Bài giảng Chương I: nguyên tử tiết 3: thành phần nguyên tử

A- MỤC TIÊU

1-Về kiến thức:

-Giúp HS làm quen với các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử : proton(p) , electron ( e) và nơtron (n) . Từ đó hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm lớp vỏ electron và hạt nhân nguyên tử.

- Khối lượng và điện tích của các hạt e, p, n. Kích thước , khối lượng của các hạt và nguyên tử rất nhỏ

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1132 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương I: nguyên tử tiết 3: thành phần nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:05/ 9/ 2006 chương I: Nguyên tử Tiết 3: thành phần nguyên tử A- mục tiêu 1-Về kiến thức: -Giúp HS làm quen với các loại hạt cơ bản cấu tạo nên nguyên tử : proton(p) , electron ( e) và nơtron (n) . Từ đó hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử gồm lớp vỏ electron và hạt nhân nguyên tử. - Khối lượng và điện tích của các hạt e, p, n. Kích thước , khối lượng của các hạt và nguyên tử rất nhỏ 2-Về kĩ năng: - Tập phát hiện và giải quyết vấn đề qua các thí nghiệm khảo sát về cấu trúc nguyên tử` - Hiểu và sử dụng các đơn vị đo lường về khối lượng và điện tích , kích thước của nguyên tử như: u, đvđt, nm, A0 B- chuẩn bị của giáo viên và học sinh Gv: Hình phóng to thí nghiệm 1.3 và 1.4 trong SGK C- tiến trình dạy học Hoạt đọng của giáo viên Hoạt động của học sinh GV đặt vấn đề Hoạt động 1 ( 10 phút) GV treo hình phóng to và Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm minh họa ở hình 1.3 SGK theo phương pháp dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề Thấy thành ống thuỷ tinh phát sáng màu lục nhạt . Chứng tỏ điều gì? Người ta gọi chùm tia đó là những tia âm cực ( phát ra từ cực âm) Trên đường đi của tia âm cực nếu ta đặt một chong chóng nhẹ , thấy chong chóng quay Chứng tỏ điều gì ? Hạt vật chất trong tia âm cực có mang điện hay không? mang điện dương hay âm ? Làm thế nào để chứng minh điều này? Minh hoạ qua thí nghiệm mô tả : tia âm cực lệch về phía bản điện cực dương . Vậy tia âm cực là chùm hạt mang điện dương hay âm? Kết luận: Gọi những hạt tạo thành tia âm cực là electron. Kí hiệu là e. Electron có mặt ở mọi chất, nó là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử của mọi nguyên tố hoá học. Yêu cầu HS đọc và ghi khối lượng và điện tích của electron vào vở 1u là 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon -12 ( có giá trị là 19,9265. 10-27 kg) Electron có điện tích âm và có giá trị qe = - 1,602.10-19 C, đó là điện tích nhỏ nhất nên được dùng làm điện tích đơn vị( đvđt): qe = 1- I- thành phần cấu tạo nguyên tử 1- Electron a) Sự tìm ra elecron: - Phải có chùm tia không nhìn thấy được phát ra từ cực âm đập vào thành ống - Chùm tia không nhìn thấy phát ra từ cực âm gọi là tia âm cực. - Tia âm cực là một chùm hạt chuyển động rất nhanh. - Có thể đặt ống phóng tia âm cực giữa 2 bản điện cực mang điện trái dấu .Nếu tia âm cực mang điện thì nó phải lệch về phía bản điện cực mang điện trái dấu - Tia âm cực là một chùm hạt mang điện âm - Tia âm cực là chùm hạt electron ( e) => Electron tạo nên lớp vỏ nguyên tử của mọi nguyên tố hoá học b) Khối lượng và điện tích của electron me = 9,1.10-31kg= 9,1.10-28g 0,55.10-3 u qe = - 1,602.10-19 C = 1 - Hoạt động 2 (10 phút) GV đặt vấn đề Gv sử dụng hình phóng to môt tả thí nghiệm ở hình 1.4 SGK. GV giới thiệu các dụng cụ trong thí nghiệm và mục đích của chúng. GV thông báo kết quả thí nghiệm: - Hầu hết các hạt xuyên qua tấm vàng mỏng - Một số ít hạt ( khoảng 1/10000 tổng số hạt ) bị bật trở lại => Kết quả này chứng tỏ điều gì? GV hướng dẫn HS kết luận: Nguyên tử có cấu tạo rỗng, hạt nhân của nguyên tử mang điện dương nằm ở tâm của nguyên tử và có kích thước nhỏ bé so với kích thước của nguyên tử. Xung quanh hạt nhân có các hạt electron tạo nên vỏ nguyên tử. Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân. 2- Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử - Hầu hết các hạt xuyên qua tấm vàng mỏngChứng tỏ nguyên tử không phải là những hạt đặc khít mà có cấu tạo rỗng - Các hạt tích điện dương , chúng bị lệch đường đi hoặc bị bật trở lại chúng đến gần các phần tử tích điện dương nên bị đẩy - Vì chỉ có một phần rất nhỏ các hạt bị lệch hướng các hạt tích điện dươngtrong nguyên tử gây nên va chạm chỉ chiếm một thể tích rất nhỏ trong nguyên tử HS ghi kết luận Hoạt động 3 ( 10 phút) Gv đặt vấn đề Mô tả thí nghiệm của Rơ-dơ-pho năm 1918 GV kết luận : Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử Khối lượng và điện tích của hạt proton là bao nhiêu? Năm 1932 Chat-uých dùng hạt bắn phá hạt nhân nguyên tử Beri thấy xuất hiện một loại hạt mới không mang điện: hạt nơtron Yêu cầu HS đọc SGK cho biết khối lượng và điện tích của hạt nơtron? Từ các thí nghiệm hãy kết luận về cấu tạo hạt nhân nguyên tử 3- Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử a) Sự tìm ra proton: HS ghi kết luận và nhận xét - Hạt proton( p) là một thành phần cấu taoh của hạt nhân nguyên tử qp = 1,602. 10-19 C = e0 = 1+ mp = 1,6726. 10-27kg 1u b) Sự tìm ra nơtron mn = 1,6748. 10-27 kg 1u qn = 0 c) Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử HS nêu kết luận SGK trang 7 Hoạt động 4 ( 5 phút ) Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có kích thước và khối lượng khác nhau. Gv lấy các ví dụ chứng tỏ khối lượng và kích thước của nguyên tử và các hạt rất nhỏ Thông báo: - Đường kính nguyên tử khoảng 10-1 nm - Đường kính của hạt nhân nguyên tử khoảng 10-5nm - Đường kính của electron, proton vào khoảng 10-8 nm Hoạt đông 5 ( 5 phút) Cần phân biệt khối lượng nguyên tử tuyệt đối và tương đối: GV nêu khái niệm và lấy ví dụ về khối lượng nguyên tử tuyệt đối GV nêu khái niệm về khối lượng nguyên tử tương đối Cho biết 1u bằng bao nhiêu gam? Công thức * được dùng để chuyển đơn vị giữa u và g hoặc ngược lại Từ khối lượng nguyên tử tuyệt đối hãy Tính khối lượng nguyên tử tương đối của nguyên tử H? Chú ý: Khối lượng nguyên tử dùng trong bảng tuần hoàn chính là khối lượng nguyên tử tương đối gọi là nguyên tử khối II- kích thước và khối lượng nguyên tử 1- Kích thước: Đơn vị để đo kích thước và khối lượng nguyên tử và các hạt p, n, e là nanomet (nm) hoặc Angstron ( A0) 1nm =10-9 m = 10 A0 1 A0 = 10-10m = 10-8 cm HS ghi các kết luận thông báo của GV Kết luận: Các electron có kích thước rất nhỏ bé chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử 2- Khối lượng: a)Khối lượng nguyên tử tuyệt đối là khối lượng thực của một nguyên tử m = me + mp + mn mH = 1,67.10-24 g mC = 19,92. 10-24 b) Khối lượng nguyên tử tương đối của một nguyên tử là khối lượng tính theo đơn vị nguyên tử ( u) ( *) Theo * ta có : Hoạt động 6 ( 3 phút ) : Củng cố bài GV đàm thoại để với HS để hình thành nên sơ đồ sau: me = 9,1.10-31kg= 0,55.10-3 u qe = - 1,602.10-19 C = 1 - Vỏ nguyên tử: gồm các hạt e mang điện tích âm qp = 1,602. 10-19 C = e0 = 1+ mp = 1,6726. 10-27kg 1u Hạt nhân: mang điện dương. Gồm các hạt proton và nơtron Nguyên tử: mn = 1,6748. 10-27 kg 1u qn = 0 Hoạt động 7 ( 2 phút): Hưóng dẫn về nhà Học và làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK D - phần bổ sung của mỗi giáo viên .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ..............................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docthanh phan nguyen tu(3).doc