Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Biết một số tính chất hóa học của oxi.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 4. oxi . không khí bài 24. tính chất của oxi tiết 37, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ II
Ngày soạn: 5/1/08
Ngày dạy:
Tiết : 37
Chương IV. Oxi . không khí
bài 24. tính chất của oxi.
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức :
- Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Biết một số tính chất hóa học của oxi.
2. Kỹ năng :
- Nhận biết khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
3. Thái độ :
- Nghiêm túc khi làm thí nghiệm.
II. Phương pháp :
- Trực quan,nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
- S, P, ống nghiệm, muối sắt, đèn cồn.
- Lọ chứa khí oxi.
- Bảng phụ.
IV. Hoạt động dạy – học:
1- ổn định : (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (0)
2- Bài mới: (40')
GV: Các em đã biết gì về ng.tố oxi, về đ/c phi kim oxi, các em có nhận xét gì về màu sắc, mùi, tính tan trong nước của oxi.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15')
Tìm hiểu tính chất vật lý của oxi.
- Các em đã biết được gì về nguyên tố o xi.
- GV cho HS quan sát lọ đựng khí oxi.
? Hãy nhận xét màu sắc, thể ?
GV. mở lọ dùng tay phẩy nhẹ khí oxi vào mũi. Nhận xét mùi của oxi.
? Hãy nhận xét tự rút ra kết luận
HS. trả lời kết luận về tính tan trong nước và tỉ khối so với không khí.
- KHHH: 0
- CT Đ/c: 02
- NTK: 16
- PTK: 32
I. Tính chất vật lí :
1- Quan sát.
* Nhận xét: Là chất khí.
- màu sắc: không màu
- mùi vị: không
2- Trả lời câu hỏi:
- Tính tan: ít tan trong nước
- Nặng hơn không khí.
Tỉ khối so với không khí:
d02/KK =
3- Kết luận: Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. oxi hoá lỏng ở
-1830C. oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu tính chất hóa học của oxi.
? Hãy kể tên các phi kim?
HS. kể tên: S, P, N, C...
- GV hướng dẫn HS tiến hành TN.
? So sánh các hiện tượng lưu huỳnh cháy trong oxi và trong không khí?
? Hãy biểu diễn PTHH của S cháy trong oxi.
? Lưu huỳnh phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường không? (không có dấu hiệu PƯ).
? Trạng thái của các chất tham gia và sản phẩm.
HS. tiến hành TN.
Q/ s trả lời câu hỏi, viết PTHH
GV. khói trắng là khí sunfurơ hay lưu huỳnh đi oxit.
GV. tiến hành TN P cháy trong oxi và trong không khí.
+ Đốt P ngoài không khí rồi đưa vào bình oxi.
? Hãy nhận xét TN? (sáng chói, khói trắng dày bám vào thành bình, dạng bột, tan trong nước).
HS. Quan sát - nhận xét. viết PTPU
II. Tính chất hoá học.
1- Tác dụng với phi kim.
a) Với lưu huỳnh:
* TN:
- tiến hành TN
- Quan sát nhận xét.
- PTHH: to
S(r) + 02 (k) " S02(k)
b, Với phốtpho
- Quan sát nhận xét:
- PTHH: to
4 P(r) + 502(K) " 2P205(r)
Hoạt động 3: (10')
a, Tính thể tích khí oxi cần dùng ở đktc để đốt cháy hết 1,6 am bột S.
b, Tính khối lượng khí SO2 tạo thành.
HS. đọc bài - trao đổi nhóm và làm bài tập vào bảng phụ nhóm.
GV. giới thiệu cách tính khối lượng của SO2 theo ĐLBTKL
n02 = nS = 0,05 (mol)
=> mS + m02 = m SO2
Vậy: theo ĐLBTKL
mA + mB= mC
1,6 + 1,6 = 3,2 (g)
*. Bài tập:
1. Bài tập 1.
Giải:
Số mol S tham gia PU là:
nS = = 0,05 (mol)
PT: S + O2 SO2
a, Theo PT cứ 1 mol S cần 1 mol O2 và tạo 1 mol SO2
Vậy: số mol O2 tham gai PU là:
n02 = nS = 0,05 (mol)
=> Thể tích khí oxi cần dùng ở dktc là:
V02= 0,05 . 22,4 = 1,12 (l)
b, nSO2 = nS = 0,05 ( mol)
=> khối lượng của khí SO2 tạo thành là:
m SO2 = 0,05 . 64 = 3,2 (g)
4. Củng cố: (3')
GV. Chốt lại tòan bài.
- Nếu còn thời gian cho hs làm nhanh vài tập 1/84.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN: 4/84.
- Chuẩn bị phần còn lại của bài 24.
File đính kèm:
- Tiet 37.doc