Bài giảng Bài một: mở đầu môn hóa học

Kiến thức :

- Học sinh biết được hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất .

- Học sinh biết được sự quan trọng của hóa học trong cuộc sống .

- Học sinh biết cách học tốt môn hóa học .

 Kỷ năng :

- Giúp học sinh biết cách quan sát hiện tượng .

 

doc105 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài một: mở đầu môn hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : Ngày dạy: BÀI 1: MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: ­Kiến thức : Học sinh biết được hóa học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các chất và sự biến đổi của chất . Học sinh biết được sự quan trọng của hóa học trong cuộc sống . Học sinh biết cách học tốt môn hóa học . ­Kỷ năng : Giúp học sinh biết cách quan sát hiện tượng . Giúp học sinh biết thực hành các thí nghiệm . ­Thái độ – tình cảm : - Say mê môn hóa học . ³Phương pháp : nêu vấn đề – đàm thọai –trực quan –thảo luận theo nhóm . II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : giáo án , DD H2SO4 , Kẽm , DD NaOH , ống nghiệm . Một số tranh vẽ liên quan đến sản xuất công nghiệp hóa học. Học sinh : Dụng cụ học tập , chuẩn bị bài III. Cấu trúc tiết học : Oån định : Kiểm tra bài cũ : Không Bài giảng : Ở lớp 7 các em đã được tìm hiểu các môn học như :tóan học , vật lý , sinh học …. Qua năm học này chúbg ta sẽ lam quen với một môn học mới đó là môn hóa học và cũng bắt đầu từ năm học này môn hóa học này sẽ theo các em lên đến cấp III , thậm chí đại học , cũng như các môn Tóan , Lý , Hóa học cũng là một môn khoa học tự nhiên và hóa học nghiên cứu về chất . Vậy để biết hóa học là gì? Tại sao chúng ta phải học môn hóa học ? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng nhau nghiên cứu . Nội dung Họat động giáo viên Họat động học sinh I, Hóa học là gì? - Hóa học là khoa học nghiên cứu cá chất , sự biến đổi và ứng dụng của chúng . II. Vai trò của Hóa học trong cuộc sống : - Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , các vật dụng trong gia đình , phân bón , thuốc trừ sâu , thuốc chữa bệnh ….đều là những sản phẩm hóa học . III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học ? - Tự thu thập tìm kiếm kiến thức , xử lý thông tin , vận dụng và ghi nhớ . - Nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học . - Giáo viên đặt vấn đề : qua sách báo , tài liệu hoặc các cuộc thi về hóa học trên đài , hóa học là gì? -Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1. -Giáo viên giới thiệu các hóa chất . -Yêu cầu một học sinh lên làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫõn của giáo viên . - Yêu cầu các nhóm học sinh nêu hiện tượng , nhận xét khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 ? - Giáo viên kết luận : Có sự thay đổi , biến đổi về chất . -Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 . - Giáo viên giới thiệu các hóa chất , học sinh thực hiện thí nghiệm 2. - Học sinh nêu hiện tượng , nhận xét . - Giáo viên chuyển ý mục II : Như vậy chúng ta đã biết hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta , Hóa học là môn khoa học thực nghiệm có phần tư duy và trừu tượng . Vậy để học , biết hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta , chúng ta cần tìm hiểu sang phần II . - Giáo viên treo một số tranh liên quan sản xuất hóa học àcho học sinh liên hệ các vật dụng gia đình …. Học sinh thảo luận nhóm , kết luận vai trò của hóa học . Giáo viên : các em đãbiết hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta . Vậy để học tốt bộ môn này chúng ta phải làm gì? Các nhóm thảo luận mục 1,2 phần III à Kết luận . - Giáo viên minh họa cụ thể một số ví dụ để học sinh có thể học tốt môn Hóa học . -Chia làm 6 nhóm học sinh . - Học sinh đọc cá nhân , nhóm đại diện - Học sinh lên làm thí nghiệm – Các em học sinh dưới lớp quan sát . - Xuất hiện chất không tan ,có hiện tượng lợn cợn ( không trong suốt như chất ban đầu ) - Nhóm đại diện . - Học sinh lên làm thí nghiệm - Xuất hiện bọt khí , kẽm tan dần . - Học sinh hòan tất nội dung trong bài ghi . -Trả lời câu hỏi a , b, c mục I phần II. -Rất quan trọng trong cuộc sống . - Học sinh hòan tất nội dung ghi . - Các nhóm trả lời câu hỏi , các nhóm khác nhận xét , bổ xung nội dung . Củng cố : Hóa học là gì ? Vì sao ta phải học môn Hóa học ? Phương pháp học tập môn hóa học như thế nào là tốt ? Dặn dò : Đọc bài chương I : Chất IV . Rút kinh nghiệm : Nên phát huy tính tích cực của học sinh nhiều hơn bằng cách cho học sinh tự đặt câu hỏi theo nhóm , trả lời theo nhóm . Giáo viên chỉ làm công việc hướng dẫn , chỉnh ý các câu hỏi và câu trả lời của học sinh . Nên hạn chế việc đọc bài cho học sinh mà để học sinh tự tìm hiểu kiến thức đã ghi . › › › › › › Tuần : Ngày dạy: CHƯƠNG II: CHẤT – NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ BÀI : CHẤT (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU : ­ Kiến thức : Phân biệt vật thể tự nhiên , nhân tạo . Biết được các vật thể tự nhiên , nhân tạo đều được tạo bởi một số chất hoặc hỗn hợp số chất . Biết cách nhận ra tính chất của chất qua 3 cách : quan sát , dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm . Biết cách sử dụng các chất tùy theo tính chất của nó . Biết phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp . Biết tách một chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý. ­ Kỷ năng : thực hiện thí nghiệm để biết được tính chất của chất , cách sử dụng hóa chất . ­ Thái độ – tình cảm : hứng thú , say mê môn hóa học , thấy được sự quan trọng của hóa học trong cuộc sống . II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : Giáo án , sách giáo khoa , lưu hùynh , nhôm , nhiệt kế , đèn cồn , sơ đồ , mạch điện theo hình vẽ 1,2 b/8. III. CẤU TRÚC TIẾT HỌC : Oån định : Kiểm tra bài cũ: trả lời cá nhân , cả lớp nhận xét , bổ xung . Hóa học là gì ? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta ? Các em cần phải làm gì để có thể học tốt môn hóa học ? Bài giảng : -Phương pháp : trực quan – đàm thọai , thảo luận nhóm . -Hóa học là khoa học nghiên cứu về Chất và sự biến đổi của Chất , vậy Chất có ở đâu ? Chất được tạo nên từ đâu ? Hôm nay thầy trò chúng ta sẽ cùng làm quen với Chất . Nội dung Họat động giáo viên Họat động học sinh I. Chất có ở đâu ? Chất có ở khắp nơi , đâu có vật thể là có chất . II. Tính chất của chất : 1. Mỗi chất đều có những tính chất nhất định không đổi thể hiện qua tính chất vật lý và tính chất hóa học . + Tính chất vật lý : là trạng thái , màu , mùi , vị , tính tan , to S , to n/c ….. + Tính chất hóa học : khả năng biến đổi thành chất khác - Để biết được tính chất của một chất cần phải quan sát , dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm. 2. Việc hiểu biết tính chất của Chất có lợi gì ? a) Giúp nhận biết chất này với chất khác . b) Biết cách sử dụng chất . c) Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất . III . Chất tinh khiết : 1. Chất tinh khiết : - Là chất không có lẫn chất khác . - Khi nhiều chất trộn lẫn gọi là hỗn hợp . + Ví dụ : - nước cất là chất tinh khiết . - nước khóang , nước tự nhiên là hỗn hợp . 2. Chất tinh khiết có tính chất nhất định , còn hỗn hợp thì có tính chất thay đổi . 