Bài giảng Cấu hình electron- Vị trí tính chất hoá học đặc trưng

1-Viết cấu hình electron của các nguyên tử của các nguyên tố có Z=20 và Z=35. Hãy cho biết vị trí của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn và dự đoán xem nguyên tố đó là kim loại hay phi kim ? (ĐH Mỏ địa chất-98)

 2-Số thứ tự của nguyên tố A là 8, nguyên tố B là 17, nguyên tố C là 19. Viết cấu hình electron của chúng và cho biết chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào?

doc144 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Cấu hình electron- Vị trí tính chất hoá học đặc trưng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ1-Cấu hình electron- Vị trí Tính chất hoá học đặc trưng Từ số hiệu nguyên tử (Z) viết cấu hình electron. 1-Viết cấu hình electron của các nguyên tử của các nguyên tố có Z=20 và Z=35. Hãy cho biết vị trí của từng nguyên tố trong bảng tuần hoàn và dự đoán xem nguyên tố đó là kim loại hay phi kim ? (ĐH Mỏ địa chất-98) 2-Số thứ tự của nguyên tố A là 8, nguyên tố B là 17, nguyên tố C là 19. Viết cấu hình electron của chúng và cho biết chúng thuộc chu kì nào, nhóm nào? (ĐH An ninh-99) 3-Viết cấu hình electron của nguyên tố X (Z = 13). Cho biết hoá trị của X. Nguyên tố X có thể có hoá trị nào khác? Hoá tính đặc trưng của X. Cho 1 ví dụ minh hoạ. Viết công thức cấu tạo của oxit, bazơ và muối sunfat của X. 4-Cho nguyên tố A có Z = 16. a. Xác định vị trí của A trong bảng tuần hoàn. b. A là kim loại hay phi kim? Giải thích. c. A vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. (ĐHQGTPHCM-99) 5- Cho hai nguyên tố A và B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 13. a. Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn (số thứ tự, chu kì, nhóm). b. A có khả năng tạo ra ion A+ và B tạo ra ion B3+. Hãy so sánh bán kính của A với A+ ; B với B3+và A với B. Giải thích. (ĐH Huế-2001-tr135) 6- Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tố có 2 electron độc thân ở lớp ngoài cùng với điều kiện: Số hiệu nguyên tử Z < 20. a-Có bao nhiêu nguyên tố ứng với từng cấu hình electron nói trên, cho biết tên của chúng. b- Viết công thức phân tử của các hợp chất có thể có được chỉ từ các nguyên tố nói trên. (ĐHKTQD-97-tr38) 7- Nguyên tử Cr có 24 electron; nguyên tử Cu có 29 electron. Hãy viết cấu hình electron của Cr và Cu. Trong các hợp chất, Cr và Cu có các số oxi hoá nào? (ĐH Đà Lạt-98) 8-a/ Viết sơ đồ phân bố electron vào các obitan trong nguyên tử S và ion S2-. Từ đó giải thích vì sao ion S2- chỉ có tính khử, nguyên tử S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá. Viết các phương trình phản ứng minh hoạ. Biết S ở ô 16 trong bảng hệ thống tuần hoàn. (ĐH Đà Nẵng-1998) 9-Viết cấu hình electron của CaO, Ca2+, SO, S2-; Biết canxi ở ô 20; lưu huỳnh ở ô 16 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. (ĐH Thương Mại 1999) 10- Viết cấu hình electron của các ion Fe3+, Fe2+, S2- biết số thứ tự của S và Fe trong bảng Hệ thống tuần hoàn tương ứng là 16 và 26. (BC VT-99) 11-Viết cấu hình electron của các ion S4+, Fe2+ và viết các phương trình phản ứng chứng minh các ion này vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử. Cho biết số thứ tự của S, Fe lần lượt là 16, 26. (ĐH Mỏ-Địa chất-2000-tr241) 12-Viết cấu