HS biết và hiểu :
– Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử.
– Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tượng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.
– Số khối, đồng vị, nguyên tố hóa học.
– Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
209 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 1 bài giảng về phân tử nguyên tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
nguyên tử
A. Mở đầu............
Mục tiêu của chương
HS biết và hiểu :
– Thành phần, kích thước và cấu tạo của nguyên tử.
– Điện tích hạt nhân, proton, nơtron, hiện tượng phóng xạ, phản ứng hạt nhân.
– Số khối, đồng vị, nguyên tố hóa học.
– Obitan nguyên tử, lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
– Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc lớp electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
– Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
HS có kĩ năng và thái độ :
– Viết cấu hình electron nguyên tử. Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hóa học.
– HS có khả năng tóm tắt tài liệu, trình bày có lập luận .
– Có kĩ năng tự học và học cộng tác theo nhóm, tìm kiếm, xử lí và lưu giữ thông tin cần thiết từ SGK, sách bài tập, các sách tham khảo hay mạng internet.
Một số điểm cần lưu ý
1. Hệ thống kiến thức của chương 1
– Thành phần, cấu tạo nguyên tử HS đã được biết sơ lược ở lớp 8. Trong chương 1, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm về điện tích, khối lượng của electron, hạt nhân nguyên tử và các hạt thành phần của hạt nhân (proton và nơtron). Các đơn vị như u (trước đây gọi là đvC), angstron (Å), nm, culong (C), đơn vị điện tích nguyên tố cần được lưu ý.
– Khái niệm nguyên tố hóa học được chính xác hóa hơn so với chương trình lớp 8. HS phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị.
– Nội dung sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm kiến thức của chương 1. HS nắm vững các khái niệm như : lớp, phân lớp electron, obitan nguyên tử, cấu hình electron của nguyên tử và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.
2. Phương pháp dạy học
Các kiến thức của chương 1 là mới và khó tưởng tượng đối với HS. Các kiến thức về electron, về hạt nhân, cấu tạo hạt nhân được tìm ra từ thực nghiệm. HS được tìm hiểu sự kiện, các thí nghiệm tìm ra tia âm cực, tìm ra hạt nhân, sau đó sử dụng phép phân tích, tổng hợp và khái quát hóa để có một hình dung được đầy đủ về thành phần, cấu tạo nguyên tử.
Phần lí thuyết về sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm của chương được xây dựng trên cơ sở các tiên đề, do đó, phương pháp dạy học chủ yếu sử dụng suy diễn. Bên cạnh đó, các phương pháp dạy học khác như dạy học dự án, hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy tự học, tự đọc tài liệu, thảo luận trên lớp cũng nên được coi trọng.
Chương 1 rất trừu tượng, cho nên các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu, các phần mềm mô phỏng các thí nghiệm tìm ra tia âm cực, thí nghiệm tìm ra hạt nhân… nên được khuyến khích sử dụng ở những nơi có điều kiện.
B. Dạy học các bài cụ thể
Bài 1 Thành phần nguyên tử
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Biết nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của nguyên tố, không chia được trong các phản ứng hóa học.
– Nguyên tử có cấu tạo gồm hạt nhân và vỏ electron. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
2. Kĩ năng
– Biết hoạt động độc lập và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
– Có kĩ năng tìm kiếm thông tin về nguyên tử trên mạng internet, lưu giữ và xử lí thông tin.
II- Chuẩn bị
– Phóng to hình 1.1 ; 1.2 và hình 1.3 (SGK).
– Thiết kế mô phỏng các thí nghiệm SGK trên máy vi tính (có thể dùng phần mềm Powerpoint hoặc Macromedia Flash) để dạy học.
III- thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Tại sao trong hàng ngàn năm sau khi có quan niệm về nguyên tử của Đê-mô-crit đã không có một tiến bộ nào trong nghiên cứu về nguyên tử ?
HS : Vì chưa có các thiết bị khoa học để kiểm chứng giả thuyết của Đê-mô-crit. Mãi đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mới có các thí nghiệm của Tôm-xơn, Rơ-dơ-pho.
Hoạt động 2 : Thí nghiệm tìm ra electron
GV giới thiệu thiết bị, hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm của Tôm-xơn, rút ra kết luận.
Nếu trên đường đi của tia âm cực đặt một chong chóng nhẹ, chong chóng quay. Tia âm cực bị lệch về phía cực dương trong điện trường.
