Bài giảng Chương 6: dung dịch tiết 60: dung dịch

- Hiểu khái niệm: dung môi, chất tan, chất tan, dung dịch

- Hiểu khái niệm: dd bão hoà, dd chưa bão hoà và hiểu đựoc những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn.

- Biết cách pha chế một dd bão hoà và một dd chưa bão hoà

I. Chuẩn bị

- Hoá chất : đường, nước, dầu ăn, xăng

 

doc16 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6: dung dịch tiết 60: dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:17/4/2007 Giảng:8a:../4/2007 8b:../4/2007 8c:../4/2007 Chương 6: dung dịch Tiết 60: dung dịch Mục tiêu Hiểu khái niệm: dung môi, chất tan, chất tan, dung dịch Hiểu khái niệm: dd bão hoà, dd chưa bão hoà và hiểu đựoc những biện pháp thúc đẩy sự hoà tan của chất rắn trong nước được nhanh hơn. Biết cách pha chế một dd bão hoà và một dd chưa bão hoà Chuẩn bị Hoá chất : đường, nước, dầu ăn, xăng Dụng cụ : cốc, đũa thuỷ tinh, bát sứ Tiến trình bài giảng Tổ chức (2):8a: 8b:.. 8c… Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Hình thành khái niệm: Dung môi - chất tan - dung dịch Giáo viên hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1 HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm Giáo viên cho HS biết chất nào gọi là Dung môi - chất tan - dung dịch HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm HS khác quan sát hiện tượng và nêu nhận xét HS kết luận: Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn Giáo viên hướng dẫn HS đưa ra kết luận về dung môi, chất tan, dung dịch HS hiểu các khái niệm trên Giáo viên đưa ra một số ví dụ HS xác định xem đó có phải là dung dịch không HĐ 2: hiểu khái niệm Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà HS các nhóm tiến hành làm thí nghiệm hoà tan đường vào trong nước tạo dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà HS đưa ra khái niệm về dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà HĐ 3: biện pháp thúc đẩy quá trình hoà tan chát rắn trong nước Giáo viên cho HS căn cứ vào thực tế hoà tan các chất rắn trong nước , nêu biện pháp thúc đẩy sự hoà tan các chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn HS giải thích tính khoa học của các biện pháp thúc đẩy sự hoà tan các chất rắn trong nước Dung môi - chất tan - dung dịch Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa đường vào cốc nước, khuấy nhẹ Đường tan trong nước tạo thành nước đường Đường là chất tan, nước là dung môi, nước đường là dung dịch Thí nghiệm 2: Cho dầu ăn vào côc thứ nhất đựng xăng, cốc thứ 2 đựng nước Xăng hoà tan được dầu ăn, nước không hoà tan được dầu ăn Xăng là dung môi của dầu ăn, nước không là dung môi của dầu ăn Kết luận : Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan Dung dịch bão hoà, dung dịch chưa bão hoà Tại một nhiệt độ xác định: Dung dịch bão hoà là dd không thể hoà tan thêm chất tan Dung dịch chưa bão hoà là dd có thể hoà tan thêm chất tan Làm thế nào để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn? Khuấy dung dịch: tạo sự tiếp xúc nhiều hơn giữa chất rắn và các phân tử nước Đun nóng dung dịch Nghiền nhỏ chất rắn Củng cố Tóm tắt ý chính toàn bài Trả lời các câu hỏi trong bài tập 1 Hướng dẫn học ở nhà Học bài và làm bài tập về nhà số 3, 4, 5, 5. Hướng dẫn làm bài tập 5 Soạn:18/4/2007 Giảng:8a:../4/2007 8b:../4/2007 8c:../4/2007 Tiết 61: độ tan của một chất trong nước Mục tiêu: Bằng thực nghiệm HS nhận biết được chất tan và chất không tan trong nước Hiểu được độ tan của một chất trong nước Biết