Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí, tác dụng với oxi ở dang đơn chất, phản ứng có tỏa nhiều nhiệt.
Biết hỗn hợp khí Hidrô với khí oxi là hỗn hợp nổ.
Rèn luyện kỹ năng đốt chất khí trong không khí, cách thu khí H2 nguyên chất và quy tắc an toàn khi đốt cháy H2.
Củng cố : Khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn.
20 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5 hiđrô - Nước. tính chất – ứng dụng của hiđrô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 47
Chương 5 Hiđrô - Nước.
Tính chất – ứng dụng của Hiđrô.
A. Mục tiêu: Học sinh biết được.
Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí, tác dụng với oxi ở dang đơn chất, phản ứng có tỏa nhiều nhiệt.
Biết hỗn hợp khí Hidrô với khí oxi là hỗn hợp nổ.
Rèn luyện kỹ năng đốt chất khí trong không khí, cách thu khí H2 nguyên chất và quy tắc an toàn khi đốt cháy H2.
Củng cố : Khắc sâu lòng ham thích học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị.
Hóa chất: Kẽm viên, dung dịch HCl.
Hóa cụ: Bình kín đơn giản, ống dẫn khí, ống nghiệm, cốc thủy tinh lọ chứa khí oxi, đèn cồn, diêm.
C. Tiến trình tiết dạy.
I. Tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
( Trả bài kiểm tra)
HS: Nhận – chữa bài kiểm tra 45’ ghi vào vở.
Vào bài: Chúng ta biết nước tạo bởi 2 nguyên tố O và H ta đã tìm hiểu về oxi ở chương 4. Hôm nay thầy trò ta sẽ tìm hiểu về nguyên tố H; đơn chất H2 và hợp chất của nó ở các bài sau. Ta vào tiết 47
III. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý của Hiđro
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Nêu yêu cầu
?Các em cho biết ký hiệu hóa học; CTHH nguyên tử khối và phân tử khối của hiđro
GV: Tiếp tục đưa ra 1 ống nghiệm chứa sẵn H2 đi xuống phía dưới lớp
Yêu cầu học sinh quan sát
?Nhận xét trạng thái, màu sắc của H2
GV: Mở nút ống nghiệm chứa H2 cho 1 học sinh ngửi
? Cho biết mùi của khí hiđro
GV: 1 lít nước ở 20oC hòa tan 31 ml.O2 Vậy 1 lít nước hòa tan 20 ml H2 ở 200C
? Em nhận xét gì về tính tan trong nước của H2
GV: So sánh tỷ khối của không khí với H2
GV: Bóng bay bơm đầy H2 khi thả dây sẽ như thế nào
GV: NTK là 1 (thấp nhất)
? Các em nhận xét gì về độ nặng nhẹ của khí H2 so với các khí khác
Từ đó
?Nêu tính chất vật lý của H2
1HS lên bảng ghi theo định vị trí bảng của GV
Các nhóm HS quan sát
+1 nhóm cho ý kiến
+Nhóm khác bổ sung
(chất khí không màu)
HS: Không mùi
HS: Rất ít ta trong nước
HS: dkk/H2 = 29/2 = 14,5 lần
Quản bóng bay cao vì H2 nhẹ hơn không khí 15,5 lần
- Khí H2 nhẹ nhất
HS nhóm thảo luận –> phát biểu
HS: Bổ sung nếu cần
Kí hiệu hóa học: H
Công thức hóa học: H2
Nguyên tử khối: 1đvC
Phân tử khối: 2 đv.C
I- Tính chất vật lý
1. Quan sát và làm thí nghiệm
2. Trả lời câu hỏi
3. Kết luận- Khí H2 là chất khí không màu, không mùi không vị nhẹ nhất trong các chất khí , tan rất ít trong nước
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học của Hiđrô
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV:Thầy trò ta sẽ tìm hiểu về tính chất hóa học của H2
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục II.1a SGK T105
GV: Giới thiệu hóa cụ hóa chất và làm thí nghiệm
GV: Làm Thí nghiệm 5.1b
?Khi đốt khí H2 cháy trong không khí
?Cốc thủy tinh trước và sau khhi đốt cháy H2 sẽ như thế nào
