Bài giảng chất – nguyên tử – phân tử

 1. Kiến thức:

Cho học sinh biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp . Hiểu và vận dung được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị.

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chất – nguyên tử – phân tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ « MỤC TIÊU CHƯƠNG 1. Kiến thức: Cho học sinh biết được khái niệm chung về chất và hỗn hợp . Hiểu và vận dung được các định nghĩa về nguyên tử, nguyên tố hoá học, nguyên tử khối, đơn chất và hợp chất, phân tử và phân tử khối, hoá trị. 2. Kĩ năng: Tập cho học sinh biết cách nhận ra tính chất của chất và tách riêng chất ra từ hỗn hợp, quan sát và thử nghiệm tính chất của chất, biểu diên nguyên tố hoá học bằng kí hiệu hoá học và biểu diễn chất bằng công thức hoá học, biết cách lập công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị, biết cách tinh phân tử khối. 3. Thái độ: Bước đầu tạo cho học sinh hứng thú với môn học, phát triển năng lực tư duy hoá học. Năng lực tưởng tượng về cấu tạo hạt của chất. Tiết PPCT:2 CHẤT Ngày dạy: I. MỤC TIÊU : 1. kiến thức : - Học sinh phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo), vật liệu và chất (giới hạn ở những chất được giới thiệu). Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, còn các vật thể nhân tạo được làm ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. - Qua thí nghiệm biết cách để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định. 2. Kỹ năng : Rèn học sinh kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. 3. Thái độ : Rèn HS tính cẩn thận khi dùng hóa chất sử dụng đúng yêu cầu tùy theo tính chất của nó. Bảo đảm tính an toàn khi dùng hóa chất. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : - Mẫu một số chất : Lưu huỳnh, phot pho đỏ, nhôm, đồng. - Dụng cụ : thử tính dẫn điện, phiếu học tập, bảng phụ, cốc. 2. Học sinh : Soạn và xem trước bài, ôn tập vật lý lớp 6. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Phương pháp đàm thoại, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm, thuyết trình. IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh, chia nhóm. 2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi 1. Hóa học là gì ? Nêu thí dụ? (4đ) Theo em học tốt môn hóa học là phải làm như û thế nào ? Ví dụ? (5đ) HS chuẩn bị đủ bài ở nhà Đáp án - Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. - Ví dụ : Cho định sắt vào dung dịch HCl có khí sủi bọt nghĩa là có sự biến đổi các chất sắt và axit clohidric - Học tốt môn hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng kiến thức đã học - HS ví dụ hợp lý - HS chuẩn bị bài ở nhà đủ Điểm 2đ 2đ 2đ 3đ 1đ 3. Bài mới : * Hoạt động 1: Giới thiệu GV yêu cầu HS nhắc lại hóa học là gì ? Sau đó GV nhấn mạnh môn hóa học nghiên cứu về chất cùng sự biến đổi của chất. Bài hôm nay chúng ta làm quen với chất : “CHẤT”. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung * Hoạt động 2 : Tìm hiểu chất có ở đâu ? - GV nêu : Các em hãy quan sát và kể tên những vật cụ thể xung quanh ta. - GV bổ sung và chỉ ra 2 loại vật thể, HS phân loại các ví dụ đã nêu, GV ghi bảng. + Vật thể tự nhiên : người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất … + Vật thể nhân tạo : nhà ở, đồ dùng, quần áo, thước kẻ, compa … - GV treo bảng phụ, HS thảo luận nhóm. Tên gọi thông thường Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Tự nhiên Nhân tạo -Không khí -Thân cây mía - Bàn gỗ - Ấm đun nước - Rổ nhựa - Cuốc Oxi, ni tơ, cacbonic   Các nhóm báo cáo, GV và HS nhận xét sửa chữa chấm điểm tuyên dương. ? Qua các ví dụ trên, em thấy chất có ở đâu ? * GV mở rộng : Chất có trong mọi vật thể và giới thiệu từ vật liệu. - Vật liệu là những vật dụng để làm ra vật thể (mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất). ? Chất có những tính chất nào ? * Hoạt động 3 : Tìm hiểu tính chất của chất. - GV thông báo (như SGK) ? Làm thế nào để biết được tính chất của chất. GV cho HS xem mẫu phot pho đỏ và lưu huỳnh, gọi HS nhận xét tính chất bề ngoài. Quan sát - P : chất rắn màu đỏ - S : chất rắn màu vàng - GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm để biết tính chất của một số chất.   Từng nhóm nhận dụng cụ trong khay : đồng, muối, (cồn, que thử điện).   HS tiến hành thí nghiệm và thảo luận .   Các nhóm báo cáo, GV ghi bảng. + Đồng : Chất rắn màu đỏ, không tan trong nước, khối lượng dựa vào công thức + Muối : chất rắn, màu trắng, tan trong nước, không cháy. ? Để nhận biết tính chất của chất, chúng ta dựa vào đâu ? - Quan sát   HS kết luận: - Dùng dụng cụ để đo - Làm thí nghiệm - Như vậy mỗi chất có những tính chất như thế nào ? ? Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi gì? - GV nêu các ví dụ gọi HS phân biệt : nước và cồn Þ yêu cầu HS nêu lợi ích ? - GV thuyết trình : biết tính chất của chất giúp ta biết cách sử dụng chất và ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất. - GV nêu ví dụ minh họa : Cây xanh không nên để trong phòng ngủ vào ban đêm (thải khí CO2) I. Chất ở đâu ? Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. II. Tính chất của chất. Mỗi chất có những tính chất nhất định a. Tính chất vật lý : - Trạng thái, màu sắc, mùi vị. - Tính tan trong nước. - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy. - Tính dẫn điện, dẫn nhiệt. - Khối lượng riêng b. Tính chất hóa học : Khả năng biến đổi chất này thành chất khác - Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lý và hóa học nhất định. 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất. - Biết cách sử dụng chất và ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. 4. Củng cố và luyện tập : Chọn mỗi dãy bàn 2 em trả lời các câu hỏi (2’) + Nêu ví dụ và cách nhận biết tính chất của một số chất đã nêu. + Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? (- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết đặc điểm chất. - Biết cách sử dụng chất và ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất.) 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học nội dung bài, tìm ví dụ cho từng phần. - Làm bài tập ở nhà : 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK/1. ( Đọc câu hỏi dựa vào phần bài học và các ví dụ minh hoạ trả lời) - Bài tập hóa học : 1, 2, 3, 4 trang 3 - Chuẩn bị : Phần III chất tinh khiết (bài 2) - Đọc bài xem kỹ trước các thí nghiệm. V. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docT2.doc
Giáo án liên quan