tác dụng được với:
- Dung dịch H2SO4 loãng.
- Khí CO2
- Chất nào bị nhiệt phân hủy ?
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- HS : Làm BT 5/sgk 25 ( nếu có thời gian )
4.5. Hướng dẫn hs tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học kĩ tính chất hóa học (So sánh tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan) luyện viết phương trình hóa học. Làm BT 1, 2, 3, 4, 5 SGK/25.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Chuẩn bị “ Một số bazơ quan trọng ”
- GV nhận xét tiềt dạy.
5. RÚT KINH NGHIỆM
- Nội dung:………………………………………………………………………………………………..
- Phương pháp:……………………………………………………………………………………………
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:……………………………………………………………………....
File đính kèm:
- Hoa 9 Tiet 11 Tinh chat hoa hoc cua bazo.doc