?Màu ngọc lửa mức độ cháy của H2 trong không khí khi đốt cháy H2 trong oxi (510 )
?Thành lọ khí oxi sau khi đốt có hiện tượng gì
?So sánh ngọn lửa cháy với khi đốt trong không khí
GV: Tổng kết lại các nhận xét
?Rút ra kết kuận gì qua 2 thí nghiệm
?Viết phương trình phản ứng
GV: Tiếp tục đặt câu hỏi
?Tại sao thầy phải tiến hành độ tinh khiết của H2
?Tại sao H2 lẫn O2 lại gây nguy hiểm
GV: Làm thí nghiệm thử độ tinh khiết
? Khi nào H2 được xem là tinh khiết
Vận dụng
?Tại sao hỗn hợp H2 và O2 khi cháy gây ra tiếng nổ
GV: Gợi HS đọc phần đọc thêm –> tìm câu trả lời
? Vì sao đốt H2 ở đầu ống dẫn thì không gây nổ mạnh
GV: đánh giá
HS: Đọc mục II.1.a (SGK T105 )
HS: Quan sát, nhận xét thảo luận
HS: Lần lượt trả lời câu hỏi
+Trước: Không có gì
+Sau có giọt nước
+Màu: Xanh nhạt, cháy nhỏ
+Có nước
Ngọn lửa cháy to hơn
HS: Thảo luận –> Kết luận
Có phản ứng
H2 + O2 ---> H2O
HS: 1 em lên bảng viết
HS khác: Nhận xét
HS: Đảm bảo an toàn
HS: Vì H2 phản ứng với O2 gây nổ mạnh ở tỷ lệ 2:1
HS: Quan sát – nêu nhận xét
- Không còn tiếng nổ hoặc tiếng nổ nhẹ
Thể tích H2O tăng đột ngột vì phản ứng giữa H2 và O2 tỏa nhiều nhiệt
+ Thể tích tăng từ từ –> ít gây chấn động không khí
HS: Nhận xét bổ sung
II- Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi
A. Thí nghiệm (SGK T105 – 106)
B, Nhận xét hiện tượng và giải thích
- Hiđro cháy trong oxi với gọn lửa màu xanh nhạt phương trình hóa học
2H2 + O2 ă H2O
c, Trả lời câu hỏi
IV. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài theo vở khi: SGK
Xem phần II.2, phần III trang 1.7 (SGK)
Làm bài 31.3, 31.5 SBT (T38-39)
Hướng dẫn làm bài 31.3
a,SO2/H2 = 64/2 = 32 lần ; tương tự đối với O2; N2; CO2, CH4
b, dSO2/kk = 64/29 = lần; tương tự cho O2; N2; CO2; CH4
Tuần 25
Tiết 48
Tính chất – ứng dụng của hiđrô
A- Mục tiêu: Học sinh biết được
- Khí hiđro có tính khử thông qua tác dụng một số oxit kim loại; phản ứng tỏa nhiều nhiệt
- Hiđro có nhiều ứng dụng do tính chất nhẹ, do tính khử và tỏa nhiều nhiệt khi cháy
- Làm thí nghiệm của hiđrô với Đồng (II) oxit
B- Chuẩn bị
Hóa chất: Kẽm viên, dung dịch HCl ; đồng (II) oxit: CuO
Trang vẽ: ứng dụng của hiđro (H5.3 trang 111 SGK)
Hóa cụ : Bình kíp đơn giản, ống dẫn khí, giá sắt , cốc thủy tinh chứa nước, 1 ống nghiệm, ống thủy tinh hình trụ, đèn cồn, diêm, thìa lấy hóa chất, bảng phụ ghi đề bài 3 trang 109 (SGK)
I- Tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa hiđrô và khí oxi
2. Làm thế nào biết dòng khí H2 là tinh khiết?
2. Nêu tính chất vật lý của H2 so sánh tìm điểm khác nhau với khí oxi?
HS1: 2H2 + O2 ă 2H2O + Q
2 1
- Thu khí H2 và đốt ở ngọn lửa đèn cồn ă có tiếng nổ mạnh ă lẫn không khí...
HS2: - Khí không màu, không mùi không vị ít tan
- Nhẹ hơn không khí
- Điểm khác với O2 , H2 nhẹ hơn không khí còn O2 thì ngược lại
III. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiếp tính chất hóa học của hiđrô
Họat động của GV
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ của thí nghiệm ở hình 5.2
Cho biết:
? Mục đích của thí nghiệm sắp tiến hành
?Các bộ phận chủ yếu của thí nghiệm này
GV: Bổ sung nêu chức năng cảu từng hóa cụ
GV: Để bắt đầu làm thí nghiệm này thầy sẽ điều chế H2 bằng cách mở mở khó Mo
Sau đó thầy lắp dụng cụ và lấy hóa chất.