GV : Tia âm cực là gì ? Tia âm cực được hình thành trong những điều kiện nào ? Khối lượng và điện tích của electron ?
GV Trong nguyên tử, electron mang điện tích âm. Nhưng nguyên tử trung hòa về điện, vậy phần mang điện dương được phân bố như thế nào trong nguyên tử ?
HS quan sát hình 1.1 và 1.2 (SGK) đã phóng to trên bảng.
- Sự phát hiện tia âm cực chứng tỏ nguyên tử là có thật, nguyên tử có cấu tạo phức tạp.
- Tính chất của tia âm cực :
+ Tia âm cực gồm các electron mang điện tích âm chuyển động rất nhanh.
+ Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
+ Khối lượng, điện tích e (SGK).
Hoạt động 3 : Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử
GV giới thiệu các thiết bị thí nghiệm của Rơ-dơ-pho, đặt câu hỏi: Tại sao hầu hết hạt a xuyên thẳng qua lá vàng, trong khi chỉ có một số ít hạt a bị lệch hướng và một số ít hơn nữa hạt a bị bật trở lại ?
GV tổng kết : Phần mang điện dương không nằm phân tán như Tôm-xơn đã nghĩ, mà tập trung ở tâm nguyên tử, gọi là hạt nhân nguyên tử. Vậy hạt nhân nguyên tử đã là phần nhỏ nhất của nguyên tử chưa ?
HS quan sát hình 1.3 phóng to, suy nghĩ về hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
HS : Chỉ có thể giải thích hiện tượng trên là do nguyên tử có cấu tạo rỗng. Phần mang điện tích dương chỉ chiếm một thể tích rất nhỏ bé so với kích thước của cả nguyên tử.
Hoạt động 4 : Tìm hiểu cấu tạo hạt nhân
Proton là gì ? Khối lượng và điện tích của proton ? Nơtron là gì ? Khối lượng và điện tích của nơtron ?
GV Các thí nghiệm đã xác nhận nguyên tử là có thật, có cấu tạo rất phức tạp. Vậy kích thước và khối lượng của nguyên tử như thế nào ?
HS đọc SGK và nhận xét :
+ Hạt nhân chưa phải là phần nhỏ nhất của nguyên tử.
+ Hạt nhân gồm các proton và nơtron.
+ Khối lượng và điện tích của proton và nơtron (SGK).
- HS kết luận : hạt nhân được tạo nên từ các hạt proton và nơtron
Hoạt động 5 : Tìm hiểu kích thước và khối lượng của nguyên tử
1. Kích thước
GV giúp HS hình dung nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu coi nguyên tử là một khối cầu thì đường kính ~10–10 m. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử, đường kính của hạt nhân ~10–5 nm (nhỏ hơn nguyên tử ~ 10000 lần)
2. Khối lượng
GV có thể dùng đơn vị gam hay kilogam để đo khối lượng nguyên tử được không? Tại sao người ta sử dụng đơn vị u (đvC) bằng khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị ?
HS đọc SGK rút ra các nhận xét :
+ Nguyên tử các nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau.
+ Đơn vị đo kích thước nguyên tử là Å, nm.
1 Å = 10–10m, 1nm = 10 Å
HS dùng các đơn vị như gam hay kilogam để đo khối lượng nguyên tử rất bất tiện do số lẻ và có số mũ âm rất lớn, như 19,9264.10–27kg là khối lượng nguyên tử cacbon. Do đó, để thuận tiện hơn trong tính toán, người ta dùng đơn vị u (đvC)
Hoạt động 6 : Tổng kết và vận dụng
GV tổng kết các nội dung đã học, ra bài tập về nhà cho HS.
HS giải các bài tập 1, 2, 3, 4 trong SGK theo 4 nhóm. Mỗi nhóm cử một đại diện lên chữa bài tập đã được phân công. Các nhóm khác nhận xét kết quả.
Bài 2 Hạt nhân nguyên tử
nguyên tố hóa học
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
– Biết sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron. Biết cách tính số khối của hạt nhân nguyên tử.
– Hiểu khái niệm nguyên tố hóa học. Thế nào là số hiệu, kí hiệu nguyên tử.
2. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng giải các bài tập xác định số đơn vị điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron và electron nguyên tử và số khối của hạt nhân nguyên tử.
