1/ Kiến thức
Học sinh biết:
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hoá học.
- Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tử halogen.
- Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí.
Học sinh hiểu:
- Vì sao tính chất hoá học của các halogen biến đổi có quy luật.
23 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương 5: halogen bài 21: khái quát về nhóm halogen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Thanh Hố
Trường THPT Cẩm Thủy I
Giáo án
Khối: 10 Nâng cao
GV: Phạm Hợp
Năm học: 2008-2009
Ngày soạn: 07/01/2009
Tiết 37
CHƯƠNG 5: HALOGEN
Bài 21: KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN
I. Mục tiêu
1/ Kiến thức
Học sinh biết:
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào. Vị trí của chúng trong BTH các nguyên tố hoá học.
- Đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, liên kết hoá học trong các phân tử halogen.
- Tính chất hoá học đặc trưng của các halogen là tính oxi hoá mạnh.
- Một số quy luật biến đổi tính chất vật lí.
Học sinh hiểu:
- Vì sao tính chất hoá học của các halogen biến đổi có quy luật.
- Nguyên nhân sự biến đổi tính chất phi kim của các halogen là do sự biến đổi về cấu tạo nguyên tử, độ âm điện…
- Các halogen có số oxi hoá -1, trừ Flo, các halogen khác có số oxi hoá +1, +3, +5, +7 là do độ âm điện và cấu tạo electron lớp ngoài cùng của chúng.
2/ Kĩ năng
Giúp hs vận dụng kiến thức làm các bài tập về halogen
II. Chuẩn bị
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Bảng phụ như trong SGK
III. Phương pháp
Đàm thoại nêu vấn đề + trực quan
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Oån định
2. Kiểm tra bài cũ (khơng kiểm tra)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: vào bài (5’)
Gv: hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu khái quát về các nguyên tố cùng nhóm với Clo đó là nhóm halogen.
Hoạt động 2 (10’)
Vị trí của nhóm halogen trong BTH.
Gv: Yêu cầu học sinh quan sát BTH các nguyên tố hoá học rồi điền vào bảng sau:
Tên ngtố
Kí hiệu
Oâ
Chu kì
Gv: nêu lí do không nghiên cứu nguyên tố Atatin.
Hoạt động 3: (15’)
Cấu hình electron nguyên tử.
Gv: cho biết các ngtử của Brom và iot có cấu hình electron lớp ngoài cùng như thế nào?
Gv: cho biết các ngtố halogen có bao nhiêu electron độc thân khi ở trạng thái kích thích?
Gv: cho sự hình thành liên kết trong phân tử X – X.
Gv: thông báo năng lượng liên kết giữa X – X không lớn dễ tách thành 2 nguyên tử.
Hoạt động 4: sự biến đổi tính chất (10’)
Gv: dựa vào bảng phụ nhận xét trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi và độ âm điện của các haloen?
Gv: Cho biết tính chất đặc trưng của các halogen?
Gv: so sánh tính OXH của các halogen?
Gv: dự đoán số oxi hoá của các halogen trong hợp chất?
I. Vị trí của nhóm halogen trong BTH
Tên ngtố
Kí hiệu
Oâ
Chu kì
Flo
F
9
2
Clo
Cl
17
3
Brom
Br
35
4
Iot
I
53
5
Atatin
At
85
6
II. Cấu hình electron nguyên tử.
- Halogen có 7e lớp ngoài cùng: ns2np5, trong đó có 1 electron độc thân.
- Nguyên tử F không có phân lớp p
- F chỉ có 1 electron độc thân. Clo, Br, I có 1, 3, 5, 7 electron độc thân tuỳ trạng thái kích thích.
- Trong tự nhiên halogen đơn chất của halogen không tồn tại ở dạng đơn nguyên tử mà ở dạng phân tử: X – X
- Phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử do năng lượng liên kết X – X không lớn.
III. Sự biến đổi tính chất
1. Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất.