GV: Dùng thìa lấy CuO
? Đồng (II) oxit có màu gì
?Ta cần phải làm gì trước khi cho lượng khí H2 đi qua CuO
GV: Thầy đã mở khóa để điều chế H2 được 1 thời gian vậy H2 đã tinh khiết chưa? Vì sao?
GV: Cho CuO vào ống thủy tinh hình trụ và làm thí nghịêm – Yêu cầu các nhóm trao đổi
?ở nhiệt độ thường khi cho khí H2 đi qua CuO có hiện tượng gì
GV: Tiếp tục dùng đến cồn hơ nóng ống hình trụ và đun mạnh vào chỗ chưa CuO
GV: Các em chú ý quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra không; chú ý quan sát vào chỗ có chứa CuO ban đầu; thành ống bên phải của thí nghiệm – kết hợp đọc SGK mục II.2b
?Nêu hiện tượng xảy ra giải thích
GV: yêu cầu học sinh khẳng định? đã có phản ứng hóa học xảy ra chưa
?Nêu công thức hóa học và tên của chất tham gia; chất tạo thành;
?Viết phương trình hóa học xảy ra
? Nước trong phản ứng trên được tạo ra từ đâu.
GV: Người ta gọi chất có khả năng chiếm O là chất có tính khử.
?Em rút ra kết luận gì về tính chất hóa học của H2
GV: Yêu cầu HS
? Viết phản ứng Thủy ngân (II) Oxit HgO với khí H2
GV: Đó là câu 1b
GV: Chỉ bảng (KTBC)
? Qua bài trước và bài học này các em có kết luận gì về tính chất của H2
GV:Yêu cầu đọc SGK mục II.3 T107
? Làm bài 3 T109
GV: Đánh giá - Cho điểm
HS: Quan sát sơ đồ thí nghiệm ở H5.2 (T106)SGK)
- Tìm hiểu xem H2 có phản ứng với hợp chất đồng oxit hay không
HS: Thảo luận nêu tên hóa cụ
HS: Theo dõi giáo viên tiến hành mở khóa điều chế H2
HS: Màu đen (CuO)
HS: Thử độ tinh khiết của H2
HS: H2 tinh khiết vì đã đẩy hết không khí ở trong hệ thống ống dẫn
HS: Quan sát GV làm thí nghiệm
1em trả lời
HS: Không có phản ứng hóa học
HS: Tiếp tục quan sát
HS: Nêu hiện tượng
- CuO (đen) chuyển sang CuO (đỏ)
- Nước được tạo thành
-HS: CuO: Đồng (II) oxit
H2: Khí hiđrô
Cu: Đồng
H2O: Nước
-1HS: lên bảng viết
HS: Do khí H2 chiếm O trong CuO
HS: H2 cũng có tính khử
-1HS: Lên bảng viết PƯ
HgO + H2 ă Hg + H2O
HS: Thảo luận nhanh
1 – 2 em nêu ý kiến
HS: Làm bài 3 T109
2. Tác dụng của CuO
a, Thí nghiệm
Cho khí H2 đi qua CuO và đun nóng
b, Nhận xét
- Bột CuO (đen) chuyển sang CuO (đỏ) và giọt nước đọng trong ống nghiệm
PTHH:
H2 + CuO ă Cu + H2O
-Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO
-Hiđrô có tính khử
3.Kết luận (SGK T 107)
Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của hiđrô
Họat động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Treo tranh vẽ H5.3 yêu cầu học sinh nhớ tính chất H2
? Nêu ứng dụng chính của H2 và giải thích cho sự ứng dụng đó.
GV: Giáo dục chống ô nhiễm môi trường qua III.1 và yêu khoa học III.4...