– HS hiểu sự cần thiết đảm bảo an toàn hạt nhân. Liên hệ với kế hoạch phát triển năng lượng điện hạt nhân của đất nước.
– Rèn luyện khả năng tự học, tự đọc và hoạt động cộng tác theo nhóm, khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch.
II- Chuẩn bị
– Phiếu học tập.
– Máy vi tính, máy chiếu đa năng nếu có.
III- Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV : Đại lượng vật lí nào là đặc trưng cho một nguyên tố hóa học ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu điện tích hạt nhân và số khối của hạt nhân là gì ?
GV yêu cầu HS tái hiện các đặc trưng của proton, nơtron về khối lượng và điện tích.
Nguyên tử trung hòa về điện, cho nên : số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron.
GV thông báo số khối A = Z + N, trong đó Z là số đơn vị điện tích hạt nhân, N là số nơtron có trong hạt nhân nguyên tử. A và Z là những đặc trưng rất quan trọng của nguyên tử.
HS nhớ lại kiến thức về điện tích của proton và nơtron. Một hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.
HS vận dụng trong thí dụ sau : nguyên tử nitơ có số đơn vị điện tích hạt nhân là 7, có N = 7, vậy nguyên tử nitơ có :
+ 7 proton và 7 electron.
+ Số khối A = 7 + 7 = 14
Hoạt động 3. Tìm hiểu khái niệm nguyên tố hóa học
GV tổng kết : Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
Như vậy đại lượng vật lí đặc trưng của một nguyên tố hóa học là điện tích hạt nhân.
HS đọc SGK và phát biểu định nghĩa nguyên tố hóa học, so sánh với nội dung này ở lớp 8.
Nguyên tử là hạt vi mô đại diện cho nguyên tố hóa học.
Hoạt động 4. Tìm hiểu khái niệm số hiệu và kí hiệu nguyên tử
GV thông báo : Số hiệu nguyên tử của nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó, được kí hiệu là Z.
GV kí hiệu nguyên tử cho biết những gì ?
- Điện tích hạt nhân, số hiệu nguyên tử và số electron trong nguyên tử.
- Số khối và số nơtron trong hạt nhân.
HS có thể làm việc theo nhóm, tự đọc SGK, thảo luận về số hiệu và kí hiệu của nguyên tử.
HS xét thí dụ : biết số hiệu nguyên tử của Fe là 26, hạt nhân nguyên tử Fe có 26 proton, số khối của hạt nhân Fe là 56.
NFe = 56 – 26 = 30
Hoạt động 5. Tổng kết và vận dụng giải các bài tập 1, 2, giao bài tập về nhà
HS ôn lại bài 1 và bài 2, chuẩn bị cho bài 3.
IV. Thông tin bổ sung
Năng lượng hạt nhân có nên được sử dụng ở Việt Nam ?
1. Những ý kiến ủng hộ việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Để duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thứ hai châu á, khoảng 7,5 - 8% một năm như hiện nay, theo nghiên cứu của tổng công ti điện lực Việt Nam (EVN), tăng trưởng nguồn điện phải đạt trung bình 15% một năm.
Các nguồn điện chủ yếu hiện nay của nước ta như thủy điện phụ thuộc vào nguồn nước. Vào những tháng 4, 5 hàng năm, nguồn nước cho thủy điện giảm làm nguồn cung cấp điện thiếu hụt dẫn đến phải cắt điện luân phiên, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và kinh doanh. Để giải quyết nạn thiếu điện có nhiều phương án được lựa chọn, trong đó có điện hạt nhân. Theo EVN đến năm 2017 nước ta sẽ có nhà máy điện hạt nhân đầu tiên.
Nhà máy điện hạt nhân cung cấp một nguồn điện ổn định, không làm tăng khí thải CO2 như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ.
Nguồn điện hạt nhân sẽ hỗ trợ các nhà máy thủy điện trong mùa khô.
Nhà máy điện hạt nhân còn là biểu tượng của một nền khoa học, công nghệ tiên tiến.
Các nước có nền công nghiệp điện hạt nhân phát triển như Nga, Pháp, Hàn Quốc đang giới thiệu các thiết bị điện hạt nhân của họ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một sự lựa chọn nhà thầu chính thức nào từ phía Việt Nam.