- Trạng thái: rắn – lỏng – khí.
- Màu sắc: đậm dần.
- Nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi tăng dần
- Độ âm điện của halogen tương đối lớn và giảm dần từ F đến I
2. Sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất.
- Halogen là các phi kim điển hình dễ nhận thêm 1 electron để trở thành ion X-
- Tính phi kim và tính oxi hoá của Halogen giảm từ F đến I.
- F luôn có số oxi hoá là -1. các halogen khác có số OXH là -1, +1, +3, +5, +7 trong các hợp chất.
4. củng cố và dặn dò (5’)
- Kể tên các nguyên tố thuộc nhóm halogen chúng nằm ở vị trí nào trong BTH?
- Tính chất oxi hoá của halogen thay đổi ntn?
- Halogen có các số oxi hoá nào?
V. Hướng dẫn bài về nhà
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong SGK, SBT
Ngày soạn 08/01/2009
Tiết 38
Bài 22: CLO
I. Mục tiêu
1/ Kiến thức
Học sinh biết:
Một số tính chất vật lí, ứng dụng, phương pháp điều chế Clo trong PTN và trong công nghiệp. Clo là chất đôc hại.
Học sinh hiểu:
Tính chất cơ bản của Clo chính là tính oxi hoá mạnh: Oxi hoá kim loại, phi kim và một số hợp chất. Clo có tính oxi hoá mạnh là do độ âm điện lớn.
Trong một số phản ứng Clo còn thể hiện tính khử.
2/ Kĩ Năng
Viết phương trình minh hoạ cho tính oxi hoá mạnh và tính khử của Clo, pthh của phản ứng điều chế Clo trong PTN.
II. Chuẩn bị
Hai lọ khí Clo điều chế sẳn, dây sắt, đèn cồn, kẹp sắt…
III. Phương pháp
Đàm thoại nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1/ Oån định
2/ Kiểm tra bài cũ: (7’)
Cho biết vị trí của halogen trong BTH, cấu hình electron của Halogen.
Nêu tính chất vật lí và hoá học của các halogen.
3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tính chất vật lí (8’)
Gv: Giới thiệu bình đựng khí clo học sinh quan sát nhận xét trạng thái, màu sắc?
Gv: Tính tỉ khối của Clo so với không khí
Gv: lưu ý tính độc tan trong nước và một số chất hữu cơ
Hoạt động 2: Tính chất hoá học (10’)
Gv: viết cấu hình electron của Clo?
Gv: cho biết tính chất đặc trưng của Clo?
Gv: cho học sinh làm thí nghiệm đốt Na và Fe trong Clo
Gv: viết phương trình phản ứng xác định số oxi hoá chất khử chất oxi hoá?
Gv: Viết phương trình phản ứng của khí clo với khí hidro, xác định số oxi hoá của các nguyên tố, cho biết chất oxi hoá chất khử?
Gv: điều kiện của phản ứng?
Gv: cho biết vai trò của Cl2 trong phản ứng với H2O và kiềm?
Hoạt động 3: trạng thái tự nhiên (5’)
Gv: cho biết Clo có mấy đồng vị?
Gv: Tính nguyên tử khối tb của Clo
Gv: học sinh đọc sgk cho biết trạng thái tự nhiên của clo tồn tại ở dạng nào?
Gv: tại sao Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất?
Hoạt động 4: Ứng dụng (5’)
Gv: gọi học sinh đọc sách giáo khoa và yêu cầu tóm tắt nội dung ứng dụng của Clo
Hoạt động 5: Điều chế (8’)
Gv: trong phàng thí nghiệm người ta diều chế Clo từ HCl. Cho biết làm cách nào thu được Cl2 biết Cl có số oxi hoá -1?
Gv: cho biết phương pháp điều chế Clo trong phàng thí nghiệm viết phương trình phản ứng
Gv: Cho biết phương pháp điều chế Cl2 trong công nghiệp mô tả viết phương trình phản ứng?