GV: Cho học sinh làm tiếp bài 5 T107
- PTHH: đã viết ở II.2 yêu cầu các nhóm HS làm
GV: Hướng dẫn cách làm
HS: Quan sát tranh H5.3 nhớ tính chất H2 + thông tin III
HS: 1 đến 2 em nêu ứng dụng
HS khác: Nhận xét
HS:học thêm ở nhà
HS: HgO + H2 ă Hg + H2O
- Các nhóm nêu hướng làm
- Về nhà hoàn chỉnh bài tập 5
III- ứng dụng (SGK T107)
1. Sản xuất nhiên liệu hàn cắt kim loại
2.Sản xuất amôniac (NH3)
Axit........phân đạm......
3. Điều chế kim loại
4. Lạp vào khí cầu...
IV. Hướng dẫn về nhà .
Học bài theo vở ghi, SGK
Làm các bài tập còn lại.
Đọc trước bài phản ứng ôxi hoá- khử
Hết tuần 25:
Tuần 26
Tiết 49
Phản ứng oxi hóa khử
Ngày:
A- Mục tiêu: Học sinh nắm được
- Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác, chất oxi hóa là khí O2 hoặc chất nhường nguyên tố oxi cho chất khác
- Sự khử là sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất, sự oxi hóa là quá trình hóa học của nguyên tử oxi với chất khác
- Hiểu được sự oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
- Rèn kỹ năng viết và nhận ra phản ứng oxi hóa khử, chất khí chất oxi hóa trong một phản ứng hóa học
- Biết được tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử
B- Chuẩn bị
Bảng phụ 1: Ghi bài 1 trang 113
Bảng phụ 2: Ghi bài 2 trang 113
C.Tiến trình tiết dạy
I- Tổ chức
II- Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cần đạt
Chữa bài 5 trang 109 SGK?
Viết PTHH khử sắt (III) oxit bằng khí H2
GV: Đánh giá
HS1: HgO + H2 ă Hg + H2O
a, mHg = 20,1 (g)
b, nH2 = 0,1 (mol)
VH2 = 2,24 (l) (đktc)
HS2: Fe2O3 + 3H2 ă 2Fe + 3H2O
HgO + H2 ă Hg + H2O
PbO + H2 ă Pb + H2O
HS: Nhận xét – bổ sung
III- Bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự khử – sự oxi hóa
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Giữ lại 3 phản ứng của câu 2 (KTBC)
?Chất nào đã chiếm oxi của Fe2O3; HgO; PbO; CuO
GV: Người ta nói H2 để khử H2 để khử oxi của các oxi của các oxit kim loại trên
?Nguyên tử O kết hợp với H2 O đã phải thực hiện quá trình nào
GV: Người ta gọi quá trình đó là sự khử
?Sự khử là gì
Lấy ví dụ phản ứng giữa CuO và H2
GV: Yêu cầu HS nhớ lại bài 25 cho biết
?Sự oxi hóa là gì
ở phản ứng trên quá trình nào là quá trình oxi hóa
GV: Cho HS lên bảng xác định 2 quá trình này ở 3 phản ứng ban đầu
HS: Thảo luận – phát biểu H2 đã chiếm Oxi
Nguyên tử O đã tách khỏi phân tử hợp chất
HS: 1- 2 ý kiến
HS: CuO + H2 ă Cu + H2O
Sự khử CuO
HS: 1-2 ý kiến
3HS lên bảng xác định sử khử sự oxi hóa ở 3 PT
1. Sự khử sự oxi hóa
a, Sự khử
Là sự tách oxi khỏi hợp chất
VD:CuO+H2ăCu+ H2O
Sự khử CuO
b, Sự oxi hóa: Là sự tác dụng của một chất với Oxi
CuO + H2 ă H2O + Cu
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chất khử – Chất oxi hóa
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: CuO + H2 ă Cu + H2O
?Người ta gọi chất đi chiếm O là chất khử
? Trong phản ứng trên đâu là chất khử
?Chất khử là gì
GV: C + O2 ă CO2 (1)
ở phản ứng (1) đâu là chất khử
GV: Chất mà nhường O cho chất khác là chất oxi hóa
? Trong các phản ứng trên đâu là chất oxi hóa
Từ đó cho biết
?Chất oxi hóa là gì
GV: lưu ý khí O2 (dạng đơn chất) cũng là chất oxi hóa
GV: yêu cầu học sinh học theo phần 2c
HS: H 2
HS: Là chất chiếm O của chất khác
HS: Tìm ra: C
HS: Thảo luận
Fe2O3; PbO; HgO; CuO; O2
Là chất nhường O cho chất khác
-HS:Xem lại phần 2c
2. Chất khử và chất oxi hóa
Chất khử là chất chiếm O của chất khác: H2, C
Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác: CuO, O2, Fe2O3...