hình electron của nguyên tử F (Z=9) và ion F -. Xác định vị trí (ô, nhóm, chu kì) của các nguyên tố X, Y biết rằng chúng tạo được anion X2- và cation Y+ có cấu hình electron giống ion F -. (ĐH Cần Thơ-98) 13-a. Viết cấu hình electron của các nguyên tố F (ô thứ 9), Cl (ô thứ 17), Br (ô thứ 35). Trên cơ sở đó cho biết tính chất hoá học đặc trưng của chúng là gì và giải thích sự biến thiên tính chất hoá học của các nguyên tố theo thứ tự F, Cl, Br. b. Sắp xếp các axit sau theo chiều tính axit tăng dần HCl, HF, HBr. (ĐH Y Thái Bình-98) 14-Trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố, nguyên tố A có số thứ tự Z = 8, nguyên tố B có số thứ tự Z = 15. a. Viết cấu hình electron của A và của B với đầy đủ các ô lượng tử. b. Xác định vị trí (chu kì, nhóm, phân nhóm) của A và của B trong hệ thống tuần hoàn. Cho biết tên A và B. c. Viết công thức electron của hợp chất có thể có giữa A và B. Trong mỗi phân tử, lớp electron ngoài cùng của B có bao nhiêu electron? (CĐSP TPHCM-98) 15-Nguyên tố X có số thứ tự bằng 20. a. Hãy viết cấu hình electron của X. b. Cho biết vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn, tên của nguyên tố X. c. Cho biết liên kết hoá học trong hợp chất của X với clo. d. Viết các phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực khi điện phân dung dịch XCl2 dùng bình điện phân có màng ngăn, catot bằng sắt, anot bằng than chì. Độ pH của dung dịch thay đổi như thế nào trong quá trình điện phân? (ĐHKTQD-2000-tr52) 16-Hãy viết cấu hình electron của nguyên tố A có Z = 16? Nguyên tố A có thể kết hợp với hiđro tạo ra hợp chất B có công thức H2A có mùi trứng thối. Hãy viết các phương trình phản ứng (nếu có) của B với oxi, các dung dịch SO2, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước clo, Fe2(SO4)3, CuSO4 và FeSO4? (HVQHQT-2001tr227) 17-a. Viết cấu hình electron và sơ đồ phân bố electron theo obitan của Ca và Ca2+. Từ đó hãy cho biết vị trí của Ca trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm). b. Hãy giải thích tính oxi hoá- khử của Ca và Ca2+ khi tham gia các phản ứng hoá học Viết phương trình phản ứng để minh hoạ. (ĐH TL-99) 18- Al có số thứ tự 13 trong Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. -Viết cấu hình electron của Al và Al3+. -Viết các phương trình phản ứng chứng minh: + Al có tính khử mạnh. + Al2O3 và Al(OH)3 là oxit và hiđroxit lưỡng tính. (CĐTCKT-98) 19- Viết cấu hình electron của: - Nguyên tử Fe có Z = 26. - Ion Fe2+. - Ion Fe3+. (ĐHDL Đông Đô-CB99) 20- Sắt (Fe. có Z = 26. Viết cấu hình electron và trình bày tính chất hoá học của sắt. (ĐH Mỏ địa chất-98) 21-Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. 1. Không dùng bảng hệ thống tuần hoàn, hãy xác định vị trí của nó (chu kì, nhóm và phân nhóm) trong bảng. 2. Cho biết các số oxi hoá có thể có của sắt. 3. Viết phương trình phản ứng biểu diễn mối quan hệ giữa các số oxi hoá của sắt sau đây (mỗi mũi tên cho một ví dụ). (ĐHDL Hải Phòng-2000tr349-ĐH Tài chính KTHN-2001-tr-56) 22-1) Cho 10 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước, thu được 6,11 lít khí hiđro ( đo ở 25oC và 1 atm) Hãy xác định tên của kim loại kiềm thổ đã dùng. (SGK 12-tr116) 2) Cho 1,80 gam kim loại X thuộc phân nhóm chính nhóm II của bảng tuần hoàn phản ứng với nước ta được 1,10 lít hiđro ở 770 mmHg và 29OC. Gọi tên X, viết cấu hình electron của X và ion của nó. Biết rằng trong hạt nhân nguyên tử X số proton bằng số nơtron. (ĐHSPHN-2001-tr64) 23-Xác định vị trí của các nguyên tố có số proton là 31, 35, 27, 21 trong bảng hệ thống tuần hoàn. (CĐSP Bắc Ninh-99) 24- Cu có Z = 29. a. Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của nó trong bảng hệ thống tuần hoàn? b. Cu có thể tạo thành những hợp chất ứng với các số oxi hoá nào? Cho ví dụ. (ĐH Mỏ ĐC-CB99) Biết cấu hình electron, xác định vị trí của nguyên tố trong HTTH 25-Cho biết cấu hình electron của A: 1s22s22p63s2, của B: 1s22s22p63s23p64s2. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, phân nhóm) của A, B trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. A, B là những nguyên tố gì? Viết phương trình phản ứng của A, B với nước ở điều kiện thường (nếu có). (ĐH Thương mại 2001-tr47) 26- 1-Trong bảng tuần hoàn có một ô ghi: a.Hãy cho biết ý nghĩa của chữ và các số có trong ô. b. Xác định vị trí của X trong bảng tuần tuần hoàn. 29 X 3d104s1 63,546 c. Hoàn thành phương trình theo sơ đồ sau: 2- Cho 0,2 mol XO (ở câu trên) tan trong H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm nguội dung dịch đến 10OC. Tính khối lượng tinh thể XSO4.5H2O đã tách khỏi dung dịch, biết rằng độ tan của XSO4 ở 10OC là 17,4 g/100 gam H2O. (ĐH Ngoại thương MN-97-tr68) 27-Các nguyên tố A, B, C có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng lần lượt là 3s23p1, 3s23p4, 2s22p2. a. Hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, phân nhóm) và tên của A, B, C. b. Viết các phương trình phản ứng khi cho A lần lượt tác dụng với B và C ở nhiệt độ cao. Gọi tên sản phẩm tạo thành. (ĐHSP Quy Nhơn-99) 28-a. Các ion X+, Y- và nguyên tử Z nào có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 ? b. Viết cấu hình electron của các nguyên tử trung hoà X và Y. ứng với mỗi nguyên tử, nêu một tính chất hoá học đặc trưng và một phản ứng để chứng minh. (ĐHQGTPHCM-Đợt 1-1998) 29- Nguyên tố A không phải là khí hiếm, nguyên tử có phân lớp electron ngoài cùng là 4p. Nguyên tử của nguyên tố B có phân lớp electron ngoài cùng là 4s. a. Nguyên tố nào là kim loại? là phi kim? b. Xác định cấu hình electron của A và B, biết tổng số electron của hai phân lớp ngoài cùng của A và B bằng 7. (ĐHY dượcTPHCM-99) 30-Cation M+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. a.Viết cấu hình electron và trình bày sự phân bố electron trên các obitan (các ô vuông lượng tử) của nguyên tử M. b. Cho biết vị trí của M trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Gọi tên của M. c. Anion X- có cấu hình electron giống của cation M+, X là nguyên tố nào? (ĐHQG Hà Nội-98) 31-Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. -Viết cấu hình electron của R và cho biết vị trí của nó trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. -Anion X2- cũng có cấu hình electron giống R3+. Cho biết X là nguyên tố nào? Viết cấu hình electron của X. -Nêu tính chất hoá học đặc trưng nhất của R và X. Cho ví dụ minh hoạ. (CĐSP Bắc Giang-99) 32-Ion M3+ có cấu tạo lớp vỏ electron ngoài cùng là 2s22p6. -Hãy viết cấu hình electron của M và cho biết M thuộc chu kì nào? Phân nhóm