I/ Mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh biết:
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
Kỹ năng
- Viết được cấu hình e của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử cụ thể.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3. liên kết hóa học bài 12. liên kết ion - Tinh thể ion (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11
Tiết số: 22
Ngày soạn: 28/10/2012
CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Bài 12. LIÊN KẾT ION - TINH THỂ ION (T1)
I/ Mục tiêu bài học
Kiến thức
Học sinh biết:
- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
- Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
Kỹ năng
- Viết được cấu hình e của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử cụ thể.
II/ Trọng tâm
- Sự hình thành ion, cation, anion.
- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
III/ Chuẩn bị
GV cho HS ôn tập: Một số nhóm A tiêu biểu (bài 8). Thí nghiệm Na tác dụng Cl2, thí nghiệm thử tính dẫn điện của dd NaCl. Hình vẽ hoặc mô hình tinh thể NaCl làm đồ dùng dạy học.
IV/ Phương pháp dạy học chủ yếu
Nghiên cứu ; vấn đáp tìm tòi.
V/ Thiết kế các hoạt động dạy và học
1/ Ổn định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ: trong bài học
3/ Tiến trình dạy và học
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1
- Trong nguyên tử các nguyên tố nhóm A thì những e nào tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học? Vì sao?
Thế nào là e hóa trị? Nêu mối quan hệ giữa số e hóa trị của nguyên tử nguyên tố nhóm A với số e lớp ngoài cùng và số thứ tự của nhóm?
- Nêu mức độ hoạt động hóa học của khí hiếm, số nguyên tử khí hiếm trong một phân tử khí hiếm? Trong tự nhiên thì khí hiếm tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất? Giải thích.
(Viết cấu hình e chung ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử khí hiếm, xác định số e ở lớp ngoài cùng, số e hóa trị)
I/ Electron hóa trị và quy tắc bát tử
1/ Electron hóa trị
* Electron hóa trị là những e có khả năng tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học.
* Trong nguyên tử các nguyên tố nhóm A: số e hóa trị = số e lớp ngoài cùng = số thứ tự của nhóm.
2/ Quy tắc bát tử
* Các nguyên tử có khuynh hướng nhường e, hoặc nhận e, hoặc góp chung e để đạt tới cấu hình e của khí hiếm gần nó nhất.
Hoạt động 2
- Cho Li(Z=3). Xác định số hạt mang điện dương, số hạt mang điện âm của nguyên tử Li. Nếu nguyên tử Li nhường 1 e ở lớp ngoài cùng, hãy xác định số hạt mang điện dương, số hạt mang điện âm của phần còn lại?
- Câu hỏi tương tự với O(Z=8)
GV kết luận: các phần tử tạo thành tương ứng được gọi là ionion là gì? Làm thế nào để có ion?
II/ Sự hình thành ion, cation, anion
1/ Ion, cation, anion
VD: Nguyên tử Li(Z=3)
(3+) + (2-) = 1+
Li Li+ + 1e
(3+) + (3-) = 0
VD: Nguyên tử O(Z=8)
(8+) + (6-) = 2-
O + 2e O2-
(8+) + (8-) = 0
a/ Nguyên tử trung hòa về điện, khi nhận hay nhường e thì trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
Hoạt động 3
- GV yêu cầu HS điền các thông tin vào chỗ còn trống:
Na (2,8,1) ® Na+ (2,8,0) + ...e
Cấu hình của Na+ giống ngtử ...
Mg (2,8,2) ® Mg2+ (2,8,...) + 2e
Cấu hình của Mg2+ giống ngtử ...
Al (...) ® Al3+ (...) + ...e
Cấu hình của Al3 + giống ngtử ...
Thế nào là ion dương(cation), làm thế nào để có ion dương từ nguyên tử tương ứng, nguyên tử của loại nguyên tố nào thì nhường e để trở thành ion dương? Viết quá trình nhường e ở dạng tổng quát.
- Gọi tên các ion trên cách gọi tên cation?
VD:
Na (2,8,1) ® Na+ (2,8,0) + 1e
[Ne] 3s1 [Ne]
Mg (2,8,2) ® Mg2+ (2,8,0) + 2e
[Ne] 3s2 [Ne]
Al (2,8,3) ® Al3+ (2,8,0) + 3e
[Ne] 3s3 [Ne]
b/ Ion dương(cation) : là phần tử mang điện tích dương.
* Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử KL nhường e để trở thành ion dương(cation).
* TQ : M ® Mn+ + ne
với M: nguyên tử kim loại
n: số e lớp ngoài cùng; n = 1, 2, 3
Mn+: cation Mn+
* Tên cation : cation + tên KL tương ứng(với KL có nhiều hóa trị thì + thêm hóa trị tương ứng với giá trị điện tích của ion).
Hoạt động 4
- Viết quá trình tạo ra các ion sau từ các nguyên tử tương ứng : F-, O2-, N3-? Các ion này có cấu hình giống nguyên tử của nguyên tố nào?
Thế nào là ion âm(anion), làm thế nào để có ion âm từ nguyên tử tương ứng, nguyên tử của loại nguyên tố nào thì nhận e để trở thành ion âm? Viết quá trình nhận e ở dạng tổng quát.
- Gọi tên các ion trên cách gọi tên anion?
VD:
F (2,7) + 1e ® F- (2,8)
[Ne]
O (2,6) + 2e ® O2- (2,8)
[Ne]
N (2,5) + 3e ® N3- (2,8)
[Ne]
c/ Ion âm(anion) : là phần tử mang điện tích âm.
* Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử PK nhận e để trở thành ion âm(anion).
* TQ : X + ne ® Xn-
với X: nguyên tử phi kim
n: 8 - số e lớp ngoài cùng; n = 1, 2, 3
Xn-: anion Xn-
* Tên anion : anion + tên gốc axit tương ứng(với O2-: anion oxit).
Hoạt động 5
- Tìm ra điểm giống và khác nhau giữa: ion Cl- với NO3-, ion Na+ với NH4+.
Thế nào là ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử?
2/ Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử
VD: ion đơn nguyên tử: Cl-, Na+, O2-, ...
ion đa nguyên tử: NO3-, NH4+, HPO43-, ...
* Ion đơn nguyên tử được tạo nên từ 1 nguyên tử.
* Ion đa nguyên tử được tạo nên từ 2 nguyên tử trở lên.
Hoạt động 6
4/ Củng cố:
[1]. Cho các ngtử 16S, 17Cl, 12Mg. Viết cấu hình e, sơ đồ tạo thành ion, cấu hình e của ion và gọi tên các ion tương ứng.
[2].
a/ Cho nguyên tử nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm VA của BHTTH. Viết qua trình tạo thành ion của nguyên tử R.
b/ Cho phi kim X thuộc chu kì 2, nhóm IVA của BHTTH. Viết quá trình tạo thành ion của nguyên tử X.
[3]. Tính số hạt mang điện dương, số hạt mang điện âm của các ion sau: N3-, K+, NO3-, NH4+, HPO43-. Cho: 7N, 19K, 1H, 8O, 15P.
5/ Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành bài tập SGK.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu sự tạo thành phân tử NaCl.
Duyệt của tổ trưởng(tổ phó)
Đoàn Thượng, ngày:......../......../........
File đính kèm:
- Lien ket ion.doc