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa khử
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Đưa ra phản ứng
giữa
CuO + H2 ă Cu + H2O
Gồm đủ sự khử, sự oxi hóa
? Trong phản ứng trên sự khử CuO và sự oxi hóa H2 có tách rời được không
?Nhận xét gì về mối quan hệ giữa sự khử và sự oxi hóa
GV: Người ta gọi những phản ứng mang đặc điểm trên như dạng pư của
CuO + H2 ă Cu + H2O
Là phản ứng oxi hóa khử
?Phản ứng oxi hóa – khử là gì
GV: Chốt định nghĩa
GV: Treo bảng phụ 1 có bài 1 T113
Bảng phụ 2 có bài 2
HS: Thảo luận ă báo cáo không tách rời
HS: Trái ngược nhau
HS: 1-2 em nêu ý kiến
1HS: lên bảng làm
Đáp án: B, C, E
Đáp án bài 2: a, b, d
3. Phản ứng oxi hóa khử
CuO + H2 ă Cu + H2O
Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử
Hoạt động 4: Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử
Họat động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
GV: Đặt câu hỏi
? Phản ứng oxi hóa khử có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống và sản xuất
GV: Yêu cầu về nhà tự tìm hiểu mục 4
GV: Yêu cầu học sinh cho biết
Fe2O3 + Co --> CO2 + Fe ? Đây có phải là phản ứng oxi hóa khử không. Vì sao Cho biết chất khử chất oxi hóa
Lập PTHH của phản ứng
GV: Nhận xét
HS: Đọc SGK ă Trả lời
HS: Tự tìm hiểu mục 4
Sự khử Fe2O3
HS:Fe2O3+3COăFe+3CO2
Sự oxi hóa CO
- Chất khử: CO
- Chất oxi hóa: Fe2O3
4. Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử (SGK T111)
IV- Hướng dẫn học ở nhà
Làm các bài 3,4,5 T113 + học lý thuyết của bài
Đọc phần học thêm T112
Xem trước bài 33
Hướng dẫn bài 4T113 (1 trường hợp)
a, Fe3O4 + 4CO ă 3Fe + 4CO2
1 4 3
0,2(mol) 0,8(mol) 0,6(mol)
b, ăVCO = 0,8 x 22,4 (l) = ? (l)
c, ă mFe = 0,6 x 56 (g) = ? (g)
Trường hợp 0,2 mol Fe2O3 bị khử bằng H2 (tương tự)
Bài 5 T113: Phản ứng Fe2O3 + 3H2 ă 2Fe + 3H2O
1 3 2
Từ mFe = 11,2 (g) ă nFe
a, Tìm nFe2O3 ă mFe2O3 = ? (g)
b, Tìm nH2 ă VH2 = ? (1)
Tuần 26
Tiết 50
Điều chế hiđrô - Phản ứng thế
Ngày:
A-Mục tiêu
- HS hiểu nguyên liệu, phương pháp cụ thể điều chế H2 trong phòng thí nghiệm biết nguyên tắc điều chế Hiđrô trong công nghiệp
- Hiểu được phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất
- Rèn kỹ năng lặp dụng cụ điều chế H2 từ axit và kẽm nhận biết H2 (bằng que đóm đang cháy) và thu H2 và ống nghiệm (đẩy nước đẩy không khí)