nào và là nguyên tố gì? -Nguyên tắc điều chế M từ M3+ trong công nghiệp? (Nêu rõ các điều kiện cần thiết). -Tính chất hoá học cơ bản của M? Viết một phương trình phản ứng minh hoạ. (CĐSP Hà Nội-2001-tr266) 33- Hoàn thành phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: Cho biết: A1 là oxit kim loại A có điện tích hạt nhân 3,2.10-18 culông; B1 là oxit phi kim B có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s2 2p2. (ĐH Ngoại Thương-Phía Nam-98) Dựa vào tổng số hạt, xác định vị trí của nguyên tố. 35-Hợp chất X có dạng AB3, tổng số hạt proton trong phân tử là 40. Trong thành phần hạt nhân của A cũng như B đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. A thuộc chu kì 3 bảng hệ thống tuần hoàn. a. Xác định tên gọi của A, B. b. Xác định các loại liên kết có thể có trong phân tử AB3. c. Mặt khác ta cũng có ion AB32-. Tính số oxi hoá của A trong AB3, AB32- Trong các phản ứng hoá học của AB3 và AB32- thì A thể hiện tính oxi hoá, tính khử như thế nào? (ĐH Tài chính KTHN-2001-tr-57) 36-Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử của một nguyên tố là 21. a. Hãy xác định tên nguyên tố đó. b. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó. c. Tính tổng số obitan trong nguyên tử của nguyên tố đó. (ĐHY Dược TPHCM-98) 37-Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (e, p, n) là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối và tên nguyên tố. Viết cấu hình electron của nguyên tử X và của các ion tạo thành từ X. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho X lần lượt tác dụng với: dung dịch Fe2(SO4)3; axit HNO3 đặc nóng. (ĐHXD-2001-tr179) 38-Một nguyên tử R có tổng số hạt mang điện và hạt không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Xác định R và và vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn. (ĐHCần Thơ 2001-tr214) 39-Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron bằng 115; trong đó số hạt mang điện gấp 1,556 lần số hạt không mang điện. 1-Viết cấu hình electron của X và xác định vị trí của chúng trong bảng hệ thống tuần hoàn. 2-Dự đoán tính chất hoá học cơ bản của X ở dạng đơn chất. Minh hoạ bằng các phản ứng hoá học. (ĐHDL Hùng vương-2001-tr305) 40-Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2-. Tổng số 3 loại hạt (proton, nơtron, electron) trong A là 140. Tổng số hạt mang điện trong ion M+ lớn hơn tổng số hạt mang điện trong ion X2- là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt nơtron 1 hạt; trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt nơtron. Viết cấu hình electron của M+, X2- và gọi tên hợp chất A. (ĐHAn Giang-2001-tr311) 41-Hợp chất Z được tạo bởi hai nguyên tố M, R có công thức MaRb trong đó R chiếm 6,667% khối lượng. Trong hạt nhân nguyên tử M có n= p + 4, còn trong hạt nhân của R có n = pÂ, trong đó n, p, nÂ, p là số nơtron và proton tương ứng của M và R. Biết rằng tổng số hạt proton trong phân tử Z bằng 84 và a + b = 4. Tìm công thức phân tử của Z. (ĐHQGHN 2001) 42-Hợp chất A có công thức là MXx trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng, M là kim loại, X là phi kim ở chu kì 3. Trong hạt nhân của M có: n - p = 4, của X có: n’ = p’ (trong đó n, n’, p, p’ là số nơtron và proton). Tổng số proton trong MXx là 58. a. Xác