Gv: cho biết vai trò của màng ngăn?
Bài 22: CLO
I. Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường Clo là chất khí màu vàng lục, rất độc.
- Khí Clo nặng hơn không khí gắp 2,5 lần (d=71/29), tan tương đối trong nước còn gọi là nước Clo có màu vàng nhạt, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
II. Tính chất hoá học
17Cl: 1s22s22p63s23p5
lớp ngoài cùng của ngtử Clo có 7e, Khuynh hướng đặc trưng là nhậnthêm 1e. Do đó tính chất hoá học cơ bản của Clo là tính oxi hoá mạnh: Cl +1e -> Cl-
1. Tác dụng với kim loại( Clo tác dụng được vớihầu hết các kim loại)
2Na + Cl2 -> 2NaCl
Cu + Cl2 -> CuCl2
Fe + 3/2Cl2 -> FeCl3
* Clo là chất oxi hoá mạnh nên khi tác dụng với kim loại nó sẽ đẩy kim loại lên số oxi hoá cao nhất.
2. Tác dụng với H2
H2 + Cl2 2HCl
3. Tác dụng với nước
Cl2 + H2O -> HCl + HClO
Axit clohiđric axit hipo clorơ
- Axit HclO là axit rất yếu cĩ tính oxi hĩa mạnh
Trong các phản ứng trên Cl2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử đó là phản ứng tự oxi hoá khử.
III. . Trạng thái tự nhiên.
Clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl nên nguyên tử khối tb là 35,5
Do độ hoạt động hoá học mạnh nên Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất
IV ứng dụng
- Clo được dùng để sát trùng nước
- Clo được dùng để tẩy trắng sợi, vải, giấy.
- Clo dùng để sản xuất các chất vộ cơ và hữu cơ.
V. Điều chế.
1. Trong phòng thí nghiệm.
Clo được điều chế bằng cách cho HCl đặc tác dung với chất oxi hoá mạnh như MnO2, KClO3, KMnO4, K2Cr2O7 . . .
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
K2Cr2O7+14HCl->2KCl+2CrCl3+3Cl2+7H2O
2. Trong công nghiệp
Dùng phương pháp điện phân dd muối Natri clorua bảo hoà có màng ngăn.
2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + Cl2 + H2
4/ Hoạt động 6: củng cố và dặn dò (2’)
Tính chất hoá học cơ bản của Clo?
Cl2 oxi hoá các kim loại lên số oxi hoá cao nhất.
Phản ứng giữa clo với nước là phản ứng thuận nghịch
Cl2 oxi hoá được các ion của các ngtử có tính oxi hoá yếu hơn Clo.
V. Hướng dẫn bài về nhà
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong SGK, SBT
- Đọc trước phần còn lại của bài.
Ngày soạn: 09/01/2009
Tiết 39-40
BÀI 23: HIDROCLORUA – AXIT CLOHIDRIC
(Gồm 2 tiết:39-40)
I. Mục tiêu:
Học sinh biết:
- Tinh chất vật lí, tính chất hoá học của axit clohidric.
- Tinh chất của muối Clorua và cách nhận biết ion clorua.
Học sinh hiểu:
- Trong phân tử Hcl Clo có số oxi hoá -1 là số oxi hoá thấp nhất, vì vậy HCl thể hiện tính khử.
- Nguyên tắc điều chế hidroclorua trong PTN và trong công nghiệp.
Học sinh vận dụng:
- Viết phương trình minh hoạ cho tính axit và tính khử của axit clohidric.
- Nhận biết hợp chất chứa ion Clorua.
II. Chuẩn bị
Thí nghiệm điều chế hidroclorua, bảng tính tan, tranh vẽ sơ đồ điều chế axit clohidric trong PTN.
III. Phương pháp
Đàm thoại nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan
IV. Tiến trình tổ chức dạy học
1. ơån định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (7’)
Viết phương trình phản ứng của chuổi phản ứng sau.
