Bài giảng Bài kiểm tra học kì 1 tuần 18
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1.Kiến thức
a.Chủ đề 1: Chất – Nguyên tử - Phân tử.
b.Chủ đề 2: Phản ứng hóa học.
c.Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài kiểm tra học kì 1 tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Ngày ra đề : 25/12/2012
Tiết 36 Ngày kiểm tra: 31/12/2012
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
1.Kiến thức
a.Chủ đề 1: Chất – Nguyên tử - Phân tử.
b.Chủ đề 2: Phản ứng hóa học.
c.Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học
2.Kĩ năng
a. Giải các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
b. Lập PTHH và tìm CTHH
c. Tính khối lượng chất phản ứng hoặc sản phẩm dựa vào ĐL BTKL.
d. Tính tỉ khối của chất khí.
e. Xác định thành phần phần trăm của các nguyên tố trong hợp chất.
3.Thái độ
a. Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
b. Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong khoa học.
c. Đánh giá sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
d. Điều chỉnh phương pháp dạy và học, để nâng cao chất lượng bộ môn.
II HÌNH THỨC RA ĐỀ
Kết hợp cả hình thức TNKQ ( 30%) và TNTL ( 70%).
III MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
1.Ma trận
Nội dung kiến thức
Mức độ nhân biết
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng ở mức độ cao hơn
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề 1
Chất - nguyên tử - phân tử
- Nhận biết được chất nào là đơn chất, là hợp chất.
- Biết được công thức hóa học của đơn chất, hợp chất.
- Xác định hóa trị của nguyên tố.
- Tính phân tử khối của hợp chất.
- Lập công thức hóa học của hợp chất
Số câu hỏi
4 câu (1,2,4,8)
1 câu
(5)
1 câu
(6)
1 câu
(13)
7 câu
Số điểm
1,0đ
0,25đ
0,25đ
1,5 đ
3,0đ (30%)
Chủ đề 2
Phản ứng hóa học
- Nhận biết được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
- Biết được chất phản ứng và chất sản phẩm.
- Xác định được tỉ lệ của các chất trong phản ứng.
- Lập phương trình hóa học và nêu ý nghĩa của phương trình hóa học.
- Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính khối lượng chất sản phẩm.
Số câu hỏi
3câu
(3,7,9)
1 câu
(10)
1 câu
(14)
1 câu
(11)
6 câu
Số điểm
0,75đ
0,25đ
2,0đ
0,25đ
3,25đ
(32,5%)
Chủ đề 3
Mol – Tính toán hóa học
- So sánh khí O2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?
- Tính số mol, thể tích, khối lượng .
- Xác định công thức hóa học của hợp chất dựa vào thành phần phần trăm các nguyên tố.
- Tính số mol, thể tích, khối lượng .
Số câu hỏi
1 câu
(12)
2 câu
3 câu
Số điểm
0,25đ
3,5đ
3,75đ
(3,75%)
Tổng số câu
7 câu
3 câu
1 câu
2câu
3 câu
16câu
Tổng số điểm
1,75đ
0,75đ
2,0 đ
0,5đ
5,0 đ
10đ
Tỉ lệ
17,5%
7,5%
20%
5%
50%
100%
2 Đề kiểm tra
ĐỀ 1
A. TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dãy chất gồm các hợp chất là:
A. O3, NO2, KOH, P. B. CuO, H2, CO2, KOH, P.
C. NO2, KOH, CuO, CO2 D. KOH, P, CuO, H2.
Câu 2: Chất được tạo nên từ 1 Cu; 1 S ; 4 O được gọi là:
A. Nguyên tử B. Nguyên tố hóa học C. Hợp chất D. Đơn chất
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học :
A. Hòa tan thuốc tím vào nước sẽ tạo thành dung dịch thuốc tím.
B. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn.
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
D. Sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ.
Câu 4. Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 1H, 1N, 3O) là:
A. HNO3 B. H3NO C. H2NO3 D. HN3O
Câu 5. Biết hóa trị của Clo(Cl) là I. Vậy hóa trị của Al trong hợp chất AlCl3 là:
A. I B. III C. II D. IV
Câu 6. Phân tử khối của đồng (II) sunfat CuSO4 là :
A. 140 đ.v.C B. 150 đ.v.C C. 160 đ.v.C D. 170 đ.v.C
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý :
A. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc.