định tên, số khối của M và tên, số thứ tự của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn. b. Viết cấu hình electron của X. (ĐHDượcHN-99) 43-Một kim loại M có số khối bằng 54, tổng số hạt gồm (p + n + e. trong ion M2+ là 78. (p: proton; n: nơtron; e: electron). a. Hãy xác định số thứ tự của M trong bảng tuần hoàn và cho biết M là nguyên tố nào trong số các nguyên tố có kí hiệu sau đây: , , , b. Viết phương trình phản ứng khi cho M(NO3)2 lần lượt tác dụng với Cl2, Zn, dung dịch Ca(OH)2, dung dịch AgNO3, dung dịch HNO3 loãng (tạo ra NO). Từ đó hãy cho biết tính chất hoá học cơ bản của ion M2+. (ĐH ngoại-thương 2001-tr28) Các nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm chính, thuộc hai chu kì kế tiếp. 44-X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một phân nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số các hạt mang điện trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định số thứ tự của nguyên tử X và Y. Chúng thuộc nhóm mấy, chu kì mấy trong bảng phân loại tuần hoàn các nguyên tố hoá học? (HVNgân hàngTPHCM2001-tr89) 45-Hai nguyên tố A và B ở hai phân nhóm chính liên tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số hiệu nguyên tử của A và B là 31. Xác định số hiệu nguyên tử, viết cấu hình electron của các nguyên tử A và B. Nêu tính chất hoá học đặc trưng của mỗi nguyên tố và viết cấu hình electron của các ion tạo thành từ tính chất hoá học đặc trưng đó. (ĐH Xây dựng-98) 46-Hai nguyên tố A, B thuộc hai chu kì liên tiếp, có thể tạo thành các anion A2- và B2- (đều có cấu hình electron bền của khí trơ). Số điện tích hạt nhân của A và B hơn kém nhau 8 đơn vị. Hãy xác định số hiệu nguyên tử của A, B và viết cấu hình electron của chúng. (ĐHDLNNTin học-2001) 47-X, Y là hai nguyên tố trong cùng một phân nhóm chính, thuộc hai chu kì liên tiếp trong hệ thống tuần hoàn. 1- Tổng số hạt proton. nơtron và electron có trong một loại nguyên tử của Y là 54, trong đó tổng số hạt mang điên nhiều hơn số hạt không mang điện 1,7 lần. Hãy xác định số hiệu nguyên tử và số khối của Y. 2-Viết cấu hình electron của Y, xác định vị trí (chu kì, nhóm, phân nhóm) và tên gọi của nguyên tố Y. 3-Cho biết nguyên tố X có thể là nguyên tố gì? Xác định tên gọi đúng của X, nếu xảy ra các phản ứng sau: Y2 + 2NaX = X2 + 2NaY Giải thích kết quả đã chọn? (ĐH An ninh 2001-tr303) 48-Hai nguyên tố X và Y ở hai phân nhóm chính liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của hai nguyên tố là 23. Biết nguyên tố Y thuộc nhóm V và ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố không phản ứng với nhau. a. Hãy viết cấu hình electron của X và Y. b. Từ đơn chất X và các hoá chất cần thiết, viết các phương trình phản ứng điều chế axit trong đó X có số oxi hoá dương cao nhất. (ĐH Dược HN-2000-tr155) 49- a. A và B là hai nguyên tố ở cùng một phân nhóm và thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Tổng số proton trong 2 hạt nhân nguyên tử A và B là 30. Hãy viết cấu hình electron của A, B. Từ đó cho biết chu kì, phân nhóm của A, B trong bảng hệ thống tuần hoàn và những tính chất cơ bản của hai nguyên tố A, B. (ĐHSP Quy Nhơn-98) 50-Cho A, B, C là ba nguyên tố liên tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Tổng số các hạt