những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước Chuẩn bị Hoá chất : CaCO3 , nước , muối ăn Dụng cụ: phễu, giấy lọc, cốc thuỷ tinh, kính, đèn cồn , ồng nghiệm. Bảng tính tan của một số axit bazơ và muối Tiến trình bài giảng Tổ chức (2) 8a: 8b: 8c: Kiểm tra bài cũ (5) HS 1: Làm bài tập 5,6 HS 2: Thế nào là dd bão hoà, dd chưa bão hoà. Các biện pháp để quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Nghiên cứu chất tan, chất không tan HS các nhóm làm thí nghiệm 1 HS khác quan sát, nêu hiện tượng, kết luận đá vôi không tan trong nước Giáo viên cho HS làm thí nghiệm 2 Hoà tan muối ăn vào trong nước HS khác quan sát và nêu hiện tượng HS đưa ra kết luận muối ăn tan được trong nước Giáo viên cho HS thấy được có chất tan trong nuứơc, có chất không tan trong nước có chất tan ít , có chất tan nhiều Giáo viên đưa ra tính tan của một số axit, bazơ, muối trong nước HS xem bảng tính tan và hiểu cách tra bảng HS tra bảng và nêu tính tan của muối HĐ 2: Khái niệm về độ tan Giáo viên đưa ra định nghĩa về độ tan, lấy ví dụ : ở 250C độ tan của đường là 204g, của NaCl là 36 g. HS dưa vào thực tế phát biểu những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và độ tan của chất khí trong nước Nhiều trường hợp nhiệt độ tăng thì độ tan của chất rắn tăng Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng khi ta tăng áp suất và giảm nhiệt độ 18 15 Chất tan và chất không tan Thí nghiệm về tính tan của một chất trong nước Thí nghiệm 1: Cho và mẩu CaCO3 vào nước, lắc mạnh Kết luận : CaCO3 không tan trong nước Thí nghiệm 2: Cho một ít muối ăn vào nước rồi lắc mạnh. Muối ăn tan trong nước Kết luận: NaCl tan được trong nước Có chất không tan và có chất tan trong nước, có chất tan nhiều và có chất tan ít trong nước Tính tan của một số axit, bazơ, muối Axit: hầu hết tan được trong nước ( trừ H2SiO3) Bazơ: phần lớn không tan trong nước Muối: Những muối natri, kali đều tan Những muối nitrat đều tan Phần lớn những muối clorua, sunfat tan được Phần lớn các muối cacbonat không tan Độ tan của một chất trong nước Định nghĩa Độ tan của một chất trong nước là số gam chất đố hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở nhiệt độ xác định Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất Củng cố (5) Tóm tắt ý chính toàn bài Sử dụng bài tập 1, 2 để củng cố Hướng dẫn học ở nhà (3) Học bài và làm bài tập 3, 4, 5. Hướng dẫn làm bài tập 5 Soạn:19/4/2007 Giảng:8a:../4/2007 8b:../4/2007 8c:../4/2007 Tiết 62+ 63: nồng độ dung dịch Mục tiêu Biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm, nồng độ mol và nhớ được các công thức tính nồng độ Biết vận dụng công thức để tính các loại nồng độ của dd và những đại lượng liên quan đến dung dịch như khối lượng chất tan, khối lượng dung môi, khối lượng dung dịch, thể tích dung dịch và thể tích dung môi Chuẩn bị Tiến trình bài giảng Tiết 1 Tổ chức (2) Kiểm tra bài cũ (5) HS 1: làm bài tập 4 HS 2: Thế nào là độ tan, các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: nồng độ % của dd Giáo viên đưa ra khái niệm về nồng độ %. Giáo viên lấy VD giảng giải để HS hiểu Giáo viên đưa ra công thức tính nồng đô % và ý nghĩa các đại lượng có trong đó HS rút ra cách tính khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch HĐ 2: Luyện tập về nồng độ % Giáo viên đưa ra VD 1 HS xác định các đại lượng đã cho và các đại lượng cần tìm HS tiến hành tìm khối lượng của dd Tiến hành tìm nồng độ của dd Giáo viên đưa ra VD 2: HS các nhóm làm VD 2: Xác