Bài giảng Chương 2: kim loại bài 15: tính chất vật lý của kim loại

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Biết được tính chất vật lí của kim loại .

2. Kĩ năng: Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí của kim loại.

3. Thái độ : Có lòng yêu thích học tập bộ môn, nghiên cứu khoa học để vận dụng vào cuộc sống .

 

docx6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 2: kim loại bài 15: tính chất vật lý của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 NS:24/10/2013 Tiết 21 ND:29/10/2013 Chương II: KIM LOẠI Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Biết được tính chất vật lí của kim loại . 2. Kĩ năng: Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất vật lí của kim loại. 3. Thái độ : Có lòng yêu thích học tập bộ môn, nghiên cứu khoa học để vận dụng vào cuộc sống . II- CHUẨN BỊ: 1. GV: Dây nhôm , dây đồng, đinh sắt, mẩu than gỗ, búa đinh, vỏ đồ hộp ... 2. HS: Đọc trước bài 15 . III- TIẾN TRÌNH 1/ Ổn định lớp: 2/ KTBC: 3/ Bài mới: Ta đã biết nhiều vật dụng dùng trong gia đình được làm bằng kim loại. Vậy, kim loại có những tính chất nào? Nó có ứng dụng như thế nào ? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS và ND HĐ 1 - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Dùng búa đập vào đoạn dây nhôm. - Dùng búa đập vào mẩu than. ? Nêu hiện tượng, giải thích và kết luận. - GV cho HS quan sát mẫu vật , trao đổi nhóm trả lời câu hỏi : Cho HS quan sát mẫu: giấy gói bánh kẹo làm bằng Al, vỏ của các đồ hộp, đồ trang sức... ? Tại sao người ta dát mỏng được lá vàng, có độ dày chỉ vài micrômet, sản xuất lá tôn, lá đồng, lá nhôm rất mỏng... với kích thước khác nhau? ? Tính chất này ứng dụng làm gì ? ? Tính dẻo của các kim loại khác nhau có giống nhau hay không? I. TÍNH DẺO * Thí nghiệm: - Dùng búa đập vào một đoạn dây Al và một mẩu than. * Hiện tượng: - Than chì vỡ vụn, dây nhôm bị dát mỏng. * Giải thích: - Dây nhôm bị dát mỏng là do kim loại có tính dẻo, còn than chì vỡ vụn là do than không có tính dẻo * Kết luận: - Kim loại có tính dẻo. - Ứng dụng : Kéo sợi , rèn , dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau . HĐ 2 ? Trong thực tế dây dẫn điện thường làm bằng những kim loại nào? ? Các kim loại khác có tính dẫn điện không? ? Dựa vào tính này KL được dùng làm gì ? Khả năng dẫn điện của các kim loại có giống nhau không ? GV giới thiệu thêm về khả năng dẫn điện của các kim loại … ? Khi sử dụng dây điện cần chú ý điều gì ? II- TÍNH DẪN ĐIỆN Trong thực tế dây dẫn thường làm bằng nhôm, đồng, ... - Kim loại có tính dẫn điện - Ứng dụng : Làm dây dẫn điện , sản xuất các dụng cụ điện . * Lưu ý : không nên sử dụng dây điện trần hoặc dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, hay cháy do chập điện. HĐ 3 ? Bằng hiểu biết thực tế hãy mô tả vài hiện tượng chứng tỏ kim loại có tính dẫn nhiệt? - Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau, kim loại nào dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt. ? Tính dẫn nhiệt của kim loại có ứng dụng gì trong đời sống. - GV giới thiệu thêm về việc chế tạo một số hợp kim bền vững , dẫn nhiệt tốt để sản xuất dụng cụ nấu ăn … III. TÍNH DẪN NHIỆT - Kim loại có tính dẫn nhiệt - Đó là do kim loại đã truyền nhiệt. - Ứng dụng : Làm dụng cụ nấu ăn …. HĐ 4 - Hướng dẫn HS bẻ dây Al, Fe...quan sát chỗ bẻ gẫy và các đồ trang sức bằng bạc, vàng... ? Rút ra nhận xét? ? Em có rút ra tinh chất gì của KL IV. ÁNH KIM - Các đồ trang sức bằng vàng, bạc và bạch kim có vẻ lấp lánh rất đẹp - Các kim loại khác: nhôm, đồng, thiếc cũng có vẻ sáng lấp lánh. - Kim loại có ánh kim. 4- Củng cố - Sử dụng bài tập 2 , 3 sgk . BT 2: a. Nhiệt độ nĩng chảy . b. đồ trang sức . c. bền và nhẹ . d. dây dẫn điện . e. Nhơm . BT3: Hai kim loại dẫn điện tốt nhất : Ag và Cu. - Đọc mục em có biết . 5- Dặn dò - Về nhà học bài, làm bài tập từ 1 --- > 5/48 - Đọc trước bài 16, coi lại t/c hoá học của oxi đã học ở lớp 8, tính chất hóa học của muối, các loại phản ứng hóa học . Tuần 11 NS:24/10/2013 Tiết 22 ND:30/10/2013 Bài 16: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS biết được tính chất hoá học của kim loại : Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, dung dịch muối . 2. Kĩ năng: quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hoá học của kim loại . - Tính khối lượng kim loại trong phản ứng . 3. Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận, tinh thần hợp tác, ý thức học tập, lòng yêu thích học tập bộ môn, nghiên cứu khoa học để vận dụng vào cuộc sống . II- CHUẨN BỊ: 1. GV: Na , Cl2 , Zn , CuSO4 , dây Fe , O2 . Muỗng sắt , đèn cồn , lọ thuỷ tinh , ống nghiệm , giá đỡ 2. HS: Đọc trước bài 16 . III- TIẾN TRÌNH 1/ Ổn định lớp: 2/ KTBC: Nêu các tính chất vật lí của kim loại ? - Kim loại có tính dẻo. Các kim loại khác nhau thì có tính dẻo khác nhau. - Kim loại có tính dẫn điện - Kim loại có tính dẫn nhiệt - Kim loại có ánh kim. 3/ Bài mới: Ta đã biết có hơn 80 kim loại khác nhau… vậy nó có những tính chất hoá học nào? Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh . HĐ 1 - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm sắt cháy trong oxi , cho hs quan sát và viết ptpư, xác định loại phản ứng ? Ở nhiệt độ bình thường phản ứng có xảy ra hay không ? - Tương tự gọi HS viết các PTHH và xác định loại phản ứng ? Al + O2 – Zn + O2 – Cu + O2 – Ở nhiệt độ bình thường các phản ứng có xảy ra hay không ? - Để tăng tốc độ phản ứng, ta phải làm gì ? H/S nhận xét , rút ra kết luận . GV cho hs quan sát đoạn phim thí nghiệm , nêu hiện tượng và viết PTPƯ xác định loại phản ứng ? . Ở nhiệt độ bình thường phản ứng có xảy ra hay không ? I. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI PHI KIM 1. Tác dụng với Oxi : - HS quan sát thí nghiệm , viết phương trình các phản ứng , rút ra kết luận . - Sắt cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo nhiều hạt nhỏ màu nâu đen là Fe3O4 (oxit sắt từ). - Có, nhưng rất chậm . - Tăng nhiệt độ . 3 Fe + 2 O2 Fe3O4 . (p/ứ hoá hợp) 4 Al + 3 O2 2 Al2O3 (p/ứ hoá hợp) 2 Zn + O2 2 ZnO (p/ứ hoá hợp) 2 Cu + O2 2 CuO (p/ứ hoá hợp) Kết luận : Kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit 2. Tác dụng với phi kim khác : - HS quan sát thí nghiệm , nhận xét và viết phương trình phản ứng 2 Na + Cl2 NaCl (p/ứ hoá hợp) 2 K + Cl2 2 KCl (p/ứ hoá hợp) Mg + Cl2 MgCl2 (p/ứ hoá hợp) Kết luận : Ở nhiêt độ cao , kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối . HĐ 2 Kim loại tác dụng với axit sinh ra chất gì ? Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và xác định loại phản ứng hoá học : Mg + HCl – Fe + HCl – Al + H2SO4– II. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH AXÍT - Muối và hidro . Mg + 2HCl → MgCl2 + H2(p/ứ thế ) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (p/ứ thế ) 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4 )3 + 3H2 (p/ứ thế ) HĐ 3 - GV yêu cầu HS nhắc lại kết quả thí nghiệm đã làm ở bài muối. - Yêu cầu HS viết PTHH xác định loại phản ứng ? - Kim loại Cu đẩy Ag ra khỏi dd muối điều này chứng tỏ điều gì? - GV làm thí nghiệm cho dây Zn vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 và Cho Cu vào dung dịch AlCl3 . Yêu cầu HS quan sát và giải thích hiện tượng. ? Có thể sắp xếp độ hoạt động của Cu , Ag , Zn như thế nào . ? Các em có thể rút ra được kết luận gì. - GV thông báo thêm về các kim loại mạnh và giải thích một số kim loại tác dụng với nước khi vào dung dịch muối sẽ tác dụng với nước trước nên không có tính chất này . III. PHẢN ỨNG CỦA KIM LOẠI VỚI DUNG DỊCH MUỐI 1. Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat - HS nhắc lại PTHH:Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 + Ag (p/ứ thế ) - Cu hoạt động mạnh hơn Ag 2. Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng sunfat - HS quan sát. - HT: có chất rắn màu đỏ bám ngoài dây kẽm, màu xanh lam của dd CuSO4 nhạt dần. PTHH: Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu (p/ứ thế ) -Al,Zn,Mg hoạt động hoá học mạnh hơn Kết luận: Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn ( Trừ kim loại tác dụng được với nước: Na, Ca ) có thể đấy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối tạo thành muối mới và kim loại mới . 4. Củng cố. HS. Đọc ghi nhớ sgk/50. Bài 4 (51) 1. Mg + 2HCl MgCl2 + H2 2. 2Mg + O2 2MgO 3. Mg + H2SO4 MgSO4 + H2 4. Mg + 2AgNO3 Mg(NO3)2 + 2Ag 5. Mg + S MgS Giải BT 6 (51) Khối lượng CuSO4 : = 2 g Số mol CuSO4 : 2: 160 = 0,0125 mol . Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu 0,0125 0,0125 0,0125 Khối lượng kẽm đã phản ứng : mZn = 0,0125 .64 = 0,8 g . Khối lượng ZnSO4 sinh ra : 0,0125 .161 = 2,0125 g. Khối lượng Cu sinh ra : 0,0125 . 64 = 0,8125 g Khối lượng dd sau phản ứng : 20 + 0,8 – 0,8125 = 19.9875 g Nồng độ % dd sau phản ứng : = 10 % 5. Dặn dò : - Về nhà học bài – làm các bài tập trong 1, 2, 3, 4, 5, 6 sgk/51 . - Ôn lại tính chất hóa học của muối, của nước ( lớp 8) . - Đọc trước nội dung bài mới: "Dãy hoạt động hóa học của kim loại" KÍ DUYỆT …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docxHOA 9 TUAN 11.docx