mang điện trong thành phần cấu tạo nguyên tử của A, B, C bằng 72. a. Biết số hiệu nguyên tử (Z) của một số nguyên tố: ZNa= 11, ZMg=12, ZAl=13, ZSi=14, ZP =15, ZS =16, ZCl =17, hãy xác định số hiệu nguyên tử và gọi tên A, B, C. b. Viết cấu hình electron của A, B, C. c. Viết công thức các hiđroxit của A, B, C. Trình bày cách nhận biết ba hiđroxit của A, B, C riêng rẽ ở trạng thái rắn, chỉ sử dụng một loại dung môi phổ biến. (ĐHSP Quy Nhơn-2001-tr297) Định luật tuần hoàn 51-a. Phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. b. Cho 6 nguyên tố thuộc chu kì 3 là: S, Mg, Al, P, Na, Si. Hãy sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tăng dần tính phi kim. Giải thích sự sắp xếp đó bằng 3 cách khác nhau. Hãy viết công thức và gọi tên 6 muối trung hoà (đã học. ứng với 6 gốc axit khác nhau và có thành phần chỉ gồm các nguyên tố trên và oxi. (Đề 30 I-2-tr60) 52- 1. Hãy cho biết nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. (ĐH An Ninh-99) 2. Cho các nguyên tố thuộc chu kì 3: P, Si, Cl, S. a. Sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần tính phi kim và giải thích. b. Viết công thức phân tử các axit có oxi với số oxi hoá cao nhất của các nguyên tố trên và so sánh tính axit của chúng. (ĐHQGTPHCM-99) 53-Hãy viết cấu hình điện tử của các nguyên tố sau: C, N, S và Cl. Hãy cho biết số oxi hoá cao nhất và thấp nhất của các nguyên tố trên. (ĐH ĐàLạt-CB99) Đồng vị 1. Tính thành phần % các đồng vị của cacbon. Biết cacbon ở trạng thái tự nhiên có hai đồng vị bền là và có khối lượng nguyên tử trung bình là 12,011. 2. Khối lượng nguyên tử trung bình của Brom là 79,91. Brom có hai đồng vị bền là và . Biết chiếm 54,5 %. Tìm số khối của đồng vị thứ hai. 3. Khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,87, trong tự nhiên Bạc có hai đồng vị, trong đó đồng vị Ag chiếm hàm lượng 44%. Xác định số khối của đồng vị còn lại. 4. Hoà tan 4,84 gam Mg kim loại bằng dung dịch HCl thấy thoát ra 0,4 gam khí Hidro. a. Xác định nguyên tử lượng của Mg. b. Mg kim loại cho trên gồm hai đồng vị trong đó có đồng vị Mg. Xác định số khối của đồng vị thứ hai, biết tỷ số của hai loại đồng vị là 4:1. 5. Một thanh Đồng chứa 2 mol Đồng. Trong thanh đồng đó có hai loại đồng vị là Cu và với hàm lượng tương ứng bằng 25% và 75%. Hỏi thanh đồng đó nặng bao nhiêu gam. 6. Dung dịch A chứa 0,4 mol HCl trong đó có hai loại đồng vị Cl và Cl với tỉ lệ: Cl : Cl = 75 : 25 Nếu cho dung dịch A tác dụng với dung dịch AgNO3 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa. 7. Oxy có ba đồng vị O; O; O. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của oxy, biết % các đồng vị tương ứng là x1; x2; x3 trong đó x1 = 1,5 x2 và x1 - x2 = 21 x3 8. Khối lượng nguyên tử của Hidro điều chế từ nước là 1,008. Có bao nhiêu nguyên tử trong 1 ml nước. Biết Hidro có hai đồng vị phổ biến là 11H và 21H. 9. Khối lượng nguyên tử của Bo bằng 10,81. Bo gồm có hai đồng vị 105B và 115B. Hỏi có bao nhiêu % đồng vị 115B trong axit orthoboric H3BO3 ( = 61,84 đvC). 10. Đồng tự nhiên gồm hai đồng vị 6329Cu và 6529Cu. Khối lượng nguyên tử của đồng là 63,546. Tính hàm lượng % của đồng vị 6329Cu trong CuSO4 (cho O = 16 ; S = 32). 