I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này Hs:
Củng cố về tính chất hóa học chung của muối
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học.
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 9: tính chất hóa học của muối (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04 /10 / 2013 Ngày dạy: /10/2013
Tuần: 08 Tiết PPCT : *
Bài 9: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI (Tiếp theo)
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này Hs:
Củng cố về tính chất hóa học chung của muối
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học.
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn.
II . Chuẩn bị
GV : bảng phụ
HS : ôn lại bài tính chất hóa học của muối
III. Phương pháp
Thảo luận nhóm, đàm thoại, giải quyết vấn đề
IV. Tiến trình bài dạy
1 .Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
3 . Bài mới
Hoạt động 1: I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC VỀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
( 20 phút)
Gv hỏi:
+ Nêu tính chất hóa học của muối? Viết PTPƯ minh họa?
Hs nêu được.
+ Định nghĩa phản ứng trao đổi? Điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được?
Gv nhận xét và cho điểm.
* Tính chất hóa học của muối và viết PTPƯ:
1. Muối tác dụng với kim loại
+ PTPƯ:Cu(r ) + 2 AgNO3(dd) Ò Cu(NO3)2 + 2 Ag(r )
Kết luận:
Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.
2.Muối tác dụng với axit
+ PTPƯ: BaCl2(dd )+H2SO4(dd)ÒBaSO4(r )+ 2 HCl(dd )
Kết luận:
Dung dịch muối có thể tác dụng với axit tạo thành muối mới và axit mới.
3.Muối tác dụng với muối
+ PTPƯ:AgNO3(dd )+NaCl(dd) Ò AgCl(r) +NaNO3(dd )
Kết luận:
Dung dịch muối có thể tác dụng với muối tạo thành hai muối mới.
4.Muối tác dụng với bazơ
+ PTPƯ:
CuSO4(dd ) + NaOH(dd) Ò Cu(OH)2(r ) + NaSO4(dd )
Kết luận:
Dung dịch muối tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.
5.Phản ứng phân huỷ của muối
Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3, KmnO4, CaCO3, ……
PTPƯ: CaCO3 CaO( r) + CO2( k)
* Phản ưng trao đổi
Phản ứng trao đổi là PƯHH, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
* Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi
Phản ứng trao đổi giữa các dd các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất dễ bay hơi hoặc chất không tan
Hoạt động 2: II. BÀI TẬP
( 20 phút)
Gv lần lượt cho Hs làm bài tập SGK tr. 33.
BT1 SGK tr.33
(Áp dụng tính chất hóa học của muối)
BT2 SGK tr.33
(Áp dụng tính chất hóa học của muối)
BT3 SGK tr.33
(Áp dụng tính chất hóa học của muối)
BT5 SGK tr.33
(Áp dụng tính chất hóa học của muối)
Gv nhận xét và cho điểm
BT1:
a) Tạo chất khí: lấu muối sunfit hoặc muối cacbonat tác dụng với dd HCl hoặc H2SO4(l)
PTPƯ: Na2SO3 + H2SO4(l) Ò Na2SO4 + H2 + SO3
b) Tạo chất kết tủa: Lấy muối bari tác dụng với H2SO4 hoặc muối cacbonat
PTPƯ: BaCl2 + H2SO4 Ò BaSO4 + 2 HCl
BT2
+ Dùng dd NaCl để nhận biết dd AgNO3 xuất hiện kết tủa trắng.
+ Dùng dd NaOH để nhận biết CuSO4 tạo chất rắn màu xanh
+ Dung dịch còn lại là dd NaCl.
BT3:
a)Tác dụng với dd NaOH tất cả các muối
b)Tác dụng với dd HCl không có muối nào
c)Tác dụng với dd AgNO3 chỉ có muối CuCl2
BT5: Đáp án : C
4. Cũng cố ( 2 phút)
Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học
5 . Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà xem lại bài
Đọc trước bài 10
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04 /10/ 2013 Ngày dạy: /10/2013
Tuần: 08 Tiết PPCT : 15
Bài 10: MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG
I . Mục tiêu
1 . Kiến thức
Học xong bài này HS biết:
-Tính chất vật lý, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như: NaCl
- Ứng dụng quan trọng của NaCl
-Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối NaCl
2 . Kỹ năng
Rèn kỹ năng viết PTPƯ và làm bài tập hóa học.