Bài mới: Tiết 39 Từ đầu đến hết điều chế trong phịng thí nghiệm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (8’)
Tính chất vật lí của HCl
Gv: Cho biết tính chất vl của khí HCl
Gv: Cho biết tính chất vl của axit HCl
Hoạt động 2: Tinh chất hoá học (15’)
Gv: Cho biết tính chất hoá học của khí HCl?
Gv: Cho biết tính chất hoá học axít HCl?
Gv: điều kiện để phản ứng giữa axit và kim loại xãy ra?
Gv: điều kiện để phản ứng giữa axit và muối xãy ra?
Gv: lấy vd minh hoạ.
Gv: Cho biết số oxi hoá của nguyênt ố Clo trong phân tử HCl?
Gv: Nhận xét số oxi hoá này của Clo?
Gv: Cho biết tính chất hoá học khác của HCl?
Hoạt động 3: Điều chế (10’)
Gv: TN điều chế HCl
Gv: viết phương trình phản ứng
Gv: nêu phưoơng pháp tổng hợp từ H2 và Cl2
Gv: treo tranh vẽ sơ đồ điều chế mô tả công dụng của từng tháp, giới thiệu phương pháp ngược dòng.
Gv: cho biết có mấy phương pháp điều chế HCl trong cộng nghịep ?
HIDROCLORUA
1/ Cấu tạo phân tử H-Cl
Là hợp chất Chất cộng hố trị phân cực
2/ Tính Chất
Hidroclorua là chất khí không màu có múi xốc rất độc.
Nặng hơn không khí 1,26 lần.
Tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch Axit clohidric.
II.Axit clohiđric
1/ Tính chất vật lí
* Hiđro clorua tan vào nước tạo thành dung dịch axit clohiđic.
* Dung dịch axit clohđic là chất lỏng không màu, nồng độ đậm đặc có hiện tượng “bốc khói”.
* Dung dịch axit clo hiđric có nồng độ cao nhất chỉ đạt 37% và có D= 1,19g/ml.
2/ Tính chất hố học
- Khí HCl hay HCl tan trong bezen có tính chất tương tự nhau: không làm quỳ tím hoá đỏ, không tác dụng với CaCO3, tác dụng khó khăn với KL.
- Axít HCl là một axít mạnh: tác dụng với Kl, Bazơ và oxit bazơ, muối.
Vd: Fe + 2HCl -> FeCl2 + H2
MgO + 2HCl -> MgCl2 + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl -> CuCl2 + 2H2O
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
- Do Clo trong HCl có số oxi hoá thấp nhất là -1 nên HCl còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
3/ Điều chế
a. trong phøịng thí nghiệm.
- Điều chế khí HCl
NaCl + H2SO4 -> NaHSO4 + HCl
2NaCl + H2SO4 Na2SO4 + 2HCl
- Để thu được axit HCl ta hoà tan khí HCl vào nước cất.
4. củng cố và dặn dò (3’)
HCl là một axít mạnh hãy cho biết HCl sẽ có những tính chất gì?
Clo trong HCl có số oxi hoá -1 vậy HCl còn có tính chất gì?
Nêu phương pháp điều chế HCl
V. Hướng dẫn bài về nhà (2’)
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong SGK, SBT
- Đọc trước phần còn lại của bài.
Ngày soạn: 11/01/2009
Tiết 40 (Tiếp: Phần cịn lại)
BÀI 23: HIDROCLORUA – AXIT CLOHIDRIC
(Gồm 2 tiết:39-40)
I. Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: (10’)
GV sử dụng hình vẽ 5.7 để mô tả, phân tích, hướng dẫn HS rút ra nguyên tắc khoa học trong sản xuất.
+ Ngược dòng (...) nhằm tăng khả năng hấp thụ giữa HCl và H2O.
+ Khép kín nhằm tận dụng hấp thụ hết khí HCl và đưa ra môi trường khí không chứa HCl.