định yêu cầu của bài , xác định các đại lượng đã cho và các đại lượng cần tìm trong bài toán HS áp dụng công thức tính để rút ra cách tính khối lượng chất tan HS đọc VD 3: và xác định các đại lượng đã cho trong bài , xác định các đại lượng cần tìm Giáo viên hướng dẫn HS tìm các đại lượng theo yêu cầu Tìm khối lượng dd đường pha chế Tìm khối lượng nước cần dùng cho pha chế 10 22 Nồng độ phần trăm của dung dịch (C%) Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch Công thức tính : Khối lượng dd = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan VD 1: Hoà tan 15 gam NaCl vào 45gam nước. Tính nồng độ % của dd. Tìm khối lượng của dd NaCl: mdd = 15 +45 = 60 gam - Tìm nồng độ % của dd: C% = 15 ´ 100% : 60 = 25% VD 2: Một dung dịch H2SO4 có nồng độ 14%. Tính khối lượng của H2SO4 có trong 150 gam dung dịch. Khối lượng H2SO4 có trong 150 g dung dịch 14% là: 14 ´ 150 : 100 = 21 (g) VD 3: Hoà tan 50 g đường vào nước được dd đường có nồng độ 25% . Hãy tính: Khối lượng dd đường pha chế được Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế Khối lượng dd đường pha chế được: mdd = 100´ 50 : 25 = 200 (g) Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế mdm = 200 -50 = 150 (g) nước Củng cố (3) Nhắc lại ý nghĩa của nồng độ % Công thức tính nồng độ % Cách làm bài tập tính nồng độ % Hướng dẫn học ở nhà(3) Học bài và làm bài tập 1, 5, 6 Hướng dẫn làm bài tập 6 Tiết 2 Tiến trình bài giảng Tổ chức (2) Kiểm tra bài cũ (5) HS 1: Làm bài tập 5 HS 2: nồng độ % của dd cho biết gì? Công thức tính nồng độ % Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: khái niệm về nồng độ mol của dd HS đọc khái niệm về nồng độ mol của dd Từ khái niệm HS nêu công thức tính nồng độ mol và giải thích ý nghĩa của các đại lượng HĐ 2: Luyện tập Giáo viên đưa ra ví dụ1: HS đọc và xác định các đại lượng đã cho Xác định các đại lưọng cần tìm Giáo viên hướng dẫn HS dựa vào công thức tính để tìm các đại lượng cần tìm HS tính Số mol CuSO4 có trong dung dịch Tính Nồng độ mol của dd CuSO4 dựa vào công thức tính nồng độ mol Giáo viên đưa ra ví dụ 2 Yêu cầu HS đọc đề bài và xác định các đại lượng đã cho trong bài HS xác định các đại lượng cần tìm Giáo viên hướng dẫn HS cách tìm các đại lượng cần tìm dựa vào công thức tính nồng độ mol Tính số mol đường có trong từng dd Tính thể tích dd đường sau khi trộn Tính nồng độ mol của dd đường sau khi trộn 12 20 Nồng độ mol của dung dịch Nồng độ mol của dd cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dd Công thức tính: CM = n:V n: số mol chất tan V: là thể tích dung dịch biểu thị bằng lít VD 1: Trong 200ml dd có hoà tan 16 g CuSO4 . Tính nồng độ mol của dd. Số mol CuSO4 có trong dung dịch: 16 : 160 = 0,1 (mol) Nồng độ mol của dd CuSO4: 0,1 ; 0,2 = 0,5M VD 2: Trộn 2 lit dd đường 0,5M với 3 lít dd đường 1M. Tính nồng độ mol của dd đường sau khi trộn Số mol đường có trong dd 1: 0,5 ´ 2 = 1 (mol) Số mol đường có trong dd 2: 1 ´ 3 = 3 (mol) Thể tích dd đường sau khi trộn : V = 2 +3 = 5 (lít) Nồng độ mol của dd đường sau khi trộn: CM = 4 : 5 = 0,8 M Củng cố (3) Tóm tắt ý chính toàn bài Sử dụng bài tập 2 để củng cố Hướng dẫn học ở nhà (3) Học bài và làm các bài tập : 3, 4, 7 Hướng dẫn làm bài tập 7 Soạn:22/4/07 Giảng:8a:../4/07 8b:../4/07 8c:../4/07 Tiết 64 +65 : pha chế dung dịch Mục tiêu Biết thực hiện phần tính toán các đại lượng liên quan đến dd như: Số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dd, khối lượng dung môi, thể tích dung môi, để từ đó đáp ứng