Bài giảng Chương 05: hiđro- Nước

1. Kiến thức:

- HS nắm được các kiến thức về nguyên tố hidro và đơn chất hidro, CTHH, tính chất vật lý, tính chất hóa học của đơn chất hidro, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế hidro.

 - HS hiểu sâu sắc hơn thành phần định tính, định lượng của nước, tính chất của nước

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 05: hiđro- Nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: HIĐRO- NƯỚC MỤC TIÊU CHƯƠNG: Kiến thức: - HS nắm được các kiến thức về nguyên tố hidro và đơn chất hidro, CTHH, tính chất vật lý, tính chất hóa học của đơn chất hidro, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế hidro. - HS hiểu sâu sắc hơn thành phần định tính, định lượng của nước, tính chất của nước - HS hình thành khái niệm mới: phản ứng thế, sự khử, chất khử, phản ứng oxi hóa khử, axit, bazơ, muối. Kĩ năng: Tiếp tục phát triển một số kỹ năng sau: Quan sát và tiến hành một số thí nghiệm điều chế hidro, nhận biềt hidro, thu khí hidro, sự tunh khiết của hidro, đốt cháy hidrô. Kỹ năng đọc và viết KHHH, CTHH, PTHH, kỹ năng tính toán khối lượng và thể tích tham gia và tạothành theo PTHH. Kỹ năng và thói quen bảo đảm an toàn khi làm thì nghiệm, giữ vệ sinh nơi làm việc cho nguồn nước không bị ô nhiễm Thái độ: Củng cố khắc sâu lòng ham thích bộ môn: HS làm quen với phương pháp tư duy so sánh đối chiếu và phương pháp khái quát hóa Tiết 47 ND:…………/…….. TÍNH CHẤT ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Biết tính chất vật lí của hiđro: chất khí, không màu, không mùi, là khí nhẹ nhất trong các khí. Biết tính chất hoá học của hđro: tác dung với oxi hợp chất. Biết được khái nịêm về sự khử và chất khử. Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất vật lí và hoá học của H2 Viết PTHH minh hoạ tính chất cuảa H2 3.Thái độ: - Củng cố khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn. II.Chuẩn bị: -GV: + Dụng cụ: bình kép đơn giản, ống dẫn khí, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ chứa oxi, đèn cồn, diêm, phiếu học tập. +Hóa chất: Zn; dd HCl - HSø: Xem bài ở nhà III.Phương pháp dạy hoc: Thảo luận nhóm Đàm thoại gợi mở Trực quan IV.Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 8A1 8A2 8A3: 2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu chương như sgk 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY +HS ghi bảng: KHHH; NTK CTHH; PTK * Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lí cuả H2 p-GV: làm TN kẽm tác dụng với dd HCl, thu đầy khí hidro được đậy nút kín +HS nhóm quan sát ống nghiệm chứa khí hidro, nhận xét trang thái, màu sắc của khí hidro. -pGV yêu cầu HS: quan sát một quả bóng bay đã bơm đầy khí hidro, miệng quả bóng được buộc chặt bằng sợi dây chì dài==> kết luận gi về tỉ khối của khí hidro so với không khí. +HS nhóm quan sát trả lời pCác em tìm hiểu sgk và cho biết tính tan trong nướccủa khí hidro như thế nào? +HS đọc sgk phát biểu pTừ những vấn đề vừa tìm hiểu em hãy nêu nhận xét về tính chất vật lý của hidro? +HS nhóm thảo luận==> phát biểu. 1 HS đọc sgk phần 1.3. Nhiều HS nhắc lại * Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hoá học cuả H2 -pGV: Chúng ta nghiên cứu về Tính chất hóa học của hidro. +Yêu cầu HS đọc sgk phần tính chất, tác dụng với oxi II. 1a -pGV: Giới thiệu dụng cụ hóa chất, lưu ý HS khi -GV làm thí nghiệm cần quan sát nhận xét để thảo luận. Khi đốt hidro cháy trong không khí: Cốc thủy tinh trước và sau phản ứng như thế nào? Màu ngọn lửa, mức độ cháy khi đốt khí hidro trong oxi? Khi đốt hidro trong bình oxi. thành lọ chứa oxi sau phản ứng có hiện tượng gì? So sánh ngọn lửa hidro cháy trong bình oxi và trong không khí? Sau đó GV làm TN biểu diễn. pCác em hãy quan sát khi cho kẽm tiếp xúc với dd HCl có dấu hiệu nào xảy ra? +HS: Có chất khí không màu thoát ra. p-GV: Đó là khí hidro, trước khi đốt ta phải thử độ tinh khiết của hidro để bảo đảm tính an toàn -pGV: Hướng dẫn cách thử và thực hiện. p Có hiện tượng gì khi chưa tinh khiết? +HS: Có tiếng nổ pGV: Khi nào biết được khí hidro là tinh khiết? +HS: khi không có tiếng nổ hoặc tiếng nổ nhẹ. -GV: Sau đó đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí,quan sát ngọn lửa hidro. +HS: Khí hidro cháy với ngọn lửa xanh. pGV: đưa ngọn lửa hidro cháy vào lọ oxi. Quan sát ngọn lửa? quan sát thành ống thủy tinh? +HS: có nước tạo ra Khí H2 cháy mạnh hơn, có những giọt nước trên thành lọ -pGV: khí hidro cháy trong không khí hay trong oxi tạo thành chất gì? Viết PTHH của phản ứng +HS: Viết PTPỨ lên bảng. -pGV: Yêu cầu HS đọc phần II. 1b và trả lời câu hỏi II. 1c ( phiếu học tập ) KHHH: H ; NTK: 1đv C CTHH: H2 ; PTK: 2đv C I. Tính chất vật lý. Khí hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, rất ít tan trong nước. II. Tính chất hóa học. 1. Tác dụng với oxi: t0 PTHH: 2H2 + O2 2H2O 4. Củng cố và luyện tập: - Phiếu học tập câu hỏi II. 1c - Đáp án: * H2 và O2 khi cháy gây tiếng nổ, vì hỗn hợp H2 và O2 là hỗn hợp nổ. * Hỗn hợp nổ mạnh khi hidro không tinh khiết * Để hỗn hợp nổ nhỏ cần cho hidro thoát ra vài giây để hidro được tinh khiết ( không lẫn không khí ) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Học bài - Làm BT 6* với gợi ý: Lập tỉ lệ so sánh xem H2 hay O2 còndư. Sau đó giải theo phương pháp tính theo PTHH - Chuẩn bị phần còn lại của bài. V. Rút kinh nghiệm: Tiết 48 ND:…../…. TÍNH CHẤT- ỨNG DỤNG CỦA HIĐRO (tt) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết phản ứng với oxit kim loại, tính khứ của hidro, ứng dụng của hidro dựa trên tính chất vật lý, hóa học - Tác dung với oxit kim loại. Biết được khái nịêm về sự khử và chất khử. - Biết hidro có nhiều ứng dụng : làm nguyên liệu và nhiên liệu trong công nghiệp. 2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm hidro tác dụng với đồng II oxit - Viết PTHH - Tính thể tích khí H2 ở đktc. 3. Thái độ: - Củng cố khắc sâu lòng yêu thích bộ môn II. Chuẩn bị: -GV: +Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống dẫn khí, giá sắt, cốc thủy tinh, ống thúy tinh, đèn cồn, diêm, thìa lấy hóa chất +Hóa chất: Zn; dd HCl; CuO - HSø: tranh vẽ hình 5.3/ 111 sgk III.Phương pháp dạy học: - Trực quan - Thảo luận nhóm - Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 8A1 8A2 