3 . Thái độ
Giáo dục ý thức học tập.
II . Chuẩn bị
GV : bảng phụ
HS : đọc trước bài
III. Phương pháp
Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài dạy
1 .Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (15 phút )
Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Nêu tính chất hóa học của muối? Viết PTHH minh họa cho từng tính chất? ( 5.0 điểm )
Câu 2: Có ba ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch chất sau đây : H2SO4, Na2SO4, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi dung dịch, viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích. ( 5.0 điểm )
Đáp án
Câu 1:
a. Muối tác dụng với kim loại
+ PTPƯ:Cu(r ) + 2 AgNO3(dd) Ò Cu(NO3)2 + 2 Ag(r )
b.Muối tác dụng với axit
+ PTPƯ: BaCl2(dd )+H2SO4(dd)ÒBaSO4(r )+ 2 HCl(dd )
c.Muối tác dụng với muối
+ PTPƯ:AgNO3(dd )+NaCl(dd) Ò AgCl(r) +NaNO3(dd )
d.Muối tác dụng với bazơ
+ PTPƯ:
CuSO4(dd ) + NaOH(dd) Ò Cu(OH)2(r ) + NaSO4(dd )
e.Phản ứng phân huỷ của muối
Nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3, KmnO4, CaCO3, ……
PTPƯ: CaCO3 CaO( r) + CO2( k)
Câu 2:
- Đánh dấu các ống nghiệm, rồi mỗi ống nghiệm lấy ra một ít dung dịch để thử.
- Lần lượt thử từng dung dịch bằng giấy quỳ tím, nhận ra dung dịch H2SO4 do quỳ tím đổi màu sang đỏ.
- Còn lại dung dịch Na2SO4 và NaCl. Nhỏ vài giọt dung dịch Ba(NO3)2 vào mỗi dung dịch, nếu thấy kết tủa trắng thì nhận ra dung dịch Na2SO4 do phản ứng :
Na2SO4 + Ba(NO3)2 BaSO4 $ + 2NaNO3
- Dung dịch còn lại (không tham gia phản ứng) là dung dịch NaCl.
3 .Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. MUỐI NATRI CLORUA (NaCl)
Hoạt động 1: 1.Trạng thái tự nhiên
( 7 phút)
Gv cho Hs đọc thông tin Ò hỏi:
+ Trong tự nhiên các em thấy muối NaCl ở đâu?
Hs: Trong nước biển, trong lòng đất
Gv nhận xét.
Gv thông báo: Trong 1m3 nước biển có thể hòa tan chừng 27 kg muối NaCl, 5 kg MgCl2, 1 kg CaSO4 và các muối khác.
1.Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên muối ăn có trong nước biển, trong lòng đất ( muối mỏ).
Hoạt động 2: 2. Cách khai thác
( 10 phút)
Gv cho Hs đọc thông tin, quan sát hình 1.23 Ò hỏi:
+ Trình bày cách khai thác NaCl từ nước biển?
Hs: Cách khai thác NaCl từ nước biển
+ Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong lòng đất người ta làm như thế nào?
Hs: Khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong lòng đất
Gv nhận xét
- Cho nước mặn bay hơi thì thu được muối kết tinh
- Đào hầm hoặc giếng để khai thác muối mỏ.
Hoạt động 3: 3. Ứng dụng
( 8 phút)
Gv cho Hs quan sát sơ đồ SGK tr. 35 Ò hỏi:
+ Nêu ứng dụng của NaCl?
Hs: Nêu ứng dụng của NaCl
GV nhận xét
+ Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
+ Dùng để sản xuất : Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3, NaHCO3, …
4. Cũng cố (2 phút)
Gv cho Hs tóm tắt lại nội dung bài học
Gv cho Hs đọc ghi nhớ, mục em có biết
5 . Hướng dẫn về nhà (2 phút)
Về nhà học bài
Làm bài tập: 1, 2, 3, 4, 5 SGK tr.36
V. Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Giao an Hoa 9 Tuan 8.doc