2. Những ý kiến phản đối việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Thứ nhất là năng lượng hạt nhân có độ rủi ro cao. Bài học ở Trecnobyl 20 năm trước, với một khu vực bán kính 30 km hoàn toàn không người ở vì độ nhiễm xạ cao vẫn còn giá trị.
Thứ hai là công nghệ điện hạt nhân phải nhập với giá thành rất cao. Nguyên liệu hoạt động của nhà máy điện hạt nhân ngày càng hiếm và phải nhập khẩu với giá thành ngày càng cao, do đó điện hạt nhân kém tính cạnh tranh so với các nguồn năng lượng khác.
Thứ ba là vấn đề xử lí rác thải hạt nhân. Đây là một vấn đề rất phức tạp, ngay cả với những quốc gia có nền khoa học và công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Thứ tư là nhu cầu nước làm mát của nhà máy điện hạt nhân rất lớn. Trong khi các địa điểm dự định xây dựng nhà máy điện hạt nhân của nước ta lại đặt ở những vùng rất hiếm nước.
Thứ năm là nguồn nhân lực để vận hành nhà máy điện hạt nhân đòi hỏi tính kỉ luật và kĩ thuật rất cao, là điều không thực hiện được một cách dễ dàng ở nước ta trong giai đoạn trước mắt.
Những lí do vừa đề cập trên đây đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng của chính phủ trước khi quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam.
3. Còn bạn, bạn theo quan điểm nào ?
Bài 3 Đồng vị. nguyên tử khối và
nguyên tử khối trung bình
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
– HS hiểu thế nào là đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
– HS phân biệt được số khối và nguyên tử khối.
2. Kĩ năng
– Có kĩ năng xác định nguyên tử khối trung bình.
– HS trình bày được thế nào là đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình.
– Có khả năng hợp tác và cộng tác tốt, phát triển năng lực quản lí, thuyết phục, điều phối các hoạt động của nhóm.
– Có kĩ năng tra cứu thông tin trên mạng internet, có khả năng đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin.
II- Chuẩn bị
GV : + Các phiếu học tập
+ Tranh vẽ các đồng vị của hiđro
+ Phương pháp dạy học : đàm thoại + gợi mở
HS : Học bài 1 và 2.
– HS tra cứu về đồng vị, số khối, nguyên tử khối và cách tính nguyên tử khối trung bình trong SGK, tài liệu tham khảo hay internet.
– HS chuẩn bị được các bài trình diễn Powerpoint về những nội dung liên quan đến bài học.
III. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống dạy học
- Sử dụng phiếu học tập số 1.
a. Xác định số nơtron, poton, electron và số khối của các nguyên tử sau :
Cl, Cl, C, C, C
b. Nêu nhận xét và giải thích ?
c. Định nghĩa đồng vị.
GV dựa vào câu (b) để dẫn HS định nghĩa đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó có số khối A khác nhau.
HS điền đầy đủ các thông tin vào phiếu học tập, nhận xét và giải thích.
a.
A
P
e
n
Cl
35
17
17
18
Cl
37
17
17
20
C
12
6
6
6
C
13
6
6
7
C
14
6
6
8
b. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố clo, cacbon có số khối khác nhau là do số nơtron khác nhau.
c. Định nghĩa : SGK
Hoạt động 2 : dùng phiếu học tập số 2
Cho các nguyên tử :
A, B, C, D, G, H, E
L, M, J Các nguyên tử nào là đồng vị của nhau ?
HS trả lời :
+ A và D là những đồng vị.
+ B và H là những đồng vị.
+ G và J là những đồng vị.
Hoạt động 3 : dùng phiếu học tập số 3
Cho hai đồng vị hiđro H và H và đồng vị clo : Cl và Cl
Có thể có bao nhiêu loại phân tử HCl
khác nhau tạo nên từ hai loại đồng vị của hai nguyên tố đó.
+ GV dùng sơ đồ biểu diễn cấu tạo 3 đồng vị của nguyên tố hiđro để giải thích trường hợp đặc biệt đồng vị H là trường hợp duy nhất có n = 0 và H có số nơtron gấp đôi số proton và do đó đồng vị có một số tính chất vật lí khác nhau.
HCl, HCl, DCl, DCl
Ký hiệu H là D
HS đọc SGK để biết rằng hiện tượng đồng vị là một hiện tượng phổ biến.