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp : Dựa vào sự khác nhau về tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp . - Học sinh đọc mục I? - Nhóm thảo luận : Chất có ở đâu ? cho ví dụ? -Yêu cầu học sinh cho ví dụ vật thể tự nhiên , vật thể nhân tạo và các chất có ở trong các vật thể ? Giáo viên : Chất có ở đâu ? - Giáo viên nhận xét kết luận của học sinh à Nội dung -Củng cố bài tập 1,2,3/11. -Giáo viên : các em biết gì về muối ăn ? - Những gì các em vừa liệt kê là tính chất của chất muối , vậy để biết được tính chất này có thay đổi hay không chúng ta cần tìm hiểu phần II . - Các nhóm thảo luận mục 1 phần II. - Giáo viên yêu cầu các nhóm đặt câu hỏi để nhóm khác trả lời . Trong khi các nhóm đặt câu hỏi hoặc trả lời . -Giáo viên cần quan sát các thành viên khác , không để xảy ra mất trật tự . -Giáo viên nhận xét cách đặt câu hỏi và câu trả lời của học sinh . -Giáo viên treo hình vẽ 1.1/8 và sơ đồ mạch điện , giải thích thêm cho học sinh ( có thể làm TN b). - Các cách để biết được tính chất của chất ? ( 3 cách ). - Củng cố bài tập 5/12 . Giáo viên:( chuyển ý ) - Như vậy chúng ta đã biết được tính chất của chất phải không ? Việc hiểu biết tính chất của Chất có lợi gì? Nhóm thảo luận trả lời câu hỏi mục 2.II. - Giáo viên cho học sinh liên hệ ví dụ thực tế . - Giáo viên nhận xét . Giáo viên : các em biết không cơ thể con người chúng ta 70% chính là nước , hàng ngày chúng ta vẫn thường sử dụng nước để uống , để tắm giặt , ….Vậy nước uống tinh khiết và nước sử dụng hàng ngày có giống nhau không ? Để biết được điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sang phần III. -Cho học sinh đọc mục 1 phần III . - Giáo viên đưa 2 mẫu vật : chai nước khóang và ống nước cất cho học sinh xem . - Giáo viên nhận xét những câu trả lời , câu hỏi và kết luận của học sinh , sau đó đặt ra câu hỏi cho học sinh : thế nào là chất tinh khiết ? - Vậy khi chất tinh khiết có lẫn nhiều chất khác gọi là gì? - Học sinh kết luận chất tinh khiết , hỗn hợp . - Học sinh cho ví dụ 1.III? - Yêu cầu học sinh làm bài tập 7/11. -Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết .? - Giáo viên giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên qua tranh vẽ 1.4 /10 - Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định ? cho ví dụ . - Tính chất của hỗn hợp thì sao ? cho ví dụ . - Học sinh hoàn tất nội dung mục 2 III. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm đun hỗn hợp muối ăn . - Giáo viên : vì sao nước sôi và bay hơi trước muối ăn ? - Vậy ta đã dựa vào tính chất nào của nước và muối ăn để tách hỗn hợp ? - Đọc mục I -Trả lời câu hỏi , các nhóm bổ sung , nhận xét . - Cây mía ( tự nhiên ) - Aám đun ( nhân tạo ) + Mía có chất đường , xenlulô, nước . + Aám đun có chất nhôm - Chất có ở khắp nơi , đâu có vật thể là ở đó có chất . - Cá nhân làm bài tập 1,2,3/11 . Nhóm bổ sung , nhận xét . - Rắn , vị mặn , màu trắng , tan trong nước . -Nhóm thảo luận - Học sinh trả lời , nhóm hoặc cá nhân bổ sung theo nội dung SGK. - Những tính chất nào là tính chất vật lý ? tính chất hóa học ? - Nhóm trả lời , các nhóm khác bổ sung câu trả lời . - Làm thế nào để biết được tính chất của một chất ? cho ví dụ . - Hoc sinh hòan chỉnh nội dung ghi trong bài . - Sau khi quan sát Chất biết được tính chất gì ? - Học sinh đọc mục a Trạng thái , màu sắc à Tính chất bề ngòai của Chất . - Học sinh làm thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm . - 3 cách ( theo SGK) Chép nội dung bài tập 5/12 vào vở bài tập . - Học sinh thảo luận theo nhóm . -Học sinh cho ví dụ , tự rút ra kết luận . - Học sinh hòan tất nội dung ghi . - Học sinh đọc , thảo luận nhóm . - Sau đó đặt và trả lời câu hỏi : Tại sao nước cất là nước tinh khiết ?( do không lẫn chất khác) - Tại sao nước khóang , nước tự nhiên là hỗn hợp ?