được yêu cầu pha chế một khối lượng hay một thể tích dd với nồng độ theo yêu cầu Biết cách pha chế một dd theo những số liệu đã tính toán Chuẩn bị Dụng cụ : cân, ống đong, cốc chia đô, bình tam giác, đũa thuỷ tinh. Hoá chất : NaCl, CuSO4 , đường... Tiến trình bài giảng Tiết 1 Tổ chức (2) Kiểm tra (5) HS 1: Làm bài tập 4 HS 2: Nêu khái niệm và công thức tính nồng độ mol của dd Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu cách pha chế dd theo nồng độ cho trước Giáo viên đưa ra bài tập pha chế HS đọc yêu cầu của bài, xác định các đại lượng đã biết và yêu cầu pha chế Giáo viên hướng dẫn, gợi ý HS thảo luận và nêu cách pha chế HĐ 2: Tính toán để pha chế HS các nhóm tính toán để tìm khối lượng chất tan, khối lượng dung môi HĐ 3: tiến hành pha chế HS nêu cách pha chế dd HS khác bổ sung Giáo viên nhận xét, hướng dẫn HS các nhóm tiến hành pha chế dd sau khi đã tính toán đúng HĐ 4: Tính toán để pha chế dd với nồng độ mol cho trước HS tính số mol chất tan theo công thức Tính khối lượng chất tan theo dữ kiện đã cho HĐ 5: Tiến hành pha chế HS nêu cách tiến hành pha chế sau khi đã tính toán HS các nhóm tiến hành pha chế dd theo các đại lượng đã tính toán 7 7 7 7 8 Cách pha chế một dd theo nồng độ cho trước Bài tập 1: Từ muối CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế : 50 gam dd CuSO4 có nồng độ 10% 50 ml dd CuSO4 có nồng độ 1M giải : Tính toán Tìm khối lượng chất tan : Kl CuSO4 = 10 ´50 : 100 = 5 (g) Tìm khối lượng dung môi mdm = mdd - mct= 50 - 5 = 45 (g) Cách pha chế: Cân lấy 5 g CuSO4 khan cho vào cốc có dung tích 100 ml. Cân lấy 45 g nước cất, đổ dần vào cốc và khuấy nhẹ. Được 50 g dd CuSO4 10%. Tính toán : Tính số mol chất tan: 50 ´ 1 : 1000 = 0,05 (mol) Khối lượng của chất tan: 160 ´ 0,05 = 8 (g) Cách pha chế: cân lấy 8 g CuSO4 cho vào cốc có dung tích 100 ml. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 50 ml dd CuSO4 1M. Củng cố (3) Nhắc lại các bước pha chế một dd theo nồng độ cho trước Sử dụng bài tập 1 củng cố Hướng dẫn học ở nhà (3) Học bài và làm bài tập 2, 3 Hướng dẫn làm bài tập 3 Tiết 2 Tiến trình bài giảng Tổ chức (2) 8A: 8B: 8C: Kiểm tra bài cũ (5) HS 1: làm bài tập 3 HS 2: Nêu các bước pha chế dd theo nồng độ cho trước Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Tìm hiểu cách pha loãng một dd theo nồng độ cho trước Giáo viên đưa ra bài tập pha loãng dd HS đọc đề bài và xác định yêu cầu Giáo viên hướng dẫn cách làm HĐ 2: Tính toán để pha chế HS các nhóm tiến hành tính toán các đại lượng cần thiết Tìm số mol chất tan có trong 100 ml dd MgSO4 0,4M : Tìm thể tích dd MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 mol MgSO4 HĐ 3: Pha chế dd HS nêu cách pha chế HS các nhóm tiến hành pha chế dd đã tính toán Giáo viên theo dõi , hướng dẫn các bước Các nhóm báo các kết quả HS xác định yêu cầu ý b HS tiến hành tính toán các đại lượng cần thiết theo yêu cầu Giáo viên gợi ý , hướng dẫn HS tính toán theo yêu cầu Tìm khối lượng NaCl có trong 150 g dd NaCl 2,5 % Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 3,75 gam NaCl Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: HS các nhóm báo các kết quả tính toán HS nêu cách pha chế dd đã tính toán Giáo viên gọi 1 HS lên bảng tiến hành pha chế dd theo yêu cầu HS khác nhận xét cách làm Giáo viên bổ sung cho hoàn chỉnh 6 8 6 7 6 Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước Bài tập 2: Có nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế : 100 