GV bổ sung:
Khí HCl thoát ra ngoài có gây ô nhiễm môi trường, như mưa axit ...
Trong công nghiệp một phần lơn axit HCl dùng để sản xuất các muối clo rua và tổng hợp các chất hữu cơ.
Hoạt động 2: . (10’)
Muối của axit Clohidric. Nhất biết ion Clorua
Gv: Cho biết cách gọi tên muối của Axit clohidric
Gv: dựa vào bảng tính tan nhận xét t1inh tan của các muối clorua
Gv: là thí nghiệm nhận biết hai muối NaCl và Na2SO4. học sinh quan sát hiện tượng rồi rút ra kết luận
3/ Điều chế
a. trong phøịng thí nghiệm.
b) Sản xuất axit clo hiđric trong công nghiệp.
+ Phương pháp tổng hợp.
Tổng hợp trực tiếp từ clo và hiđro ( sản phẩm của sự điện phân dung dịch muối ăn trong nước có mằng ngăn).
H2 + Cl2 2HCl
Hấp thụ HCl theo phương pháp ngược dòng, khép kín.
III. Muối clorua và nhận biết ion clorua
1. Một số muối clorua.
+ Đa số tan trong nước, trừ một số ít tan CuCl, PbCl2. không tan: AgCl.
+ NaCl làm muối ăn, bảo quản thực phẩm và còn là nguồn nguyên liệu hoá học quan trọng ( đ/c H2, Cl2, Gia –ven...), kính quang học, dung dịch sát trùng vết thương...
+ KCl làm phân bón, ZnCl2 tẩm gỗ chống mối mọt, BaCl2 diệt sâu bệnh nông nghiệp...
+ AlCl3 làm xúc tác trong phản ứng hoá hữu cơ.
2. Nhận biết ion clrua
Dung dịch bạc nitrat AgNO3 có kết tủa trắng không tan .
Dung dịch bạc nitrat(AgNO3) là thuốc thử để nhận biết ion clorua Cl-
Hoạt động 3. Luyện tập, củng cố. (10’)
1. Cho biết cặp chất nào xảy ra phản ứng, trong các trường hợp? Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Zn
Cu
AgNO3
Na2CO3
CaS
Dung dịch a. HCl
2. Hãy chọn các chất: Fe2O3, MgCO3, Zn, Ag, K2Cr2O7, Cu(OH)2, BaSO4, CaCl2, KMnO4, MnO2 phản ứng với dung dịch HCl để chứng tỏ:
a) Dung dịch HCl có tính axit mạnh.
b) Dung dịch HCl có tính oxi hoá.
c) Dung dịch HCl có tính khử.
3. Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các lọ mất nhãn đựng dung dịch các hoá chất : NaOH, HCl, NaCl , NaNO3.
Hoạt động 4: (10’)
Hướng dẫn về nhà: Bài tập: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 106 SGK. SBT :5.15 đến 5.22 trang 38.
Hướng dẫn:
Bài 1: Mg + 2HCl " MgCl2 + H2#
Fe + 2HCl " FeCl2 + H2#
Tổng số mol HCl p/ứ = 2 số mol H2 = 2. = 1mol
Số gam clo đã tạo muối với hai kim loại là:1. 35,5 g
Vậy khối lượng hai muối clorua tạo ra trong dung dịch là : 20 + 35,5 = 55,5 g " đáp án đúng C.
Bài 2: ( Theo bài học).
Bổ sung thêm Ở 200C một thể tích nước có thể hoà tan 500 thể tích khí HCl.
Bài 3:
H2SO4 + KCl " HCl + KHSO4 hoà tan HCl vào nước ta được axit clohiđric HCl.
Bài 4: Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của axit clohiđric để làm thí dụ:
a) Đó là phản ứng oxi hoá khử:
Mg + 2HCl " MgCl2 + H2
MnO2+4HCl MnCl2+ Cl2+ 2H2O
b) Đó không phải là phản ứng oxi hoá khử:
CuO + 2HCl " CuCl2 + H2O
Fe(OH)3 + 3HCl " FeCl3 +3H2O
CaCO3+2HCl"CaCl2 + CO2#+ H2O
Bài 5: a) Bản chất của phương pháp tổng hợp là phản ứng oxi hoá – khử.
a) Bản chất của phương pháp sun fat là phản ứng trao đổi.