B. Đường tan vào nước được nước đường.
C. Đá vôi bị nhiệt phân hủy thành vôi sống và khí cacbonic.
D. Đường khí cháy tạo thành than và hơi nước.
Câu 8: Công thức hóa học của khí hiđro là:
A. H2 B. h C. H D. h2
Câu 9: Cho phản ứng hóa học sau: Sắt + Lưu huỳnh Sắt(II)sunfua.
Em hãy cho biết trong phản ứng trên, những chất tham gia phản ứng là :
A. Sắt, lưu huỳnh B. Sắt, Sắt(II)sunfua
C. Lưu huỳnh, sắt(II)sunfua D. Sắt, lưu huỳnh và sắt(II)sunfua
Câu 10: Cho phương trình hóa học sau: 4Na + O2 2Na2O
Tỉ lệ của cặp chất Na và O2 là:
A. 4 : 1 B. 2 : 1 C. 2 : 2 D. 1 : 1
Câu 11: Cho phản ứng sau: Canxi cacbonat Canxi oxit + Cacbon đioxit.
Khi nung a kg canxi cacbonat thu được 140kg canxioxit và 110kg cacbon đioxit. Tính a.
A. 220kg B. 230kg C. 240kg D. 250kg.
Câu 12: Khí oxi nặng hơn khí hiđro :
A. 14 lần B. 16 lần C. 15 lần D. 17 lần
II. TỰ LUẬN:
Câu 13 (1,5đ): Lập công thức hóa học và nêu ý nghĩa của hợp chất tạo bởi: Ca(II) với nhóm NO3 (I).
Câu 14(2đ): Hãy lập các phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất từng phản ứng.
a. Al + O2 Al2O3
b. K2SO4 + BaCl2 BaSO4 + KCl
Câu 15(1,5đ)
a. Tính số mol của : 9g H2O.
b. Tính thể khí (đktc) của : 1,5 mol N2.
c. Tính khối lượng của : 0,1 mol Zn.
Câu 16(2đ): Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong các hợp chất CaCO3.
(Biết Ca = 40, Cu = 64, S = 32, C= 12, O =16, H = 1, N = 14, Zn = 65)
ĐỀ 2
A. TRẮC NGHIỆM ( 3đ) Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C, D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dãy chất gồm các đơn chất là:
A. N2, O2, CaCO3, SO2 B. HCl, N2, O2, NH3, H2O
C. NH3, H2O, NaCl, Zn D. N2, O2, Cl2, Zn
Câu 2: Chất được tạo nên từ 1 Ca; 1 S ; 3 O được gọi là:
A. Nguyên tử B. Nguyên tố hóa học C. Hợp chất D. Đơn chất
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học :
A. Hòa tan thuốc tím vào nước sẽ tạo thành dung dịch thuốc tím.
B. Làm bay hơi dung dịch muối ăn sẽ tạo thành tinh thể muối ăn.
C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
D. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu.
Câu 4: Công thức hóa học của axit nitric( biết trong phân tử có 3H, 1P, 4O) là:
A. HPO3 B. H3PO4 C. H2PO3 D. HP3O
Câu 5: Biết hóa trị của Oxi (O) là II. Vậy hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2O3 là:
A. I B. II C. III D. IV
Câu 6: Phân tử khối của canxi cacbonat (CaCO3) là:
A. 100 đ.v.C B. 101 đ.v.C C. 102 đ.v.C D. 103 đ.v.C
Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lý :
A. Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí có mùi hắc.
B. Nước để trong tủ lạnh thành đá.
C. Đá vôi bị nhiệt phân hủy thành vôi sống và khí cacbonic.
D. Đường khí cháy tạo thành than và hơi nước.
Câu 8: Công thức hóa học của khí clo là:
A. CL B. Cl2 C. C2 D. cl2
Câu 9: Cho phản ứng hóa học sau: Đường Nước + Than.