8A3: Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu và viết PTPỨ hidro tác dụng với oxi ( 6đ ) Câu hỏi: trình bày tính chất vật lý của hidro (4đ ) Đáp án: Hidro cháy trong oxi có ngọn lửa màu xanh nhạt t0 PTHH: 2H2 + O2 2H2O Đáp án: Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, rất ít tan trong nước 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY, TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY * Hoạt động 1: giới thiệu bài như sgk + HS đọc về tác dụng của hidro với bột CuO. Nhận xét các hiện tượng và trả lời câu hỏi: Mục đích của TN sắp thực hành? Các bộ phận chủ yếu của thiết bị Màu sắc của CuO trước khi làm TN? +HS nhóm thảo luận phát biểu -pGV thực hiện thí nghiệm thực tế cho dòng hidro đi qua CuO +HS quan sát -pGV: Ở nhiệt độ thường, khi có dòng khí H2 qua CuO có hiện tượng gì không? HS nhóm trao đổi và trả lời ( không ) pGV: Làm sao để kiểm tra độ tinh khiết của hidro? +HS: Đốt thử ngọn lửa có tiếng nổ nhỏ -pGV tiếp tục thực hiện TN +HS quan sát Sau khi đã kiểm tra độ tinh khiết của hidro và bắt đầu đun nóng phần ống thủy tinh có chứa CuO thì bột đen CuO biến đổi thế nào? +HS nhóm thảo luận phát biểu ( có chất rắn nâu đỏ xuất hiện ) p-GV: Còn có chất gì tạo thành trong ống? Yêu cầu HS đọc phần II. 2. b sgk +HS viết PTPỨ xảy ra lên bảng -pGV: các em có kết luận gì về khí hidro với đồng II oxit +HS nhóm thảo luận phát biểu ( H2 chiếm oxi của CuO ) -pGV: H2 là chất khử. Yêu cầu HS đọc phần kết luận II. 3 sgk. HS ghi nhớ * Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của hiđro pGV: Khí hidro có lợi ích gì cho chúng ta không? Qua tính chất khí hidro đã học, khí hidro có những ứng dụng gì? -pGV: bổ sung tranh vẽ ( hình 5.2 sgk ) ( dùng giấy trắng che phần điều chế) +HS quan sát và phát biểu -pGV tóm tắt ghi bảng II. Tính chất hóa học. 2. Tác dụng với đồng (II) oxit (CuO) t0 PTHH: CuO + H2 Cu + H2O Khí Hidro đã chiếm nguyên tố oxi của hợp chất CuO. Hidro có tính khử. ( khử oxi ) 3. Kết luận: Ở nhiệt độ thích hợp, hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi,mà còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt III. Ứng dụng. Khí hidro có nhiều ứng dụng,chủ yếu do tính chất rất nhẹ, do tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. Củng cố và luyện tập: GV phát phiếu học tập Cho các PTPỨ: a/ 2H + Ag2O H2O + 2Ag b/ H2 + AgO H2O + Ag c/ H2 + Ag2O 2Ag + H2O d/ 2H2 + AgO2 Ag + 2H2O Khoanh tròn vào a, b, c, d em cho là đúng (c là đáp án đúng) 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà - Làm BT 1, 2, 3, 4, 5 / 109 sgk * Hướng dẫn bài tập 6* / 109 sgk cho học sinh khá giỏi - Tìm số mol khí H2 và O2 - Lập PTHH so sánh số mol của 2 chất tham gia phản ứng - Số mol chất nào lớn hơn à chất đó còn dư * Hoặc so sánh tỉ lệ thể tích vì các thể tích khí đo cùng điều kiện hoặc đktc _ Theo PTHH n H2 : n O2 = 2 : 1 à V H2 : V O2 = 2 : 1 _ Theo đề bài V H2 : V O2 = 8,4 : 2,8 H2 còn dư Lượng chất cần tìm được tính theo thể tích khí O2 - Chuẩn bị bài “ Phản ứng oxi hóa khử”: đọc kĩ nội dung bài học. V. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docT 47,48 (2).doc
Giáo án liên quan