HS nêu một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ trong đời sống, y học…
Hoạt động 4 : Dùng phiếu học tập số 4
a. Nguyên tử khối trung bình là gì ? Viết công thức tính nguyên tử khối trung bình và giải thích.
b. Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố niken, biết rằng trong tự nhiên các đồng vị của niken tồn tại theo tỉ lệ :
Ni, Ni, Ni, Ni
67,76% 26,16% 2,42% 3,66%
Công thức :
=
A là nguyên tử khối trung bình
A, B… là nguyên tử khối của mỗi đồng vị, a, b… là tỉ lệ % mỗi đồng vị.
c. Bài tập 5 trang 14 SGK
Cu = 63,546
A = 63 a = ?
B = 65 b = ? (theo công thức)
HS đọc tư liệu trong SGK
a. Nguyên tử khối của một nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm mỗi đồng vị trong hỗn hợp.
b.
ANi=
ANi = 58,74
Gọi a là % đồng vị Cu
ị % đồng vị Cu là (100 - a)
Dựa vào công thức :
63,546 =
Giải tìm a = 72,7%. b = 27,3%
Hoạt động 5 : GV hướng dẫn HS làm bài tập về nhà : 1, 2, 3, 6 trang 11 SGK.
IV. Thông tin bổ sung
Cách xác định niên đại của cổ vật bằng đồng vị
Cơ sở : Quá trình tạo thành cacbon 14 (C-14) xẩy ra đồng thời với quá trình phân rã nó. Vì vậy, ở cơ thể sống lượng C-14 là cố định, nhưng ở cơ thể đã chết do không hấp thụ được C-14 nên lượng này giảm đi. Chu kì bán huỷ của C-14 là 5700 năm.
Thí dụ : Xác định tuổi của vỏ ốc.
Người ta xác định lượng C-14 còn lại trong vỏ ốc, áp dụng phương trình động học bậc nhất cho sự phân rã hạt nhân : đ sẽ tìm được tuổi của vỏ ốc.
Sơ đồ biểu diễn cơ sở khoa học của việc xác định niên đại bằng đồng vị 14C.
Bài 4 Sự chuyển động của electron
trong nguyên tử. obitan nguyên tử
I- Mục tiêu
1. Kiến thức
HS biết và hiểu :
– Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào ? So sánh được quan điểm của Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen với quan điểm hiện đại về chuyển động của electron trong nguyên tử.
– Thế nào là obitan nguyên tử, có những loại obitan nguyên tử nào ? Hình dạng của chúng ?
2. Kĩ năng
– Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và sách bài tập.
– Tự học và học theo nhóm, biết sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu, trình diễn báo cáo của nhóm.
II. Chuẩn bị
– GV phóng to các hình 1.6 ; 1.7 ; 1.8 ; 1.9 và 1.10.
– Có thể dùng phần mềm MS.Powerpoint và Macro media Flash để mô phỏng sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
– HS tìm hiểu thêm về cấu trúc của nguyên tử qua các trang web như từ điển Encarta, wiki.pedia…
III. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào ? Sự chuyển động của electron có tương tự sự chuyển động của các hành tinh sung quanh mặt trời ?
GV tổng kết và định hướng bài học.
HS đọc SGK, phát biểu về các nội dung sau : Electron trong mô hình nguyên tử Rơ-dơ-pho, Bo và Zom-mơ-phen chuyển động như thế nào? ưu và nhược điểm của mô hình này là gì ?
Hoạt động 2. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử
GV tổng kết : Theo quan điểm hiện đại, quỹ đạo (đường đi) của electron không còn ý nghĩa. Do electron chuyển động rất nhanh cho nên chỉ một electron của H tạo nên đám mây electron.
Obitan nguyên tử là khu vực không gian sung quanh hạt nhân nơi xác suất có mặt electron là lớn nhất (trên 90%).
Vậy obitan nguyên tử có hình dạng như thế nào ?
HS quan sát hình 1.7 và so sánh với hình 1.6, thảo luận nhóm.
- Theo quan điểm hiện đại quỹ đạo (đường đi) của electron có còn ý nghĩa ?
- Vì sao chỉ có một electron mà người ta gọi là đám mây electron của nguyên tử hiđro ?
- Obitan nguyên tử là gì ?