II. Hướng dẫn bài về nhà (5’)
- Học sinh về nhà làm các bài tập trong SGK, SBT
- Đọc trước bài ở nhà.
Ngày soạn: 15/01/2009
Tiết 41
Bài 24: Sơ lược về HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
I. Mục tiêu.
1/Kiến thức
Học sinh biết:
- Tính chất chung của các hợp chất có oxi của Clo là tính oxi hoá.
- Phản ứng điều chế và ứng dụng của nước javen, clorua vôi và muối clorat.
Học sinh hiểu:
- Trong các hợp chất có oxi của Clo, Clo có số oxi hoá dương.
- Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hoá.
2/ Kĩ năng
- Giải thích tính tẩy trắng, sát trùng của nước javen và clorua vôi.
- Viết một số phản ứng điều chế nước javen, clorua
II. Chuẩn bị.
Nước javen, mẫu clorua vôi, giấy màu ống nghiệm
III. Phương pháp.
Đàm thoại nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan
IV. Các bước lên lớp.
1. Oån định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (8’)
Hoạt động 1: viết phương trình phản ứng của chuổi phản ứng sau:
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: (10’)
GV cho HS biết thành phần nước javen.
- NaClO có tính oxi hoá mạnh do clo có soh +1
-Gợi ý cho HS viết phản ứng
Hoạt đôïng 3: (8)
-GV nêu phương pháp điều chế
Hoạt động 4: (10’)
-HS nêu lí tính clorua vôi. GV hướng dẫn CTCT. HS xác định soh của clo và nhận xét.
-GV giới thiệu khái niệm mới: Muối hỗn tạp
-Gợi ý HS viết phản ứng
I-Nước Javen:
-Nước javen là dung dịch hỗn hợp muối NaCl và NaClO.
- Nước Javen có tính tẩy màu, tẩy uế là do NaClO có tính oxi hoá mạnh, trong không khí tạo HClO không bền do phản ứng:
NaClO +CO2 +H2O NaHCO3 +HclO
-Điều chế:
+Trong ptn:
Cl2 + 2NaOH NaCl +NaClO +H2O
+Trong công nghiệp: điện phân dung dịch muối ăn, không màng ngăn
2NaCl +2H2O 2NaOH +H2 +Cl2
sau đó: Cl2 + 2NaOH NaCl +NaClO +H2O
II-Cloruavôi:
-Là chất bột, trắng, xốp.
-Công thức CaOCl2
-Muối hỗn tạp :là muối của một kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau.
-Trong không khí:
2CaOCl2+ CO2 +H2O CaCO3 +CaCl2 +2HClO
-Điều chế:
Cl2 +Ca(OH)2 CaOCl2+ H2O
VI-Củng cố: (8’)
-Bài tập 3/108sgk
Gợi ý:có thể điều chế được nước javen theo cách:
+ NaCl + H2SO4đ
HCl + MnO2
+NaClđpdd hoặc đpnc
Cl2 + NaOH
VII-Dặn dò và bài tập về nhà: (2’)
-Học kĩ các kiến thức trọng tâm của bài 24 và làm bài1, 2, 4, 5/108 SGK
- Xem trước bài 25 và gạch ý chính
Ngày soạn: 18/01/2009
Tiết 42
Bài thực hành số 2:
TÍNH CHẤT HĨA HỌC CỦA KHÍ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO
Mục tiêu bài thực hành:
Về kiến thức:
Củng cố kiến thức về clo và các hợp chất của clo ( tính oxy hĩa, tính tẩy màu, tính axit…)
Về kỹ năng:
Sử dụng dụng cụ và hĩa chất thành thạo, an tồn , hiệu quả.