B. Chuẩn bị.
Hóa chất: Kẽm viên (Zn) axit HCl
Hóa cụ: GV: Dụng cụ điều chế H2 (như H5.5 SGK) hoặc tương tự
ống dẫn khí ống nghiệm
Bình điện phân nước
HS: ống nghiệm nút cao su có lỗ nhỏ ống dẫn khí có vuốt nhọn que đóm, đèn cồn diêm, kính đồng hồ, kẹp gỗ, ống nhỏ giọt, giá sắt
C.Tiến trình tiết dạy
I. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
Nội dung kiểm tra
Yêu cầu cần đạt
1. Viết phản ứng giữa sắt từ oxit và khí H2
Lập PTHH, xác định chất ôxi hóa, chất khử, sự oxi hóa, sự khử
Làm bài 2 trang 113
GV: Đánh giá
HS1: 4H2 + Fe3O4 ă 3Fe + 4H2O
Chất khử:H2
Chất oxi hóa: Fe3O4
HS: Fe2O3 + 3H2 ă 2Fe + 3H2O
nFe = 0,2mol
nFe2O3 = 0,1 mol
mFe2O3 = 16 (g)
nH2 = 3/2 . 0,2 = 0,3 mol
VH2 = 6,72 (l)
HS: Nhận xét bổ sung
III- Bài mới
Hoạt động 1: Điều chế hiđrô trong phòng thí nghiệm- cách thu khí hiđrô
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa mục I.a trang 114
GV: Lắp sẵn dụng cụ như H5.4
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm điều chế H2
Yêu cầu các nhóm khác trả lời
?Nguyên liệu dùng để điều chế H2 trong phòng thí nghiệm
?Khi cho Zn và dung dịch HCl thì có hiện tượng gì
?Khí thoát ra có làm than hồng của que đóm bùng cháy không
?Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí có hiện tượng gì
? Khi côp cạn một giọt dung dịch từ ống nghiệm thì có hiện tường gì
GV: Tổng hợp
?Chất tạo thành khi cho kẽm vào dung dịch HCl là gì
?Viết phương trình hóa học của phản ứng trên
GV: Thay Zn bằng Al, Fe thay HCl bằng H2SO4 (1)
?Nguyên liệu dùng để điều chế H2O trong phòng thí nghiệm
GV: chỉ chất khí
?Làm thế nào nhận biết được H2
GV: Chúng ta đôi khi cần 1 lượng lớn H2 phải có dụng cụ thích hợp để điều chế (H5.5a,b)
GV: Cho HS quan sát bộ dụng cụ ở trên bàn GV
- Yêu cầu 1HS lên làm để thu khí H2 bằng cách đẩy không khí dưới sự hướng dẫn của GV
- Vì sao thu khí H2 bằng cách đẩy không khí
?Cách thu H2 như trên cần lưu ý điều gì khi đặt vị trí ống nghiệm thu
GV: Tương tự yêu cầu 1 HS lên thu H2 bằng cách đẩy nước
?Vì sao ta có thể thu khí H2 bằng cách đẩy nước
Qua đó cho biết
?Có mấy cách thu khí H2 là những cách nào
1 em đọc mục I 1.a
- Lớp theo dõi
HS: Quan sát giáo viên lắp dụng cụ điều chế H2
HS1: Nhóm nhỏ làm thí nghiệm
HS: Ghi lại câu trả lời
+ Zn; HCl
Có bọt khí, kẽm tan ra
Không làm than hồng bùng cháy
+Khí cháy với ngọn lửa xanh mờ ă
Chất rắn màu trắng ZnCl2
HS: Nhận xét
HS: ZnCl2; H2
Zn + 2HCl ă ZnCl2 + H2
1HS: kim loại (Zn, Al...)
Axit HCl, H2SO4 loãng...
Dùng que đóm đang cháy H2 cháy với ngọn lửa xanh nhạt
HS: Quan sát dụng cụ ở bàn
1HS: Lên bàn giáo viên làm thí nghiệm theo H5.5b
ănhận ra H2 đẩy bằng que đóm đang cháy
H2 nhẹ hơn không khí
Đặt ống nghiệm thu H2 úp xuống
1HS: Thu khí H2 bằng cách đẩy nước
H2 ít tan trong nước
HS: Tự ghi nhớ có 2 cách
+ Đẩy nước
+ Đẩy không khí
I- Điều chế khí hiđrô
1. Trong phòng thí nghiệm
Nguyên liệu: Zn, Al, Fe và HCl, H2SO4(l)...
PTHH:
Zn + 2HCl ă ZnCl2 + H2
Nhận biết H2: Bằng que đóm đang cháy vì H2 cháy với ngọn lửa màu xanh nhạt
Có 2 cách thu H2
+ Đẩy nước
+Đẩy không khí
Hoạt động 2: Sản xuất hiđro trong công nghiệp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Khi muốn điều chế H2 ở quy mô công nghiệp
?Ta làm như cách điều chế H2 trong phòng thí nghiệm với lượng nguyên liệu lớn được không
GV: Yêu cầu HS nhớ lại cách sản xuất O2 trong Cn liên hệ
?Nguồn nguyên liệu sản xuất H2 trong công nghiệp là gì
GV: Đưa ra bình điện phân nước à HS quan sát để mô tả
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn điện phân nước
?Viết PTHH khi điện phân nước
HS: Thảo luận nhóm ă phát biểu
+ Không được vì
Zn, Al axit sắt đất khó kiếm...