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M 150 g dd NaCl 2,5 % từ dd NaCl 10% Cách làm : a. Tính toán : Tìm số mol chất tan có trong 100 ml dd MgSO4 0,4M : 0,4 ´ 100 : 1000 = 0,04 (mol) Tìm thể tích dd MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 mol MgSO4 Vml = 1000 ´ 0,04 : 2 = 20 (ml) Cách pha chế: Đong lấy 20 ml dd MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml khuấy đều ta được 100 ml dd MgSO4 0,4M Tính toán : Tìm khối lượng NaCl có trong 150 g dd NaCl 2,5 % : 2,5 ´ 150 : 100 = 3,75 (g) Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 3,75 gam NaCl: 100 ´ 3,75 : 10 = 37,5 (g) Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: 150 - 3,75 = 112,5 (g) Cách pha chế: Cân lấy 37,5 g dd NaCl 10% ban đầu, sau đó cho vào cốc có dung tích khoảng 200 ml Cân lấy 112,5 g nước cất , đổ vào cốc đựng dd NaCl . Khuấy đều ta được 150 g dd NaCl 2,5% Củng cố (3) Tóm tắt các bước tiến hành pha loãng dd theo nồng độ cho trước Sử dụng bài tập 43. 3 sbt để củng cố Hướng dẫn học ở nhà Xem lại cách tiến hành pha chế dd theo nồng độ cho trước Làm bài tập về nhà số 4,5 Hướng dẫn làm bài tập 5 Soạn:…/…/07 Giảng:8a:../…/07 8b:../…/07 8c:../.../07 Tiết 66 : bài luyện tập 8 Mục tiêu Biết độ tan của một chất trong nước là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và chất khí trong nước Biết ý nghĩa của nồng độ % và nồng độ mol. Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ % và nồng đô mol của dd để tính toán Biết tính toán và pha chế một dd theo nồng độ cho trước Chuẩn bị HS ôn tập các kiến thức cơ bản đã học trong chương Giáo viên : một số bài tập , bảng phụ. Tiến trình bài giảng Tổ chức (2) Kiểm tra bài cũ (5) HS 1: Làm bài tập 4 HS 2: Nêu các bước tiến hành pha loãng dd theo nồng độ cho trước Bài giảng Hoạt động của Giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Ôn lại những kiến thức cơ bản HS nhắc lại kỹ năng về độ tan Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan Khái niệm và công thức tính nồng độ % Khái niệm và công thức tính nồng độ mol Nêu các bước để pha chế một dd theo nồng độ cho trước HĐ 2: Luyện tập : Bài tập 3: Biết độ tan của K2SO4 ở 200C là 1,11g. Hãy tính nồng độ % của dd K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ đó Giáo viên cho HS xác định yêu cầu của đề , gợi ý, hướng dẫn HS làm bài tập 3 HS tính khối lượng dd K2SO4 HS tính nồng độ % của dd K2SO4 bão hoà Bài tập 4: Trong 800g dd có chứa 8 g NaOH Tính nồng độ mol của dd này Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dd này để dược dd NaOH 0,1M? HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập HS tính số mol NaOH có trong dd HS tính nồng độ mol của dd NaOH Tính thể tích nước cần dùng Tính số mol NaOH có trong 200 ml dd Tính thể tích dd NaOH 0,1M Tính thể tích nước cần pha loãng Bài tập 5: Trình bày cách pha chế 400 g dd CuSO4 4% HS tính khối lượng CuSO4 cần lấy để pha chế Tính khối lượng nước cần dùng HS nêu cách pha chế 12 20 Kiến thức cần nhớ Độ tan của một chất tong nước là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan ? Nồng độ dd cho biết gì ? Nồng độ % Nồng độ mol Cách pha chế dd như thế nào ? Bước 1: tính các đại lượng cần dùng Bước 2: Pha chế dd theo các đại lượng đã xác định Bài tập Bài tập 3: Khối lượng dd K2SO4 : 100 + 11,1 = 111,1 (g) Nồng độ % của dd K2SO4 bão hoà ở 200C là : C% = 11,1 ´ 100% : 111,1 = 9,99% Bài tập 4: Nồng độ mol của dd NaOH: Số mol NaOH có trong dd : 8: 40 = 0,2 (mol) Nồng độ mol của dd NaOH: 1000 ´ 0,2 : 800 = 