Biết quan sát hiện tượng, dự đốn hiện tượng.
Viết tường trình.
Chuẩn bị:
Dụng cụ:
Ống nghiệm:6
Cặp ống nghiệm:1
Giá để ống nghiệm: 1
Ống dẫn khí cong: 1
Nút cao su: 1
Cốc nước.
Hĩa chất:
ddHCl đặc, ddH2SO4 đặc.
KMnO4 rắn, NaCl rắn.
Quỳ tím, bơng gịn, nước.
ddAgNO3.
Chia nhĩm: theo sĩ số lớp 2 – 3HV/nhĩm.HV đọc sách trước, xem kỹ các bước
tiến hành.
Thực hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thí nghiệm 1: (10’)
Lắp ống nghiệm lên giá.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị sẵn một mẫu quỳ tím tẩm nước.
Chuẩn bị nút cao su vừa với miệng ống nghiệm, tránh khí clo bay ra ngồi, rất độc.
Hướng dẫn học sinh cách cho hĩa chất rắn ( KMnO4 rắn) vào ống nghiệm.
Lưu ý học sinh khi nhỏ ddHCl đặc, cẩn thận khơng để axit dính vào tay.
Học sinh quan sát sự đổi màu của giấy quỳ.
Thí nghiệm 2: (15’)
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bộ thí nghiệm như hình vẽ.
Chuẩn bị bơng gịn vừa miệng ống nghiệm số 2, cho nước vào ống nghiệm ( khỏang ¼ ống nghiệm)
Lưu ý học sinh cẩn thận khi sử dụng axit H2SO4 đậm đặc, khi đun nĩng với đèn cồn.
Thí nghiệm 3: (15’)
Phân biệt các dd mất nhãn.
Gv giớii thiệu các dd mất nhãn gồm :NaCl; HCl; NaNO3. Các nhĩm thảo luận vế hĩa chất và dụng cụ để phân biệt các dd đĩ.
Lưu ý học sinh mỗi lần thí nghiệm phải lấy các mẫu thử. Mỗi lần thí nghiệm phải thay mẫu mới.
Nhớ đánh số các ống nghiệm.
Kết luận.
Thí nghiệm 1: Điều chế khí clo. Tính tẩy màu của khí clo ẩm.
Lắp ống nghiệm vào giá.
Chuẩn bị nút cao su vừa miệng ống nghiệm, một mẫu quỳ tím tẩm nước đính vào nút cao su.
Cho vài hạt tinh thể KMnO4 vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vài giọt ddHCl đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su đã chuẩn bị.
Quan sát hiện tượng: phần khỏang khơng trong ống nghiệm cĩ màu vàng, mẫu quỳ tím trở thành màu trắng.
Thí nghiệm 2: điều chế axit clohidric
Lắp ống nghiệm như hình vẽ.
Chuẩn bị bơng gịn vừa miệng ống nghiệm 2, cho nước vàop ống nghiệm 2( khỏang ¼ ống nghiệm).
Cho một ít tinh thể muối ăn vào ống nghiệm 1, rĩt axit H2SO4 đậm đặc vừa đủ thấm ướt muối ăn. Đun cẩn thận ống nghiệm1. Nếu thấy sủi bọt mạnh thì tạm ngừng đun.
Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng điều chế axit clohidric.
Cho một mẫu quỳ tím vào ống nghiệm 2. Quan sát hiện tượng: mẫu quỳ tím hố đỏ.
Thí nghiệm 3: phân biệt các dd chứa trong các lọ mất nhãn .
Hĩa chất: quỳ tím; ddAgNO3.
Lấy các mẫu thử vào các ống nghiệm tương ứng. Nhúng quỳ tím vào, mẫu nào làmquý tím hĩa đỏ là ddHCl và ddHNO3, cịn al5i là mẫu ddNaCl.