11. a. Nguyên tố Mg có 3 loại đồng vị có số khối lần lượt là 24, 25, 26. Trong số 5000 nguyên tử Mg thì có 3930 đồng vị 24 và 505 đồng vị 25, còn lại là đồng vị 26. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của magiê. b. Nguyên tố Argon có 3 loại đồng vị có số khối bằng 36; 38 và A. Phần trăm số nguyên tử tương ứng của 3 đồng vị lần lượt bằng 0,34%, 0,06% và 99,6%. Biết 125 nguyên tử Ar có khối lượng 4997,5 đvC. Tính KLNTTB của Ar và số khối của đồng vị thứ 3. c. Nguyên tố Ne có hai loại đồng vị có số khối bằng 20 và 22. Tính thành phần phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị, biết KLNT của Ne là 20,18. 12. a. Định nghĩa nguyên tố hoá và đồng vị. Cho ví dụ. b. Nguyên tố X có 2 đồng vị I và II. Số nguyên tử của 2 đồng vị này trong hỗn hợp có tỉ lệ tương ứng là 27: 23. Hạt nhân đồng vị I có 35 proton và 44 nơtron. Đồng vị II chứa nhiều nơtron hơn đồng vị I là 2. Tính khối lượng nguyên tử trung bình của X. (ĐHYTBình-2001-tr122) 13. Cho ba nguyên tố M, X, R trong đó R là đồng vị -Trong nguyên tử của M có hiệu số: (số n) - (số p) = 3. -Trong nguyên tử M và X có hiệu số: (số p trong M) - (số p trong X) = 6. -Tổng số n trong nguyên tử của M và X là 36. -Tổng số khối các nguyên tử trong phân tử MCl là 76. (n, p là số nơtron và số proton). a. Tính số khối của M và X. b. Hãy nêu tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố M, X, R. c. Viết phương trình phản ứng điều chế M từ MCl và điều chế X từ oxit của X. (ĐHNg-thương 2001-tr38) 14. Số khối của hạt nhân nguyên tử là gì? Số khối của hạt nhân có phải là khối lượng của hạt nhân không? (ĐHNg-thươngMN-99) 15. Theo ý em, những câu sau đây đúng hay sai: 1. Chất tác dụng được với dung dịch axit và với dung dịch bazơ phải là chất lưỡng tính. 2. Hai chất có phân tử khối bằng nhau phải là hai đồng phân của nhau. 3. Chỉ có oxit của phi kim mới là oxit axit. 4. Hai nguyên tử có số điện tích hạt nhân Z bằng nhau có thể có số khối A khác nhau. 5. Hai nguyên tử có số điện tích hạt nhân Z khác nhau có thể có số khối A bằng nhau. Hãy giải thích ý kiến của em. (ĐHNg-thương-99) Đ2-Độ âm điện-Liên kết hoá học 1-a. Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hoá trị? Liên kết cho nhận thuộc loại liên kết nào? Cho ví dụ minh hoạ. b. Nêu bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử các chất sau: NH3, NH4NO3, Al2(SO4)3. Viết công thức cấu tạo của chúng. (ĐH Thái Nguyên-2000-tr322đề số 2) 2-Liên kết “cho- nhận” là gì? Hãy so sánh các loại liên kết sau đây: a. Liên kết “cho -nhận” và liên kết cộng hoá trị. b. Liên kết cộng hoá trị và liên kết kim loại. (ĐHAn ninh-97-tr48) 3-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết ion và liên kết cộng hoá trị, cho ví dụ minh hoạ. (ĐH Thái Nguyên-98-tr95) 4-Liên kết trong tinh thể kim loại giống nhau và khác nhau với liên kết ion và với liên kết cộng hoá trị ở chỗ nào? (ĐHNg-thương-99) 5- Độ điện âm là gì? Biến thiên độ điện âm của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm? Dựa vào độ điện âm người ta phân loại liên kết như thế nào? (ĐHY Hà Nội-98-tr191) 6-a. Trong nguyên tử, những electron nào là electron hoá trị? b. Tại sao Ca chỉ có một trạng thái hoá trị là hoá trị 2 còn Fe lại có nhiều trạng thái hoá trị? (ĐHNg-thương-Phía Nam-98) 7-a. Phản ứng hoá học là gì? b. Phương trình hoá học là