1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu:
@/ Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ.
+ HS biết: Phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
+ HS hiểu: Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học
@/ Hoạt động 2 : Bài tập.
+ HS biết: Phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
+ HS hiểu: Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài luyện tập 3 tuần 13 tiết 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 13– tiết PPCT : 24
Ngày dạy: 05/11/2012
BÀI LUYỆN TẬP 3
1. MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: HS biết và hiểu:
@/ Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ.
+ HS biết: Phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
+ HS hiểu: Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học
@/ Hoạt động 2 : Bài tập.
+ HS biết: Phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
+ HS hiểu: Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học
1.2/ Kĩ năng: Rèn cho HS:
@/ Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ.
+ HS thực hiện được: Nêu được các khái niệm về phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
+ HS thực hiện thành thạo: Các bước lập PTHH, các cách lập PTHH.
@/ Hoạt động 2 : Bài tập.
+ HS thực hiện được: Chọn câu đúng ( trắc nghiểm ), tính khối lượng dựa vào định luật bảo toàn khối lượng.
+ HS thực hiện thành thạo: Lập PTHH, xác định chỉ số và hệ số theo PTHH.
1.3/ Thái độ: Giáo dục HS:
@/ Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ.
+ Thói quen: Suy luận và tổng hợp kiến thức.
+ Tính cách: Cẩn thận khi suy luận.
@/ Hoạt động 2 : Bài tập.
+ Thói quen: Nắm bắt thông tin cần giải quyết.
+ Tính cách: Cẩn thận khi suy luận, óc sáng tạo.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- PTHH.
- Ý nghĩa của PTHH.
- Định luật bảo toàn khối lượng.
3. CHUẨN BỊ :
3.1/ Giáo viên : Các phương tiện dạy học.
3.2/ Học sinh : Kiến thức: PTHH, định luật bảo toàn khối lượng.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút )
4.2. Kiểm tra miệng : Lồng ghép vào bài học.
4. 3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
@/ Hoạt động 1: ( 10 phút ) Kiến thức cần nhớ.
- GV nêu câu hỏi giúp hs củng cố lại kiến thức cũ:
- GV: Thế nào là hiện tượng hoá học? Thế nào là phản ứng hoá học?
- HS: Trình bày.
- GV: Em hãy phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Giải thích định luật.
- HS: Trình bày.
- GV: Để lập phương trình hoá học ta phải làm gì?
( cân bằng số ngtử của mỗi ngtố).
- HS: Trình bày.
- GV hướng dẫn lại cách lập PTHH, lưu ý cách viết CTHH, chỉ số, hệ số.
@/Hoạt động 2:(30 phút )Bài tập.
- GV gọi 1 hs đọc đề bài tập 1 sgk.
- HS thảo luận nhóm, làm bài vào vở BT.
- GV gọi hs lên báo cáo.
- GV nhận xét, kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm.
- GV yêu cầu hs suy nghĩ làm bài tập 2 sgk.
- GV gọi 1 hs trả lời.
- HS khác nhận xét đáp án của bạn.
- GV kết luận.
- GV gọi hs đọc đề bài tập 3.
- GV nhắc lại công thức tính khối lượng các chất theo định luật bảo toàn khối lượng.
- HS viết công thức theo đề bài.
- GV gợi ý cho hs cách tính %CaCO3:
%CaCO3 = mCaCO3 x 100: mđá vôi.
- Cho hs xung phong lên bảng làm BT3.
- GV: Rèn kỹ năng và rút ra bài học kinh nghiệm.
- Goi hs đọc yêu cầu đề bài 5 sgk.
- GV gợi lại cách lập CTHH nhanh theo cách chéo hoá trị.
Từ đó hs lập CTHH của Alx(SO4)y.
- Gọi 1 hs lên bảng làm các yêu cầu còn lại của đề:
+ Cân bằng phương trình
+ Nêu tỉ lệ số ngtử của cặp chất kim loại và tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất.
- GV: Rèn kỹ năng xác định chỉ số, hệ số.
- GV treo bảng phụ ghi bài tập như sau:( 4 HS trình bày bảng )
Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau:
a/ Fe + Cl2 - - > FeCl3
b/ N2O5 + H2O - - > HNO3
c/ K + H2O - - > KOH + H2
d/ Al + FeSO4 - - > Al2(SO4)3 + Fe
Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số ngtử, số ptử giữa các chất trong mỗi phản ứng
- GV chốt kiến thức toàn bài.
I. Kiến thức cần nhớ: sgk
II. Bài tập
1. Bài 1tr60
a) Tên các chất tham gia: khí nitơ, khí hidro.
Tên sản phẩm: khí amoniac.
b) Trước phản ứng, 2 ngtử H liên kết với nhau, 2 ngtử N liên kết với nhau. Sau phản ứng, cứ 3 ngtử H liên kết với 1 ngtử N.
Phân tử hidro và phân tử nitơ biến đổi và phân tử amoniac được tạo ra.
c) Số ngtử mỗi ngtố giữ nguyên trước và sau phản ứng, số ngtử H là 6 và số ngtử N là 2.
2. Bài 2 tr61
Phương án D.
3. Bài 3 tr61
Giải: a) mCaCO3 = m CaO + mCO2
b) Khối lượng canxi cacbonat đã phản ứng
mCaCO3 = m CaO + mCO2
= 140 + 110
= 250 (kg)
Tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxicacbonat chứa trong đá vôi:
%CaCO3 = mCaCO3 x 100% : mđá vôi.
= 250 x 100% : 280
= 89, 3 %
4. Bài 5 tr 61
Al + 3CuSO4 à Al2(SO4)3 + 3Cu
5. Lập phương trình hoá học:
a/ 2Fe +3Cl2 à 2FeCl3
b/ N2O5 + H2O à 2HNO3
c/ 2 K +2 H2O à 2 KOH + H2
d/ 2Al +3 FeSO4 à Al2(SO4)3 + 3Fe
Tỉ lệ số ngtử, số phân tử giữa các chất :
a/ Số ngtử Fe : số ptử Cl2 : số ptử FeCl3
= 2 : 3 : 2
b/ Số ptử N2O5 : Số ptử H2O : Số ptử HNO3
= 1 : 1 : 2
c/ Số ngtử K : Số ptử H2O : Số ptử KOH : Số ptử H2 = 2 : 2 : 2 : 1
d/ Số ngtử Al : Số ptử FeSO4 : Số ptử Al2(SO4)3
: Số ptử Fe = 2 : 3 : 1 : 3
4.4. Tổng kết :
( Lồng vào tiết dạy )
@/ Kiến thức bài học:
- Quy tắc hóa trị.
- Các bước tính hóa trị.
- Các bước lập CTHH.
4.5. Hướng dẫn hs tự học : ( 4 phút )
- Đối với bài học ở tiết học này: Làm hoàn chỉnh các bài tập 1 ->5 tr61.
Ôn lại kiến thức chương II. Lưu ý các dạng bài tập đã luyện tập.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo : Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
- GV nhận xét tiết dạy.
File đính kèm:
- Hoa 8 Tiet 24 Luyen tap.doc