Hoạt động 3. Tìm hiểu hình dạng các obitan nguyên tử s và p
GV tổng kết : Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử. Obitan p gồm 3 obitan px, py, pz có dạng hình số 8 nổi. Mỗi obitan có sự định hướng khác nhau trong không gian, chẳng hạn px định hướng theo trục x, obitan y định hướng theo trục y…
HS quan sát các hình 1.9 và 1.10, nhận xét hình dạng của các obitan nguyên tử.
- Obitan khác nhau s, p, d, f có hình dạng khác nhau.
- HS có thể xem hình dạng các obitan phức tạp như d, f trên phần mềm orbital viewer.
Hoạt động 4. HS vận dụng trả lời bài tập 5 (SGK)
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
Đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận, GV tổng kết, nhận xét.
HS : Theo lí thuyết hiện đại, trạng thái chuyển động của electron trong nguyên tử được mô tả bằng hình ảnh đám mây electron.
Hoạt động 5. HS vận dụng trả lời bài tập 6 (SGK)
GV tổng kết, ra bài tập về nhà.
Obitan s có dạng hình cầu, tâm là hạt nhân nguyên tử. Obitan p gồm 3 obitan px, py, pz có dạng hình số 8 nổi. Mỗi obitan có sự định hướng khác nhau trong không gian.
IV. Thông tin bổ sung
Phần mềm mô phỏng sự phân bố các electron trong nguyên tử : phần mềm orbital viewer của David Manthey. Phần mềm này cho phép quan sát một cách trực quan các obitan nguyên tử. Thí dụ sau là hình ảnh của obitan 4f. Có thể quan sát obitan 4f theo các thao tác sau:
Khởi động phần mềm orbital viewer.
Trên thanh công cụ của phần mềm orbital viewer, chọn hàm sóng y.
Nhập các số liệu n = 4 và l = 2 cho orbital 4f, sau đó enter.
Hình ảnh của obitan 4f
Có thể dowload miễn phí phần mềm này tại địa chỉ :
Bài 5 Luyện tập về :
Thành phần cấu tạo nguyên tử
Khối lượng của nguyên tử
obitan nguyên tử
I- mục tiêu
1. Kiến thức
– Củng cố các kiến thức về thành phần, cấu tạo nguyên tử, hạt nhân, kích thước, khối lượng, điện tích của các hạt proton, nơtron và electron.
– Hệ thống hóa các khái niệm nguyên tố hóa học, kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình.
2. Kĩ năng
– Rèn luyện kĩ năng tính toán, xác định số electron, proton, nơtron và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử.
– Rèn luyện kĩ năng lập kế hoạch, hoạt động hợp tác theo nhóm.
– Biết cách tra cứu thông tin về chủ đề của bài học trên mạng internet.
II- chuẩn bị
Phiếu học tập
Nội dung 1 : Điền các thông tin cho sẵn ở bảng sau tương ứng với A, B, C hay D vào các chỗ trống trong các câu sau đây :
Nguyên tử được tạo nên bởi…(1). Hạt nhân lại được tạo nên bởi …(2). Electron có điện tích là …(3), quy ước là 1–, khối lượng 0,00055 u. Proton có điện tích là …(4), quy ước là 1+, khối lượng xấp xỉ 1u. Nơtron có điện tích bằng 0, khối lượng xấp xỉ bằng…(5).
TT
A
B
C
D
1.
electron và nơtron
electron và proton
electron và hạt nhân
nơtron và proton
2.
nơtron và proton
electron và nơtron
electron và proton
proton
3.
–1,602.10-19C
1,602.10-19C
–1,502.10-19C
1,502.10-19C
4.
–1,602.10-19C
1,602.10-19C
–1,502.10-19C
1,502.10-19C
5.
1,5 u
1,1 u
1 u
2 u
Nội dung 2 : Cho biết sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân Z với số proton trong hạt nhân và số electron ở vỏ nguyên tử. Cho thí dụ minh họa.
Nội dung 3 : Kí hiệu nguyên tử có thể cung cấp những thông tin nào của nguyên tố hóa học ? Cho thí dụ minh họa.
– Chuẩn bị máy vi tính, máy chiếu đa năng ở những nơi có điều kiện.
