Bài giảng Bài thực hành 1: tính chất nóng chảy của chất.tách chất từ hỗn hợp

1. Kiến thức :

 - HS làm quen và biết cách sử dụng một số loại dụng cụ trong PTN.

 - Hs nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN

 - Biết thực hành, so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất, thấy được sự khác nhau về sự nóng chảy của một số chất.

 - Biết cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 9484 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài thực hành 1: tính chất nóng chảy của chất.tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4 ND: …./…./….. Bài thực hành 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT.TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức : - HS làm quen và biết cách sử dụng một số loại dụng cụ trong PTN. - Hs nắm được một số quy tắc an toàn trong PTN - Biết thực hành, so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất, thấy được sự khác nhau về sự nóng chảy của một số chất. - Biết cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện thao tác: Kẹp ống nghiệm, lấy hóa chất, hòa tan, lọc, đun nóng - Quan sát thí nghiệm để ghi nhận hiện tượng. 3. Thái độ: - Tạo sự yêu thích bộ môn ở HS qua tiết thực hành - Có ý thức bảo vệ môi trường khi tiến hành thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: + Dụng cụ, ống nghiệm, đèn cồn, cốc thủy tinh, đủa thủy tinh, phễu thủy tinh, kẹp gỗ, giá thí nghiệm, nhiệt kế, giấy lọc, diêm quẹt. +Hóa chất: paraphin, lưu huỳnh, natri clorua, cát sạch, nước sạch. 2.Học sinh: + Diêm quẹt, đọc trước bài thực hành nắm dụng cụ , hoá chất và thao tác chính +Đọc một số quy tắc an toàn trong PTN/154 +Chuẩn bị giấy viết tường trình theo mẫu. III. Phương pháp : -Thí nghiệm, vấn đáp, trực quan. IV. Tiến trình: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số học sinh (1 phút) 8A1 : 8A2 : 2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 1/ Nêu tính chất hoá học giống nhau và khác nhau giữa nước cất và nước khoáng? (6đ) 2/ Cho biết khí cacbonic làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết khí này trong hơi thở của ta?(4đ) 1/ + Giống: là chất lỏng, không màu. (2đ) + Khác nhau: Nước khoáng có lẫn chất khác (là một hỗn hợp) có tính chất thay đổi tuỳ vào thành phần các chất.Còn nước cất không lẫn chất khác, có nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy xác định (là chất tinh khiết) (4đ) 2/ Ta thổi mạnh , liên tục vào cốc nước vôi trong, nếu nước vôi trong vẩn đục ta nói trong hơi thở có khí cacbonic.(4đ) 3.Bài mới: (30 phút) *GV: Biết chất chưa đủ, các em cần thao tác với chất mới nắm vững tính ccủa chất để so sánh hay để tách riêng các chất từ hỗn hợp. Đó cũng chính là nội dung của bài thực hành hôm nay các em sẽ tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI *Hoạt động 1: Một số quy tắc an toàn, một số dụng cụ TN,các dụng cụ hóa chất. (5p) GV: Treo bảng ghi quy tắc an toàn khi làm thí nghiệm. GV: Trực quan và giới thiệu một số dụng cụ và thao tác sử dụng: + Lấy hóa chất(rắn, lỏng) + Dùng đũa hòa tan, cách xếp giấy lọc, cách lọc. + Cách đốt và tắt đèn cồn. + Cách đun hoá chất lỏng đựng trong ống nghiệm. GV:Yêu cầu học sinh chỉ đúng tên một số dụng cụ GV để trên bàn. - HS: Dựa vào SGK/5 trả lời. GV: Giới thiệu một số kí hiệu, nhãn đạc biệt ghi trên các lọ hóa chất: độc, dễ nổ, dễ cháy …(sgk/154) * GDMT: Khi sử dụng hoá chất các em cần lưu ý những gì để không gây ô nhiễm môi trường.? +HS: Tiết kiệm, cẩn thận không để rơi vãi hoá chất … * Hoạt động 2: Tiến hành các thí nghiệm (20p) -GV: Phát hóa chất và dụng cụ cho 4 nhóm HS. GV:Treo bảng phụ ghi nội dung thí ngiệm 1. ? Em hãy xác định dụng cụ hoá chất và thao tác chính của thí nghiệm 1? -HS: + Oáng nghiệm , cốc, đèn cồn, nhiệt kế. + Lưuhuynh, parafin. +Thao tác: Lấy S, parafin cho vào ống nghiệm.