HS: Nước
- Khí tự nhiên chủ yếu là : CH4......
HS: Quan sát bình điện phân nước à mô tả
1HS lên bảng viết Phản ứng
2.Trong công nghiệp: SX từ
-Nước
-Khí tự nhiên
- Khí dầu mỏ.
Phương trình hóa học
2H2O ă 2H2 + O2
Hoạt động 3: Tìm hiểu phản ứng thế
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV: Yêu cầu HS viết phản ứng
?Viết phản ứng giữa Fe và H2SO4 biết sản phẩm là FeSO4 và H2
GV: Đưa phản ứng
Zn + 2HCl ă ZnCl2 + H2
?Trong 2 phản ứng trên chất nào thuộc loại (đơn chất, hợp chất)
?Các nguyên tử Zn, Fe đã thay thế cho nguyên tử nào trong HCl, H2SO4
GV:
Fe + CuCl2 ă FeCl2 + Cu
?Nguyên tử Fe đã thay thế cho nguyên tử nào trong CuCl2
GV: Dạng phản ứng hóa học như 3 phản ứng trên là phản ứng thế
?Phản ứng thế là gì
GV: Yêu cầu học sinh làm bài 1T117
GV: Đánh giá cho điểm
Sau đó cho HS làm bài 2 T117
GV: Tổng hợp ý kiến
1HS lên bảng viết
HS: Zn, Fe: đơn chất
HCl, H2SO4: hợp chất
Thay thế cho H
Thay thế cho Cu
HS: Thảo luận à phát biểu
1-2 ý kiến
1HS: đọc lại SGK II.2
Đáp án bài 1 T117
a, c
HS: Làm bài 2 T117
(Hoạt động cá nhân)
HS: Nhận xét
à hoàn chỉnh bài ở nhà
II- Phản ứng thế là gì?
Fe + H2SO4 ă FeSO4 + H2
Zn + 2HCl ă ZnCl + H2
Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất
IV: Hướng dẫn học ở nhà
-Học bài: Phần ghi nhớ
- Làm bài: 2,3,5 học sinh giỏi làm bài 4 T 117(SGK)
- Làm bài 33.1; 33.4; 33.5; 33.6; 33.9
- Học phần I của bài 34 ă Luyện tập ở giờ sau.
Hết tuần 26:
Tuần 27
Tiết 51. Bài Luyện Tập 6.
Ngày:
A.Mục tiêu.
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hoá học về hiđrô.Biết so sánh các tính chất và cách điều chế khí hiđrô so với khí oxi.
-Hiểu rõ hơn các khái niệm: phản ứng thế, phản ứng oxi hoá khử ,sự khử,sự oxi hoá,chất khử,chất oxi hoá.
-Nhận biết các loại phản ứng hoá học đã học ,chất khử, chất oxi hoá.
-Vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập, lập phương trình hoá học,tính theo phương trình hoá học .
B. Chuẩn bị.
Bảng phụ :Ghi nội dung các bài ôn tập dạng trắc nghiệm.
C.Tiến trình tiết dạy.
I.Tổ chức
II.Kiểm tra 15 phút:
đề bài
đáp án, biểu điểm
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng cho sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ?
Mg + O2 MgO
KmnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Al + HCl AlCl3 + H2
H2O H2 + O2
- Lập đúng mỗi phương trình hoá học.
(2 đ)
- Phân loại phản ứng (dựa vào định nghĩa) 0.5 đ
III. Bài mới .
GV: Dùng bảng phụ đưa ra các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan để học sinh làm .Sau đó cho học sinh đánh giá lẫn nhau, kết hợp với sự đánh giá của giáo viên.
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất .(Khoanh tròn vào chữ cái a,b,c,d).
1. Khí hiđro phản ứng được với tất cả cảc chất trong nhóm.
a.CuO; HgO; H2O b.CuO ; HgO; O2
c.CuO; HgO; HCl d. CuO; HgO ; CaCO3.
Đáp án. 1b.