III-Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
Trong một tài liệu đọc được trên mạng internet, có một kí hiệu mà một HS lớp 10 không hiẻu , hãy giải thích cho bạn kí hiệu này có ý nghĩa như thế nào ?
HS tái hiện lại những kiến thức đã học, suy nghĩ để tìm câu trả lời.
Hoạt động 2. Thảo luận nhóm
GV hướng dẫn sử dụng phiếu học tập
Nhóm 1. thảo luận nội dung 1
Nhóm 2. thảo luận nội dung 2.
Nhóm 3. thảo luận nội dung 3.
Hoạt động 3. Thảo luận chung cả lớp
GV yêu cầu đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.
HS các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét phần thảo luận vừa trình diễn. Nêu các thắc mắc và tranh luận.
Hoạt động 4. Hướng dẫn giải bài tập 5 (SGK)
a) Tính nguyên tử khối trung bình của Mg.
b) Giả sử trong hỗn hợp nói trên có 50 nguyên tử , thì số nguyên tử tương ứng của 2 đồng vị còn lại là bao nhiêu ?
a)
b) Số nguyên tử = 50 . 7,899 ằ 395 (nguyên tử).
Số nguyên tử = 50 .1,101 ằ 55 (nguyên tử).
Hoạt động 5. GV tổng kết bài học và ra bài tập về nhà.
Để tăng tính tích cực học tập của HS, phần thảo luận có thể tổ chức theo trò chơi giải đố ô chữ. Mỗi nhóm tự xây dựng một ô chữ, các ô hàng ngang liên quan đến các khái niệm như electron, hạt nhân, ô hàng dọc là một khái niệm lớn hơn như nguyên tử, nguyên tố hóa học… Thông qua trò chơi, HS sẽ nắm vững hơn các khái niệm liên quan đến cấu tạo nguyên tử.
Bài 6 lớp và phân lớp electron
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
– Biết trong nguyên tử các electron được phân bố như thế nào, thế nào là lớp và phân lớp electron. Có bao nhiêu obitan nguyên tử trong một lớp electron và trong một phân lớp electron.
2. Kĩ năng
– Rèn kĩ năng giải các bài tập có liên quan và khả năng hợp tác nhóm.
– Có kĩ năng về công nghệ thông tin để hỗ trợ cho quá trình dạy học.
II. Chuẩn bị
– HS đọc bài 6, tóm tắt các ý chính của bài.
– Máy chiếu đa năng, máy vi tính.
III. Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tổ chức tình huống học tập
GV nêu câu hỏi : thế nào là lớp, phân lớp electron trong nguyên tử ?
Hoạt động 2. Tìm hiểu khái niệm lớp electron
GV lưu ý rõ cho HS biết lớp K là lớp electron gần hạt nhân nhất, liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân. Các electron cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.
HS đọc SGK và phát biểu số thứ tự lớp electron là những số nguyên, bắt đầu từ số 1, 2, 3, 4 tương ứng với các chữ K, L, M, N…
Hoạt động 3. Tìm hiểu về phân lớp electron
+ GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và điền đầy đủ thông tin vào các chỗ trống sau :
Lớp K (n = 1) có ….phân lớp, kí hiệu ….
Lớp L (n = 2) có ….phân lớp, kí hiệu ….
Lớp M (n = 3) có ….phân lớp, kí hiệu ….
+ áp dụng : cho biết lớp N (n = 4) có mấy phân lớp ? Viết kí hiệu các phân lớp đó.
Lớp N có 4 phân lớp là 4s, 4p, 4d và 4f. Từ đó ta có thể suy ra lớp electron thứ n có n phân lớp.
Hoạt động 4. Tìm hiểu số obitan trong một phân lớp, một lớp
áp dụng : GV hướng dẫn HS tính số obitan của lớp thứ 4 (lớp N) = 42 = 16 (obitan).
GV có thể minh họa hình ảnh các obitan nguyên tử trên phần mềm orbital viewer
HS Phân lớp s có 1 obitan, có đối xứng cầu trong không gian.
Phân lớp p có 3 obitan px, py, pz định hướng theo các trục x, y, z.
Phân lớp d có 5 obitan, có định hướng khác nhau trong không gian.
Hoạt động 5. Tổng kết bài học, ra bài tập về nhà
HS ghi nhớ : thế nào là lớp và phân lớp electron, cách tính số
File đính kèm:
- giao an 10 nang cao.doc