Em hãy cho biết trong phản ứng trên, những chất sản phẩm là :
A. Đường, nước B. Đường, than
C. Nước, than D. Đường, nước, than.
Câu 10: Cho phương trình hóa học sau: 2Na + Cl2 2NaCl
Tỉ lệ của cặp chất Na và Cl2 là:
A. 4 : 1 B. 2 : 1 C. 2 : 2 D. 1 : 1
Câu 11: Cho phản ứng sau: Canxi cacbonat Canxi oxit + Cacbon đioxit.
Khi nung a kg canxi cacbonat thu được 140kg canxioxit và 110kg cacbon đioxit. Tính a.
A. 220kg B. 230kg C. 240kg D. 250kg.
Câu 12: Khí hiđrô nhẹ hơn khí oxi :
A. 14 lần B. 15 lần C. 16 lần D. 17 lần
II. TỰ LUẬN( 7đ):
Câu 13(1,5đ): Lập công thức hóa học và nêu ý nghĩa của hợp chất tạo bởi: K(I) với nhóm NO3 (I).
Câu 14(2đ): Hãy lập các phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất từng phản ứng.
a. P + O2 P2O5
b. K2CO3 + CaCl2 CaCO3 + KCl
Câu 15 (1,5đ)
a. Tính số mol của : 28g Fe.
b. Tính thể khí (đktc) của : 0,5 mol CO2.
c. Tính khối lượng của : 0,75 mol H2SO4.
Câu 16 (2đ): Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong các hợp chất CuSO4.
(Biết Cu = 64, S = 32, O =16, Fe = 56, H = 1, Ca = 40, C = 12).
V. HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ 1
Phần
Đáp án chi tiết
Điểm
Trắc nghiệm
1. C
2. C
3.D
4. A
5. B
6. C
7. B
8. A
9. A
10. A
11. D
12. B
0,25đ*12 câu = 3đ
Tự luận
Câu 13 (1,5đ)
*Lập công thức hoá học:
- Gọi CTHH của hợp chất là: ( với x, y là số nguyên dương).
- Áp dụng quy tắc hoá trị: =>
=>x = 1và y = 2.
CTHH của hợp chất là: Ca(NO3)2
* Ý nghĩa của công thức hóa học Ca(NO3)2 cho biết:
- Hợp chất do nguyên tố Canxi, nitơ, oxi tạo ra.
- Có 1 nguyên tử Ca, 2 nguyên tử N, 6 nguyên tử O.
- Phân tử khối = 40 + 28 + 96 = 164(g)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 14( 2đ)
1. 4Al + 3O2 2Al2O3
- Tỉ lệ số nguyên tử Al: Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2
2. K2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2KCl
- Tỉ lệ số phân tử K2CO3: Số phân tử BaCl2: Số phân tử BaSO4 : Số phân tử KCl = 1 : 1 : 1 : 2
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 15(1,5đ)
a.
b.
c.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
ĐỀ 2
Phần
Đáp án chi tiết
Điểm
Trắc nghiệm
1. D
2. C
3. D
4. A
5. C
6. A
7. B
8. B
9. C
10. B
11. D
12. C
0,25đ*12 câu = 3đ
Tự luận
Câu 13 (1,5đ)
*Lập công thức hoá học:
- Gọi CTHH của hợp chất là: ( với x, y là số nguyên dương).
- Áp dụng quy tắc hoá trị: =>
=>x = 1và y = 1.
CTHH của hợp chất là: KNO3
* Ý nghĩa của công thức hóa học KNO3 cho biết:
- Hợp chất do nguyên tố kali, nitơ, oxi tạo ra.
- Có 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử N, 3 nguyên tử O.
- Phân tử khối = 39 + 14 + (3.16) = 101(g)
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 14( 2đ)
1. 4P + 5O2 2P2O5
- Tỉ lệ số nguyên tử P: Số phân tử O2 : Số phân tử P2O5 = 4 : 5 : 2
2. K2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2KCl
- Tỉ lệ số phân tử K2CO3: Số phân tử CaCl2: Số phân tử CaCO3 : Số phân từ KCl = 1 : 1 : 1 : 2
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 15(1,5đ)
a.
b.
c.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA
LỚP
SS
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
8A1
8A2
8A3
8A4
8A5
VI RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tuan 18 tiet 36 Hoa 8.doc