( Do có lẫn chất khác ) - Nhóm khác nhận xét , rút ra kết kuận chung . - Gọi là hỗn hợp . Học sinh trả lời , hòan tất nội dung ghi . - Nước cất , nước khóang - Nhóm thảo luận , đại diện các nhóm trả lời, nhận xét - Chất tinh khiết -Sai lệch à thay đổi ví dụ : nước muối , cho ít hoặc nhiều muối à thay đổi . -Học sinh hòan tất nội dung ghi - Học sinh quan sát , nhận xét , trả lời câu hỏi . - Do to S của nước 1000 thấp hơn toS của muối ăn 14500 - Dựa vào to S khác nhau học sinh trả lời à hòan tất nội dung ghi 4 . Củng cố : Hãy tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp có lẫn lưu hùynh . Biết lưu hùynh không tan trong nước ( nói cách làm ) 5.Dặn dò : Học bài , làm bài tập 8/12 , chuẩn bị bài thực hành : Phương pháp tách riêng từng chất trong hỗn hợp ? mỗi chất có những tính chất như thế nào ? › › › › › › Tuần : Ngày dạy: BÀI THỰC HÀNH 1 I. MỤC TIÊU : ³ Kiến thức : Làm quen , sử dụng dụng cụ phòng thí nghiệm Biết nội quy , quy tắc an tòan trong phòng thí nghiệm So sánh và thấy được sự khác nhau về to nóng chảy của một số chất . Biết tách riêng chất từ hỗn hợp . ³ Kỷ năng : Thực hành thí nghiệm , thao tác đúng . ³ Thái độ – tình cảm : tin tưởng vào khoa học , yêu thích và say mê bộ môn hóa học . II. CHUẨN BỊ : -Dụng cụ : ống nghiệm , kẹp gỗ , phễu thủy tinh , đũa thủy tinh , nhiệt kế , cốc thủy tinh , đèn cồn , giấy lọc . -Hóa chất : lưu hùynh , Parafin , tinh bột , muối ăn . III. KIỂM TRA BÀI CŨ : Các chất để biết tính chất của chất ? Bằng cách nào ( dựa vào đâu ) để tách riêng các chất ? IV. TỔ CHỨC DẠY HỌC : + Phương pháp : đàm thọai , trực quan . Hướng dẫn của giáo viên Thực hành của học sinh * Giáo viên giới thiệu : - Hướng dẫn học sinh xem phần phụ lục SGK -Giới thiệu một số dụng cụ , hóa chất làm thí nghiệm . - Chú ý cho học sinh những nội quy và quy tắc an tòan trong phòng thí nghiệm. * Thí nghiệm1 : - Lấy một ít lưu hùynh , parafin vào từng ống nghiệm . -Đun 2 ống nghiệm có cắm sẵn ống nhiệt kế . - Quan sát sự thay đổi trạng thái của parafin , nước , lưu hùynh , ghi nhiệt độ . - Nhận xét , kết luận . * Thí nghiệm 2: - Cho hỗn hợp muối ăn và tinh bột vào nước . - Xếp giấy lọc , lọc dung dịch muối quan sát . - Đun dung dịch , quan sát , nhận xét . -Dọn vệ sinh Hướng dẫn học sinh làm bản tường trình . - Học sinh xem SGK/160 - Các nhóm nghe giáo viên hướng dẫn , quan sát các dụng cụ , hóa chất đã được chuẫn bị sẵn . * Tiến hành làm thí nghiệm - Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên . - Quan sát nhiệt kế - Ghi nhận kết quả thực hành * Tiến hành làm thí nghiệm 2 : - Phân chia công việc trong nhóm - Ghi nhận kết quả thực hành - Làm vệ sinh V. NỘP BẢN TƯỜNG TRÌNH : Trả lời và thực hiện câu hỏi 1,2/14 VI. RÚT KINH NGHIỆM Họ và tên : BÀI THỰC HÀNH 1 Lớp : HƯỚNG DẪN : BẢNG THU HỌACH Nhóm : Tổng số điểm Điểm trật tự Điểm thao tác Điểm trình bày Điểm dọn , rửa dụng cụ 10 1 4 4 1 * Trình bày : Mục đích thí nghiệm Dụng cụ, hóa chất Cách tiến hành Hiện tượng Kết quả thí nghiệm * Câu hỏi : 1 ) Cách lấy hóa chất từ lọ vào ống nghiệm ? ( hóa chất lỏng , bột ) 2 ) Vị trí nóng nhất của đèn cồn ? cách tắt đèn cồn ? Cách đun hóa chất lỏng đựng trong ống nghiệm? 3 ) So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu hùynh , chất nào không nóng chảy ? vì sao ? 