gì? Hãy nêu ý nghĩa của phương trình hoá học. (ĐHNg-thương-97-tr59) 8-a. Nguyên tử là gì? Phân tử là gì? Phân tử của đơn chất và hợp chất khác nhau ở chỗ nào? b. Hãy nêu ý nghĩa của công thức hoá học. c. Phân biệt các khái niệm: Hoá trị, electron hoá trị, điện hoá trị, cộng hoá trị. (ĐHNg-thương-97-tr67) Đ3-Phản ứng oxi hoá - khử Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá - khử: Định nghĩa-Các khái niệm cơ bản. 1-Thế nào là phản ứng oxi hoá-khử? Hãy phân biệt các khái niệm chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử và quá trình oxi hoá. Cho ví dụ. (ĐHYThái Bình-98-A ninh-CB99-Công đoàn-99-ThNguyên-2000-tr323) 2- a. Số oxi hoá của một nguyên tố hoá học là gì? b. Nêu qui tắc xác định số oxi hoá.(ĐHNg-thương-97-tr67) 3- Phân biệt phản ứng tự oxi hoá khử và oxi hoá khử nội phân tử. Cho ví dụ minh hoạ. (ĐHSPTPHCM-2001-tr73) 4-Phân biệt phản ứng trao đổi ion và phản ứng oxi hoá- khử. Phản ứng trao đổi ion và phản ứng oxy hoá - khử xảy ra theo chiều nào? Cho các thí dụ để minh hoạ. (ĐHDLNN Tinhọc-99) 5-Phản ứng nhiệt phân là gì? Phản ứng nhiệt phân có phải luôn luôn là phản ứng oxi hoá khử không? Viết phương trình phản ứng nhiệt phân các chất: NaNO3; (NH4)2CO3; KClO3; KMnO4; AgNO3. (ĐHY Thái Bình-99) 6-Phản ứng hoá hợp và phản ứng phân tích có phải là phản ứng oxi hoá khử không? Cho ví dụ minh hoạ và giải thích. (ĐH TháiNguyên-2000) 7- Viết hai phương trình phản ứng chứng minh muối nitrat đóng vai trò oxi hoá trong môi trường axit và môi trường bazơ. (ĐHSPtpHCM-2001) 8-Lấy 3 phản ứng để minh hoạ rằng trong phản ứng oxi hoá- khử, các axit có thể đóng vai trò chất oxi hoá, chất khử, hoặc chỉ là môi trường không tham gia cho nhận electron. (ĐNẵng98-Huế-2001tr135) 9- Cho biết vai trò của nguyên tử kim loại và ion kim loại trong phản ứng oxi hoá-khử. Cho ví dụ minh hoạ. (ĐHCthơ-98tr86-ĐHThNguyên-2000-tr323đề-2-Huế2001-135) 10-Hãy nêu tính chất hoá học cơ bản của ion kim loại Mn+. (ĐH Ngthương-Phía Bắc-98) 11-Các chất và ion sau đây: Mg2+, Ca, Br2 và S2- có thể đóng vai trò chất khử hay chất oxi hoá ? Cho ví dụ minh hoạ. (ĐHĐLạt-99) 12-Các chất và ion sau đây đóng vai trò gì (chất oxi hoá hay chất khử) trong các phản ứng oxi hoá khử xảy ra trong dung dịch: Al, Fe2+, Ag+, Cl-, SO32-. Cho ví dụ. (ĐHXD-2000-tr251) 13-Giải thích và chứng minh bằng phương trình phản ứng các kết luận sau: a. Fe3+ chỉ thể hiện tính oxi hoá. b. NH3 chỉ thể hiện tính khử. c. SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá vừa thể hiện tính khử. (ĐHV2001tr82) 14-Trong các chất sau, chất nào có thể là chất oxi hoá hay chất khử: NH3, FeO, Fe2O3, SO2. Trong mỗi trường hợp cho một ví dụ minh hoạ. (ĐHXD-2001tr179) 15- 1. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các chất sau: H2S, NO2, N2O, CuSO4, Fe2(SO4)3, MnCl2, CuO, CO2, Cu(NO3)2, KMnO4, FeCl2, Cr2(SO4)3, K2SO3, KHSO4, MnSO4, Al(NO3)3, Fe(NO3)3, NxOy, FeCl3, Al2O3, H3AsO4, FeSO4, H2SO4, KCl, N2On, K2CrO4, ,Mg(NO3)2. 2. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các ion sau: b. 16. 1. Viết các sơ đồ sau: Fe0 đ Fe2+ Fe0 đ Fe3+ N-3 đ N+2 S-2 đ S0 Na đ Na+1 Mg đ Mg+2 O2 đ O2- Cl2 đ Cl- N20 đ N+2 S+6 đ S+4 S+4 đ S0 S+6 đS-2 F2 đ F- Fe+2

File đính kèm:

  • docTUYEN CHON BAI TAP VO CO THI DAI HOC.doc