0,25 (mol) Thể tích nước cần dùng: Số mol NaOH có trong 200 ml dd 0,25 ´ 200 : 1000 = 0,05 (mol) Thể tích dd NaOH 0,1M Vdd = 1000 ´ 0,05 : 0,1 = 500 (ml) Thể tích nước cần pha loãng: V = 500 -200 = 300 (ml) Bài tập 5 : Cách pha chế: Khối lượng CuSO4 cần dùng: 4 ´ 400 : 100 = 16(g) Khối lượng nước cần dùng : 400 – 16 = 384 (g) Cho 16 gam CuSO4 vào cốc, rót thêm 384 g nước, khuấy kĩ cho CuSO4 tan hết, được dd CuSO4 4% Củng cố (2) - Tóm tắt ý chính toàn bài Hướng dẫn học ở nhà (3) Xem lại các bước pha chế dd đã hướng dẫn Làm bài tập về nhà số 2, 6 Hướng dẫn làm bài tập 6 Soạn:…/…/07 Giảng :8a:../…/07 8b:../…/07 8c:../.../07 Tiết 67: bài thực hành 7 Mục tiêu : HS biết tính toán và pha chế những dd đơn giản theo nồng độ khác nhau Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng tính toán, kĩ năng cân đo hóa chất trong phòng thí nghiệm . Chuẩn bị Dụng cụ: ccốc thủy tinh, ống thủy tinh chia độ, cân thí nghiệm , đũa thủy tinh, giá thí nghiệm Hóa chất : đường trắng khô, NaCl khô , nước cất Tiến trình bài giảng Tổ chức (5) Kiểm tra bài (3) Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung bài thực hành Bài giảng Hoạt động của giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Thực hành pha chế dung dịch Giáo viên đưa ra nội dung của bài thực hành Yêu cầu pha chế các dd với nồng đô cho trước HS nêu các bước tiến hành pha chế dung dịch Các nhóm HS tiến hành tính toán để pha chế dd 1 HS các nhóm báo cáo kết quả tính toán để pha chế dung dịch theo yêu cầu HS các nhóm nêu cách tiến hành pha chế dung dịch Giáo viên cho HS thực hành pha chế dd đã tính toán Giáo viên theo dõi các thao tác thực hành pha chế và uốn nắn HS tiến hành làm thực hành với nội dung 2: Pha chế 100 ml dd NaCl có nồng độ 0,2M HS các nhóm tiến hành tính toán khối lượng NaCl cần dùng để pha chế HS nêu cách tiến hành thí nghiệm pha chế dd vừa tính toán Giáo viên bổ sung HS các nhóm tiến hành pha chế dd vừa tính toán HS các nhóm tính toán các đại lượng cần tìm theo yêu cầu bài thực hành pha chế Báo cáo kết quả tính toán về khối lượng đường cần lấy, khối lượng nước cần cho sự pha chế HS nêu cách pha chế dd theo yêu cầu HS các nhóm tiến hành pha chế dd theo cách tính toán 10 8 8 5 Pha chế các dd: Hãy tính toán và pha chế các dd sau: 50g dd đường có nồng độ 15% 100 ml dd NaCl có nồng độ 0,2M 50g dd đường 5% từ dd đường có nồng độ 15% Hướng dẫn : Thực hành 1: Phần tính toán : Khối lượng đường cần dùng 15 ´ 50 :100 = 7,5 (g) Khối lượng nước cần dùng: 50 – 7,5 = 4,5 (g) Phần thực hành Cân 7,5 g đường cho vào cốc có dung tích 100 ml, khuấy đều với 42,5 g nước được dd đường 15% Thực hành 2 Phần tính toán Số mol NaCl cần dùng: 0,2 ´ 100 : 1000 = 0,02 (mol) Có khối lượng là: 58,5 ´ 0,02 = 1,17g Phần thực hành Cân 1,17 g NaCl cho vào cốc, đổ thêm nước đến vạch 100 ml, khuấy đều được 100 ml dd NaCl 0,2M Thực hành 3 Phần tính toán Khối lượng đường có trong 50 g dd đường 5% là: 5 ´ 50 : 100 = 2,5 (g) Khối lượng dd đường 15% 100 ´ 2,5 :15 = 16,7 g Khối lượng nước cần dùng là: 50 – 16,7 = 33,3 (g) Phần thực hành Cân 16,7 g dd đường 15% vào cốc có dung tích 100 ml. Thêm 33,3 g nước vào cốc, khuấy đều, được 50 g dd đường 5%. Tường trình Kết thúc thực hành (6) Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm HS các nhóm thu dọn phòng thực hành, vệ sinh và rửa dụng cụ Soạn:…/…/07 Giảng:8a:../…/07 8b:../…/07 8c:../…/07 Tiết 68 + 69 : ôn tập kì II Mục tiêu : Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản đã học trong