4 ) Ghi tên chất được tách riêng trên giấy lọc và trong ống nghiệm . Giải thích quá trình tiến hành Tuần : Ngày dạy: NGUYÊN TỬ I . MỤC TIÊU : * Kiến thức : Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện và tạo ra chất . nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron ( e) mang điện tích âm ghi bằng dấu (-). Biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron . Proton (P) có điện tích ghi bằng dấu ( +) . Nơtron không mang điện . Những nguyên tử cùng lọai có cùng số proton trong hạt nhân . Biết được số P = số e , trong một nguyên tử e luôn chuyển động sắp xếp thành lớp . Nhờ e mà nguyên tử có khả năng liên kết . * Kỷ năng : quan sát , tư duy cho học sinh , rèn luyện bài tập . * Thái độ – Tình cảm : cơ sở hình thành thế giới quan khoa học hứng thú học tập bộ môn . II . CHUẨN BỊ : Giáo viên : giáo án , SGK , sơ đồ nguyên tử Heli , Oxi , Natri , nhôm , Canxi . Học sinh : dụng cụ học tập , chuẩn bị bài III.CẤU TRÚC TIẾT HỌC : 1 . Oån định : 2. Kiểm tra bài cũ : Cho ví dụ vật thể tự nhiên , nhân tạo và các vật thể đó được tạo ra từ chất nào ? Chất được tạo ra từ đâu ? Bài giảng : Ở đâu có vật thể là ở đó có chất . Còn chất được tạo từ đâu ? Nội dung Họat động giáo viên Họat động học sinh I. Nguyên tử : 1. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện . 2. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích (-) II. Hạt nhân nguyên tử : 1. Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron 2. Trong mỗi nguyên tử số proton (P(+)) bằng với số electron (e(-)) . (P= e) III. Lớp vỏ electron : Electron luôn chuyển động xung quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp . - Học sinh nhận xét nguyên tử qua phần đọc thêm kết hợp đường kính nguyên tử 108 cm . nhận xét kích thước nguyên tử? - Giới thiệu tranh cấu tạo nguyên tử He. - Nhớ lại chương trình vật lý 7 : cấu tạo nguyên tử ? - Điện tích các hạt trong nguyên tử ? Cấu tạo hạt nhân nguyên tử ? - Giới thiệu các lọai hạt trong nguyên tử trên bảng nháp : Electron :( e, (-)) Proton : ( P, (+)) Notron không mang điện - Nguyên tử trung hòa về điện à nhận xét gì về điện tích (+) và (-) trong nguyên tử . - Nhận xét số p và số e trong nguyên tử . ? - Số P của các nguyên tử cùng lọai như thế nào ? - Nhận xét khối lượng của proton và nơtron ? -mevà mp ? - Vậy khối lựơng nguyên tử tập trung phần lớn ở đâu ? - Giáo viên làm rõ các vấn đề mp , mnơtron và me qua số liệu Giáo viên : các em đã biết các nguyên tử có thể liên kết với nhau để tạo thành chất . Vậy nhờ vào đâu mà các nguyên tử có thể liên kết với nhau ? Giáo viên giới thiệu à III. - Giáo viên treo tranh vẽ nguyên tử H , O , Na , Al , và số e , số p , lớp e . - Giáo viên treo tranh để học sinh điền vào bảng lớn . - Tương tự với Mg và K. Giáo viên giảng phần lớp e , lưu ý e chuyển động 900km/ s ( rất nhanh ) - Học sinh đọc SGK phần đọc thêm “nếu xếp hàng ….dài được thế “ - Rất bé , vô cùng nhỏ - Các nhóm trao đổi , thảo luận . - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích (+) và vỏ có những e mang điện tích (-) - Học sinh làm bài tập 1/16 - Gồm proton và nơtron . - Học sinh thảo luận nhóm . Tổng điện tích ( -) các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích (+) - Bằng nhau . - mP gần bằng mNơtron -me nhỏ hơn mp rất nhiều - Tập trung ở nhân . - Học sinh thảo luận nhóm - Học sinh làm bài tập 2/16 - Học sinh đọc mục 3/15 - Điền vào mẫu theo bảng trang 16. Nhờ vào các electron và cách sắp xếp của chúng . - Học sinh thảo luận nhóm - Học sinh điền bảng - Học sinh hòan tất nội dung ghi . IV . CỦNG CỐ : Kết hợp trong quá trìng giảng bài , cho 1 bài tập kẻ ô , học sinh lên xác định số p , số e , lớp e của Mg , N V. DẶN DÒ : Làm các bài tập vào vở , chuẩn bị bài Nguyên Tố Hóa Học , những nguyên tử cùng lọai được gọi là gì ?