Bài giảng Bài III: bài thực hành 1. tính chất nóng chảy của chất. tách chất từ hỗn hợp

Kiến thức:

- Biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.

- Biết cách thao tác một số thí nghiệm đơn giản như: lấy hóa chất vào ống nghiệm, lắc hóa chất trong ống nghiệm, đun hóa chất.

- Biết một số quy tắc an toàn trong phòng nghiệm và khi làm thí nghiệm.

2. Kỹ năng:

- Biết đo nhiệt độ nóng chảy của các chất

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài III: bài thực hành 1. tính chất nóng chảy của chất. tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/07. Ngày dạy: Tiết : 4. Bài 3: bài Thực hành 1. tính chất nóng chảy của chất. tách chất từ hỗn hợp I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. - Biết cách thao tác một số thí nghiệm đơn giản như: lấy hóa chất vào ống nghiệm, lắc hóa chất trong ống nghiệm, đun hóa chất... - Biết một số quy tắc an toàn trong phòng nghiệm và khi làm thí nghiệm. 2. Kỹ năng: - Biết đo nhiệt độ nóng chảy của các chất. - Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp. 3. Thái độ: cẩn thận nghiêm túc khi làm thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1. Hóa chất: Farafin, lưu huỳnh, muối ăn, nước. 2. Dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, phễu, đũa thủy tinh. III. Các hoạt động dạy và học. 1. ổn định lớp: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (5') ? nhắc lại các kiến thức đã học. 3. Bài mới: (35') Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: (5') - GV. kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Chia nhóm. - Hướng dẫn một số quy tắc an toàn và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm. - Thông tin các hoạt động trong một bài thí nghiệm gồm: + Chuẩn bị dụng cụ. + Lấy hóa chất. + Tiến hành thí nghiệm. + Quan sát và báo cáo kết quả. + Thu dọn vệ sinh dụng cụ, lớp học. GV giới thiệu một số dụng cụ và cách sử dụng - ổn định nhóm. - Lĩnh hội kiến thức. * Một số lưu ý học sinh cần nhớ khi làm thí nghiệm hóa học. - Không dùng tay trực tiếp cầm hóa chất. - Không đổ hóa chất này vào hóa chất khác khi không có chỉ dẫn. - Không đổ hóa chất dùng thừa trở lại lọ, bình chứa ban đầu. - Không dùng hóa chất khi không biết rõ đó là hóa chất gì. - Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp vào hóa chất. Hoạt động 2:( 10') Thí nghiệm kiểm tra sự nóng chảy của Farafin và lưu huỳnh. GV. y/c hs nghiêm cứu TN. ? TN y/c những loại hóa chất và dụng cụ gì. GV. y/c hs tiến hành lấy hóa chất và tiến hành làm thí nghiệm. GV. y/c từng nhóm báo cáo kết quả TN 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của Parafin và lưu huỳnh. HS. trả lời ( nêu tên các loại hóa chất và dụng cụ để tiến hành TN. - Hóa chất cần: Parfin vụn, bột lưu huỳnh. - Dụng cụ: đèn cồn, cốc nước, ống nghiệm, nhiệt kế. HS. tiến hành TN- quan sát - nhận xét - kết luận. HS. các nhóm báo cáo, so sánh kết quả. Hoạt động 3: (10') Thí nghiệm tách riêng các chất khỏi hỗn hợp. GV. hs nghiên cuwuws TN sgk/13. ? Thí nghiệm cần những hóa chất và dụng cụ gì. GV. cho các nhóm tiến hành thí nghiệm. Hoạt đông 4: (15') GV cho các nhóm báo cáo và viết tường trình. Yêu cầu: - So sánh nhiệt độ nóng chảy của Parafin với lưu huỳnh. chất nào không nóng chảy khi nước sôi tại sao? - Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc, Chất trong ống nghiệm ? 2. Thí nghiệm 2. Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. HS. n/c TN. HS. hóa chất hỗn hợp muối ăn và cát, nước. Dụng cụ đèn cồn, giấy lọc, bát sứ, kiềng. HS. tiến hành thí nghiệm - quan sát - ghi lại kết quả - báo cáo. 3. Viết bài thu hoạch. HS viết bài thu hoạch theo nhóm Hoạt động 5: (5') GV. nhận xét buổi thực hành. Thu bài viết hướng dẫn hs thu dọn vệ sinh. Nhắc hs chuẩn bị trước bài 4 Nguyên tử. - Nộp bài. - Thu dọn vệ sinh lớp học. - Cất dụng cụ thí nghiệm.

File đính kèm:

  • doctiet 4.doc