2. Dẫn khí H2 dư qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng.
Sau khi kết thúc thí nghiệm ;hiện tượng quan sát đúng là:
Có tạo thành chất rắn màu đen vàng ; có hơi nước tạo thành .
Có tạo thành chất rắn màu đen nâu không có hơi nước tạo thành .
Có tạo thành chất rắn màu đỏ. Có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Có tạo thành chất rắn màu đỏ;không có hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
Đáp án: 2c.
3. Có thể thu khí hiđro.
Chỉ bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình.
Bằng cách đẩy không khí ra khỏi bình úp ngược hoặc đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược trong chậu nước.
Chỉ bằng cách đẩy nước ra khỏi ống nghiệm đầy nước úp ngược.
Đáp án 3b.
Câu 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống(.........) .
Cho những cụm từ : phản ứng hoá hợp ,sự khử ;phản ứng phân huỷ.,
sự oxi hoá ,phản ứng thế; chất khử , chất oxi hoá .
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
phản ứng oxi hoá- khử là phản ứng hoá học trong đó xảy ra đồng thời...1.... .và.....2.....
.......3........là phản ứng hoá học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới
.........4.......là phản ứng hoá học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế cho nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất .
.........5.......... là chất chiếm oxi của chất khác.
..........6..........là chất nhường oxi cho chất khác.
Đáp án: 1;2: sự oxi hoá,sự khử.
3 .phản ứng phân huỷ.
4. phản ứng thế
5 .chất khử .
6. chất oxi hoá.
Câu3:
Ghép tên thí nghiệm(1,2,3) sao cho phù hợp với các hiện tượng a,b,c,d .
Tên thí nghiệm
Hiện tượng hoá học
1. Hiđrô cháy trong bình khí oxi
tạo thành chất rắn màu đỏ , hơi nước bám ở thành ống nghiệm.
2. Hiđrô khử đồng (II) oxit
b. ngọn lửa màu xanh nhạt ,có giọt nước nhỏ bám ở thành bình.
3. kẽm tác dụng với axitclohiđric.
c. không có hiện tượng gì.
d. có bọt khí H2 thoát ra từ mảnh kẽm mảnh kẽm tan dần.
Đáp án: 1b; 2a; 3d.
Câu 4: Lập phương trình hoá học cho các sơ đồ phản ứng sau và cho biết loại phản ứng hoá học đó.
Fe3O 4+ CO ---- Fe + CO2
Kẽm + axitclohiđric ---- kẽm clo rua(ZnCl2) + khí hiđrô.
Sắt + khí oxi----- oxit sắt từ
Kaliclorát ----- Kaliclo rua(KCl) + khí oxi
Nhôm +axit Sunfuric loãng (H2SO4) ---- Nhômsunfat Al2( SO4)3 + khí hiđro
Sắt (III) oxit + hiđro ---- Sắt + nước .
GV: gọi 2 học sinh lên làm ( mỗi học sinh 3 sơ đồ phản ứng)
HS khác : Nhận xét- cho điểm .
GV: Đánh giá- cho điểm
Đáp án :
Fe3O4 + 4CO đ 3Fe + 4CO2
Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
3Fe + 2O2 đ Fe3O4
2KClO3 đ 2KCl + 3O2
2Al + 3H2SO4 đ Al2(SO4)3 + 3H2
Fe2O3 + 3H2 đ 2Fe + 3H2O
Phản ứng hoá hợp :c
Phản ứng phân huỷ:d
Phản ứng oxi hoá khử;:a,f,c
Phản ứng thế :b,e ,f
Câu 5: Cho13g kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohiđric.
1. Viết PTHH của phản ứng trên ?
2. Tính thể tích khí hiđrô thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn ?
3. Nếu dùng lượng khí H2 trên đem khử 12g đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao thì chất nào dư ? dư bao nhiêu gam ?
Tính khối lượng Cu sinh ra.
Cho biết :(Zn = 65; Cu = 64 ; O = 16 ; H = 1 )
Bài làm :
1. PTHH: Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2
1mol 1 mol
2. nZn = 13/65 = 0,2(mol)
Theo PTHH nH2 = nZn = 0,2 mol
Thể tích khí H2 sinh ra ở (đktc ) là: VH2 = 22,4 . 0,2 =4,48 (lít)
3. PTHH. H2 + CuO đ Cu + H
File đính kèm:
- hoa8tuan 24-27- sua.doc