Lấy mẫu thí nghiệm mới, cho ddAgNO3 vào, mẫu xuất hiện kết tủa trắng là ddHCl; mẫu khơng hiện tượng là ddHNO3.
Kết luận các mẫu tương ứng với các số tương ứng.
Báo cáo kết quả thực hành ( theo mẫu) (5’)
Họ và tên học sinh lớp nhĩm
Tên bài thực hành
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng quan sát được và giải thích
Phương trình phản ứng.
Ngày soạn: 20/01/2009
Tiết 43-44
Bài 25: FLO-BROM-IOT
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
-Học viên nắm vững:
+Tính chất vật lí, ứng dụng và điều chế F2, Br2, I2 và một số hợp chất của chúng
-Học viên hiểu :
+Giống nhau và khác nhau tính chất hoá học của F2, Br2, I2 so với Cl2
+Phương pháp điều chế các đơn chất F2, Br2, I2
+Tính oxi hoá giảm dần khi đi từ F2 đến I2
+Tính axit tăng theo chiều HF < HCl < HBr < HI
2-Kĩ năng :
-Học viên vận dụng:
+ Viết các phương trình minh hoạ cho tính chất hoá học của F2, Cl2, Br2, I2 và so sánh khả năng hoạt động của chúng
II-Phương pháp:
-Đàm thoại gợi mở và diễn giảng.
III-Chuẩn bị
-Tranh ảnh về F2, Br2, I2
-Mẫu Br2 và I2
IV- Tiến trình dạy hoc
1 Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 1 (3 Hs lên bảng) (8’)
1- Bài tập 2/108 SGK
2- Bài tập 3/108 SGK
3-Bài tập 4/108 SGK
2-Bài mới Tiết 43: đến hết tính chất hố học của brom
- Đặt vấn đề: Chúng ta tiếp tực nghiên cứu vể Flo, brom, iot xêm các chát này cĩ những đặc điểm cáu tạo và tính chất hố học giống và khác như thế nmao so với clo
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 2: (15’)
-GV tổ chức cho cả lớp đọc sgk để biết tính chát vật lí và trạng thái tự nhiên của flo.
-Dựa vào độ âm điện flo suy tính chât hoá học?
-Hs viết phản ứng minh hoạ?
-GV lưu ý về khả năng phản ứng mãnh liệt của flo với H2 .
-GV kết luận về tính oxi hoá mạnh nhất của flo.
-GV nhấn mạnh khả năng ăn mòn thuỷ tinh(đặc biệt)
-Hoạt động 3: (3’)
-Hs đọc sgk, GV mở rộng thêm kiến thức
-Hoạt động 4: (10’)
-Hs quan sát mẫu vật brom. Nhận xét.
-So sánh với clo và flo, nêu tính chất hoá học cơ bản của brom? Viết phản ứng.
-Kết luận :
+brom là chất oxi hoá mạnh
+ F2 > Cl2 > Br2
I-Flo:
1- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
-Flo là chất khí màu lục nhạt rất độc.
-Trong tự nhiên tồn tại dạng hợp chất.
2- Tính chất hoá học:
-Nguyên tố Flo có tính oxi hoá mạnh nhất.
+Tác dụng tất cả các kim loại tạo muối florua
+ Tác dụng hầu hết các phi kim (trừ O2, N2)
+Tác dụng với Hiđro:
H2 +F2 2HF
(nổ trong bóng tối, nhiệt độ -2520)
+Tác dụng với nước:
2H2O +2F2 4HF +O2
-Hiđroflorua tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit flohidric. Đây là dung dịch axit yếu nhưng có tính chất ăn mòn thuỷ tinh
SiO2 +4HF SiF4 +2H2O
3- Ứng dụng : (sgk)
4-Sản xuất Flo trong công nghiệp : (sgk)
-Nguyên tắc : chuyển F- về F2
II-Brom:
1-Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên:
-Brom là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, hơi brom độc.
-Trong tự nhi
File đính kèm:
- chuong halogen 10 co ban day du.doc