các chương 4, 5, 6 Rèn kĩ năng làm một số bài tập về tính theo phương trình hóa học và bài tập về nồng độ dung dịch HS nắm vững kiến thức để làm bài tập Chuẩn bị Một số bài tập , bản trong, đèn chiếu Tiến trình bài giảng Tiết 1 Tổ chức (2) Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong quá trình ôn tập Bài giảng Hoạt động của giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản trong chương 4,5 HS nhắc lại tính chất hóa học của oxi Cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm Chương 5: Hiđro, nước HS nêu lại tính chất hóa học của hiđro, cách điều chế và thu khí hiđro trong phòng thí nghiệm HS nhắc lại tính chất hóa học của nước HS khác bổ sung Nêu vai trò của nước đối với con người và sinh vật Thành phần, phân loạivà cách gọi tên axit, bazơ, muối HĐ 2: Bài tập Bài tập 1: HS đọc bài tập 1 căn cứ vào các dữ kiện đã cho và chọn chất phù hợp HS nêu suy nghĩ của mình để chọn công thức đúng Bài tập 2: Có 4 bình đựng riêng biệt các khí sau: không khí, khí oxi, khí hiđro, khí cacbonic. Bằng cách nào để nhận biết các khí trong mỗi lọ. Giải thích và viết phương trình hóa học nếu có HS đọc đề bài Giáo viên gợi ý, hướng dẫn HS nêu cách nhận biết từng khí HS khác bổ sung và viết phương trình hóa học Bài tập 3:Viét công thức hóa học của các muối sau đây: Kaliclorua; canxi nitrat; đồng sunfat; natri sunfit; natri nitrat; canxi photphat Gọi 2 HS lên bảng viết công thức hóa học của các muối HS khác nhận xét, bổ sung 18 20 I. Các kiến thức cơ bản cần nhớ 1. Chương 4: oxi – không khí Tính chất hóa học của oxi Điều chế và thu khí oxi Phản ứng phân hủy 2.Chương 5: Hiđro, nước Tính chất của hiđro Điều chế hiđro- Phản ứng thế Tính chất của nước, vai trò của nước Axit, bazơ, muối II.Bài tập Bài tập 1: một oxit của phot pho có thành phần % của P bằng 43,66%. Biết ptk của oxit bằng 142. Công thức hóa học của oxit đó là A. P2O5 ; B. P2O3 C. PO2 ; D. P2O4 Bài tập 2: Sục các khí vào nước vôi trong nhận ra khí cacbonic CO2 + Ca(OH)2 đ CaCO3 ¯ + H2O Thử bằng tàn đóm đỏ nhận ra khí oxi Đốt cháy 2 khí còn lại nhận ra hiđro cháy với ngọn lửa xanh mờ, không khí cháy bình thường Bài tập 3: Kaliclorua: KCl Canxi nitrat: Ca(NO3)2 Đồng sunfat: CuSO4 Natri sunfit: Na2SO3 Natri nitrat: NaNO3 Canxi photphat: Ca3(PO4)2 Hướng dẫn học ở nhà Học bài và xem lại các phần đã ôn tập Ôn tập chương dung dịch Tiết 2 Tiến trình bài giảng Tổ chức Kiểm tra bài cũ Kiểm tra trong khi ôn tập Bài giảng Hoạt động của giáo viên và học sinh T Nội dung HĐ 1: Ôn tập các kiến thức cơ bản cần nhớ HS nhắc lại khái niệm về dung môi, chất tan, dung dịch Khái niệm về nồng độ % và nồng độ mol Các công thức tính nồng độ % và nồng độ mol Khái niệm về độ tan Các bước pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước HĐ 2: Luyện tập Bài tập 1: Làm bay hơi 300 g nước ra khỏi 700 g dd muối 12% nhận thấy có 5 g muối tách ra khỏi dd bão hòa. Hãy xác định nồng độ % của dd muối bão hòa trong điều kiện thí nghiệm trên HS đọc đề bài giáo viên đưa ra Xác định các đại lượng đã cho và các đại lượng cần tìm trong bài tập Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập HS tính toán các đại lượng Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 HS khác làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn Bài tập 2:Hãy tính toán và trình bày cách pha chế 0,5 lít dd H2SO4 nồng độ 1M từ dd H2SO4 98% , khối lượng riêng là 1,84 g/ml HS đọc đề bài , xác đ

File đính kèm:

  • docchuong6 dung dich-8.doc
Giáo án liên quan