đun nóng chảy. GV: Hướng dẫn và tháo tác mẫu thí nghiệm và yêu cầu các nhóm thí nghiệm theo từng bước gv hướng dẫn. -HS:TN1: Lấy một ít S,một ít parafin vào từng ống nghiệm. Cho cả 2 ống nghiệm vào một cốc thủy tinh đựng nước(chiều cao của nước trong cốc khoảng 2 cm).Cắm nhiệt kế vào cốc, để nhiệt kế đứng quay mặt số ra cho dễ đọc. Để cố định lên giá TN dùng đèn cồn đun -GV: Hướng dẫn hs quan sát sự chuyển trạng thái ( nóng chảy) của paraphin. Ghi lại nhiệt kế khi paraphin nóng chảy, khi nước sôi. ? Sau khi nước sôi, S có nóng chảy không? -HS:Không nóng chảy. GV: Hướng dẫn hs nhận xét nhiệt độ nóng chảy của paraphin 1000C (1130C). -GV: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét và ghi nhiệt độ nóng chảy của S: +Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm, tiếp tục đun trên ngọn lửa đèn cồn đến khi S nóng chảy cho nhiệt kế vào S chảy lỏng ghi nhiệt độ của nhiệt kế để xác định nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh. ? Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tính chất của S và parafin? -HS: Khác nhau * TN2 tách muối ăn ra khỏi cát GV: Treo bảng phụ ghi nội dung thí nghiệm 2 . ? Xác định dụng cụ- hoá chất và thao tác chính của TN. -HS: Cốc, phễu , đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn. + Thao tác: Lọc, đun ống nghiệm. -GV: Hướng dẫn hs cách làm: + Cho vào cốc hỗn hợp muối ăn và cát khuấy đều. Nhận xét hiện tượng. + Lấy một ống nghiệm khác đặt trên giá ống nghiệm, đặt phễu lọc lên miệng ống nghiệm. Rót nước từ từ theo đũa thủy tinh qua phễu có giấy lọc. + Dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi nước bay hơi hết, ngừng đun. Quan sát các hiện tượng thí nghiệm và nêu nhận xét: + Chất tan, chất không tan? + Chất nào thu được trên phễu lọc? + Chất rắn thu được trong ống nghiệm sau khi đun là chất nào? Giải thích? -HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn và báo cáo kết quả. + HS: Muối tan, cát không tan Cát không tan thu được trên giấy lọc. Thu được muối trong ống nghiệm.Nước bốc hơi hết. *Lưu ý: + Hơ đều ống nghiệm trước khi đun để tránh làm vỡ ống nghiệm. Đun nóng chất lỏng phải lắc nhẹ ống nghiệm tránh chất lỏng sôi đột ngột và phun mạnh ra ngoài. +Phải hướng miệng ống nghiệm về phía không có người tránh cho hóa chất độc hại dây vào người. ? Qua thí nghiệm trên em hãy cho biết cách tách một chất ra khỏi hỗn hợp? -HS: Dựa vào tính chất khác nhau của chất. Liên hệ thực tế: -GV gọi hs rút ra thực tế, vận dụng vào cuộc sống và sản xuất muối ăn *Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết tường trình thí nghiệm. (5p) -GV: Hướng dẫn và yêu cầu hs ghi tường trình thí nghiệm theo mẫu đã chuẩn bị: Tên thí nhiệm Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích Kết luận -HS: Viết tường trình thí nghiệm và thu dọn dụng cụ. I/ Một số quy tác an toàn thí nghiệm. Dụng cụ thí nghiệm. Cách sử dụng hoá hất. II.Cách tiến hành thí nghiệm: -TN1: Theo dõi sự nóng chảy của paraphin và lưu huỳnh Paraphin có nhiệt độ nóng chảy 420C, S nóng chảy ở 1130C * TN2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. +Muối tan trong nước => Hỗn hợp nước, muối và cát. + Khi lọc thu được cát trên giấy lọc và dd muối ăn trong suốt. + Khi đun nóng nước bốc hơi hết thu được muối ăn. Đó là muối kết tinh. => Tách được muối và cát. II/ Tường trình thí nghiệm: 4.Củng cố và luyện tập: (5 phút) - Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, nhận xét .GV nhận xét. - Rửa dụng cụ TN và làm vệ sinh phòng học. - GV nhận xét các nhóm về: trật tư,ï vệ sinh dụng cụ. 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: (4 phút) - Bài cũ: + Ghi nhớ các quy tắc an toàn, cách sử dụng hóa chất, một số dụng cụ trong PTN. + Vận dụng bài thực hành vào cuộc sống gia đình. - Bài mới: + Xem trước bài “Nguyên tử”: đọc kĩ nội dung bài. +Xem lại phần “Sơ lược về cấu tạo nguyên tử” ở Vật lí 7. V.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doc4.doc
Giáo án liên quan