à Bài học sau VI. RÚT KINH NGHIỆM : Nên có mô hình nguyên tử tưởng tượng cho học sinh dễ hiểu ( Giáo viên tự làm ) › › › › › › Tuần : Ngày dạy: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ( 2 TIẾT ) I . MỤC TIÊU BÀI HỌC : * Kiến thức : Học sinh hiểu được “ nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng lọai , có cùng số proton trong hạt nhân “ Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố , mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố . Biết cách ghi và nhớ được KHHH của 1 số nguyên tố . Biết được các nguyên tố có không đồng đều , oxi , là nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất . * Kỷ năng : rèn luyện kỷ năng viết KHHH , biết sử dụng thông tin , tư liệu để phân tích , tổng hợp , giải thích các vấn đề có liên quan đến hóa học . * Thái độ – Tình cảm : Vai trò của hóa học trong thực tiễn , hứng thú bộ môn . II . CHUẨN BỊ : Giáo viên : tranh vẽ % khối lượng nguyên tố (bảng 1/19) , giáo án , SGK. Học sinh : dụng cụ học tập , chuẩn bị bài . III. CẤU TRÚC TIẾT HỌC : 1 . Oån định : 2. Kiểm tra bài cũ : Cấu tạo nguyên tử ? các hạt có trong nguyên tử ? Cho biết số p , số e , số lớp e ngòai cùng qua sơ đồ nguyên tử Mg ? 3. Bài giảng : thế nào là những nguyên tử cùng lọai ?chúng được gọi là gì? * Phương pháp : đàm thọai – nêu vấn đề – trực quan , thảo luận nhóm . Nội dung Họat động giáo viên Họat động học sinh I . Nguyên tố hóa học là gì? 1.Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng lọai có cùng proton trong hạt nhân - Số P đặc trưng cho một nguyên tố 1.Ký hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và một nguyên tử của nguyên tố đó II. Nguyên tử khối : - KL nguyên tử C =1,9926.10g-23có trị số rất nhỏ nên để tiện sử dụng , quy ước gán khối lượng nguyên tử C = 12 đv khối lượng nguyên tử . 1 đv khối lượng nguyên tử =1/12 KL nguyên tử C Hay 1 đv c = 1/12 KL nguyên tử * Định nghĩa : NTK là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon ( đv C ) * Mỗi nguyên tố có NTK riêng biệt . - Trong các chuương trìng quảng cáo trên tivi , các em thường hay thấy các lọai sữa có hàm lượng canxi cao , vậy các em hiểu gì về lời quảng cáo này ? - Yêu cầu học sinh đọc phần 1.I - Nhận xét về kích thước nguyên tử - Giáo viên đưa mẫu vật 1ml nuớc à trong 1 ml nước có bao nhiêu nguên tử H, O ? - Hình dung nếu một lượng nước nhiều hơn à số nguyên tử H và O như thế nào ? - Để chỉ một lượng lớn nguyên tử cùng lọai như thế ta dùng tên “ nguyên tố”à nguyên tố hoá học là gì? - Dựa vào bảng 1/42 xác định nguyên tử có số P là 3,13,19( thực hiện bảng nháp ) - Mối liên quan của số P đối với 1 nguyên tố ? - Làm thế nào để biểu diễn nguyên tố hóa học ? - Ký hiệu hóa học biểu diễn điều gì? - Viết KHHH của nguyên tố P là 3,13,19 - Đọc số nguyên tử khi nhìn vào các KHHH trên ? - Phải ghi như thế nào để biểu diễn 2 nguyên tử Li. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi và cách nhớ KHHH ( lưu ý hệ số diễn tả ố nguyên tử ) Giáo viên : mọi vật dù lớn hay nhỏ cũng đều có khối lượng , vậy nguyên tử của một nguyên tố có khối lượng hay không ? - Yêu cầu học sinh đọc mục II /18-19, học sinh thảo luận các câu hỏi : 1. Khối lượng nguyên tử C?nhận xét ?à không thuận lợi cho việc tính tóan . 2. Quy ước gán mc bằng bao nhiêu đơn vị khối lượng nguyên tử . 3. Vậy một khối lượng đơn vị nguyên tử bằng bao nhiêu khối lượng nguyên tử C? 4. Vậy mc =bao nhiêu đvC? Hòan tất nội dung từng phần qua mỗi câu hỏi à hình thành định nghĩa nguyên tử khối . - Dựa vào bảng 1/43 tìm và biểu diễn NTK của H , Al, O, K? Với cách ghi trên còn biểu đạt NTK của nguyên tố phải không ? - Tìm tên nguyên tố có NTK là 24, 40, 32? àBiết NTK có thể biết nguyên tố . Vậy mỗi nguyên tố có NTK riêng biệt . - Nói về ý nghĩa của đv C các giá trị NTK à có thể so sánh được khối lượng các NT dễ dàng . ( Ở đâu có nguyên tố X là có nguyên tử

File đính kèm:

  • docGA Hoa 8 CN.doc
Giáo án liên quan