Bài giảng chương II Bài 15: tính chất vật lý của kim loại

Mục tiêu:

- HS biết được 1 số t/c vật lý chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và trong sản xuất.

- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng t/c vật lý.

- Biết liên hệ t/c vật lý với 1 số ứng dụng của KL.

 

doc21 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng chương II Bài 15: tính chất vật lý của kim loại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 tiết 21 NS:……………… CHƯƠNG 2: KIM LOẠI ND:……………… Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA KIM LOẠI Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: HS biết được 1 số t/c vật lý chung của kim loại: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, có ánh kim. Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và trong sản xuất. Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng t/c vật lý. Biết liên hệ t/c vật lý với 1 số ứng dụng của KL. II. Chuẩn bị: Dụng cụ: đèn cồn, diêm. Hóa chất: than gỗ, Cu lá, Al lá, giấy gói bánh kẹo, ca nhôm, vỏ các loại đồ hộp III. Tiến trình dạy – học: Họat động 1: dẫn vào bài. Hãy kể những tính chất vật lý của kim lọai mà em biết? Chúng ta sẽ kiểm chứng những tính chất đó bằng những thí nghiệm sau đây: Hoạt động 2: Tính dẻo Họat động của GV Họat động của HS - Hướng dẫn HS làm TN: + Dùng búa đập 1 đoạn dây nhôm. + Dùng búa đập 1 mẫu than. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét. - Gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng và giải thích. - Cho HS quan sát các mẫu giấy gói bánh kẹo, vỏ đồ hộp Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính dẻo của KL. - Làm TN theo hướng dẫn. Quan sát hiện tượng và rút ra kết luận. - Nêu hiện tượng và giải thích. + Than chì vỡ vụn không có tính dẻo. + Dây nhôm bị dát mỏng có tính dẻo. - Quan sát, ghi nhớ kết luận KL có tính dẻo. 1) Tính dẻo: - Kim loại có tính dẻo. - Dễ dát mỏng, kéo sợi. Hoạt động 3: Tính dẫn điện. Họat động của GV Họat động của HS - Đặt câu hỏi: + Trong thực tế dây dẫn điện thường làm bằng KL nào? + Các KL khác có dẫn điện không? - Gọi HS nêu kết luận. - Cung cấp thêm: + KL khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau. + KL dẫn điện tốt nhất là: Ag, Cu, Al, Fe… + Một số KL được dùng làm dây dẫn điện: Cu, Al. - Trả lời: + Dây dẫn điện thường làm bằng: Cu, Al. + Các KL khác nhau có dẫn điện nhưng khả năng khác nhau. - Nêu kết luận. - Lắng nghe và ghi nhớ. 2) Tính dẫn điện: - KL có tính dẫn điện. - Làm dây dẫn điện. Hoạt động 4: Tính dẫn nhiệt Họat động của GV Họat động của HS - Kim loại có dẫn nhiệt không? Hãy liên hệ thực tế? - GV thông tin thêm: + KL khác nhau có tính dẫn nhiệt khác nhau. + KL ứng dụng làm các dụng cụ nấu ăn: Al, Inox. - HS trả lời và lấy ví dụ thực tế - Lắng nghe và ghi nhớ 3) Tính dẫn nhiệt: - KL có tính dẫn nhiệt. - Làm các dụng cụ đun nấu. Hoạt động 4: Ánh kim. Họat động của GV Họat động của HS - Thuyết trình: quan sát các đồ trang sức bằng vàng, bạc,… ta thấy trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh rất đẹp, các KL khác củng có vẻ sáng tương tự. - Gọi HS nêu nhận xét. - Nhờ có tính chất này KL được dùng để làm gì? - Yêu cầu HS đọc mục em có biết. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Nhận xét: KL có ánh kim. - Dùng làm đồ trang sức: dây chuyền, nhẫn… - Đọc sgk. 4) Ánh kim: - KL có ánh kim. - Làm đồ trang sức Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài học. Bài tập về nhà: 1-5/48/sgk. Học bài và sạon bài : t/c hóa học của KL. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 11 tiết 22 NS:……………… Bài 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. ND:……………… Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: HS biết được các t/c hóa học của KL nói chung: t/d với phi kim, với dd axít và với dd muối. Biết tiến hành TN, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét. Từ phản ứng của 1 số KL cụ thể, khái quát hóa để rút ra t/c hóa học của KL. Viết các PTHH biểu diễn t/c hóa học của KL. II. Chuẩn bị: Dụng cụ: lọ thuỷ tinh miệng rộng, giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn. Hóa chất: 1 lọ oxi, Na, Fe, Zn, Cu, dd AgNO3, dd CuSO4, dd H2SO4 dd AlCl3. III. Tiến trình dạy – học: Họat động 1: Kiểm tra bài củ Nêu những tính chất vật lý của kim loại? * Các em hãy dự đóan xem kim lọai có những tính chất hóa học nào? Giờ học này chúng ta sẽ chứng minh những tính chất hóa học đó của kim lọai Hoạt động 2: Phản ứng của KL với PK. Họat động của GV Họat động của HS - Làm thí nghiệm cho HS quan sát. Thí nghiệm 1: Đốt sắt trong bình đựng khí oxi. Gọi HS nêu hiện tượng và yêu cầu viết PTHH minh hoạ. Thí nghiêm 2: Đưa 1 môi sắt đựng Na nóng chảy vào bình đựng khí CloGọi HS nêu hiện tượng và viết PTHH minh hoạ. - Giới thiệu và gọi HS đọc phần kết luận SGK. - Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oxi ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ cao. - Ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác tạo thành muối. - Quan sát thí nghiệm. nêu hiện tượng. Thí nghiệm 1: Sự cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen. Thí nghiệm 2: Na nóng chảy cháy trong khí Clo tạo thành khói trắng. - Viết PTHH: 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r) 2Na(r) + Cl2(k) à 2NaCl(r) I. Phản ứng của KL với PK: 1) Tác dụng với oxi: oxít 3Fe + 2O2 Fe3O4 2) Tác dụng với phi kim khác: muối 2Na + Cl2 NaCl Hoạt động 3: Phản ứng của KL với dd axít. Họat động của GV Họat động của HS - Yêu cầu HS nhắc lại t/c này (đã học trong bài axít). - Làm TN: nhỏ vài giọt dd HCl vào ống nghiệm có chứa 1 viên Zn. - Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng. - Viết PTHH của phản ứng. - Yêu cầu HS viết PTHH của 1 số KL khác t/d với axít. - Nhắc lại t/c hóa học của axít. - Quan sát - Hiện tượng: có bọt khí thoát ra từ viên Zn, viên Zn tan dần. Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 - Lên bảng viết PTHH. II. Phản ứng của KL với dd axít : à Muối + H2 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 Hoạt động 4: Phản ứng của Kl với dd muối Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Hướng dẫn HS làm TN: + Cho 1 đoạn dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 + Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH. - Thông báo: 1 số Kl như: Mg, Fe, Al t/d với dd CuSO4, AgNO3 à muối. - Yêu cầu HS đọc kết luận sgk. - Làm TN theo hướng dẫn và ghi nhận kết quả. - Quan sát: + Có chất rắn màu đỏ bám vào dây kẽm. + Màu xanh của dd nhạt dần. + Zn tan dần. - Giải thích: Zn đã đẩy Cu ra khỏi dd muối. Zn + CuSO4 à ZnSO4 + Cu - Lắng nghe. - Đọc kết luận sgk III. Phản ứng của KL với dd muối: à muối mới và KL mới Zn + CuSO4 ZnSO4 + Cu Hoạt động 5:Củng cố, dặn dò. Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài học. Yêu cầu HS làm bài tập 2/51/sgk 1/ Mg + 2HCl MgCl2 + H2 2/ Cu + 2AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag 3/ 2Zn + O2 2ZnO 4/ Cu + Cl2 CuCl2 5/ 2K + S K2S Bài tập về nhà: 2, 4, 5, 6sgk. Học bài và sọan bài : dãy HĐHH của kim lọai IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 12 tiết 23 NS:……………… Bài 17: DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC ND:……………… CỦA KIM LOẠI. Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: HS biết được dãy hoạt động hóa học của kim lọai. ý nghĩa của dãy họat động hóa học của kim lọai Quan sát thí nghiệm cụ thể, rút ra dãy họat động hóa học của kim lọai - Vận dụng ý nghĩa để dự đóan kết quả phản ứng của kim lọai cụ thể với dd muối, axit và nuớc II. Chuẩn bị: - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp ống nghiệm. - Hóa chất: Na, đinh sắt, dây đồng, dd CuSO4, dd FeSO4, dd AgNO3, dd HCl, dd phênolphtalêin. III. Tiến trình dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: kiểm tra 2 HS: + HS1: Nêu t/c hóa học của KL. Viết PTHH minh họa. + HS2: Giải bài tập 2/51/sgk. Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung à Hoàn chỉnh và ghi điểm. * Dựa vào khả năng phản ứng của các kim loại với các chất có khác nhau, người ta phân biệt KL mạnh – KL yếu … Hoạt động 2: Dãy HĐHH của KL được xây dựng như thế nào? Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Hướng dẫn HS làm TN1: + Cho 1 cây đinh sắt vào ống nghiệm 1 chứa 2ml dd CuSO4. + Cho 1 mẫu dây đồng vào ống nghiệm 2 chứa 2ml dd FeSO4. à Yêu cầu HS các nhóm nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH. - Làm TN2: + Cho 1 mẫu dây đồng vào ống nghiệm 1 đựng 1ml dd AgNO3. + Cho 1 mẫu dây Ag vào ống nghiệm 2 đựng 1ml dd CuSO4 à Yêu cầu HS các nhóm nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH. - Hướng dẫn HS làm TN3: + Cho 1 cây đinh sắt vào ống nghiệm 1 chứa 2ml dd HCl + Cho 1 mẫu dây đồng vào ống nghiệm 2 chứa 2ml dd HCl à Yêu cầu HS các nhóm nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH. - Làm TN4: + Cho 1 mẫu Na vào cốc 1 đựng nước có pha vài giọt phenolphtalêin. + Cho 1 cây đinh sắt vào cốc 2 đựng nước cất có pha vài giọt phênolphtalêin. à Yêu cầu HS các nhóm nêu hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận. - Yêu cầu HS căn cứ vào các TN vừa làmà sắp xếp các KL từ mạnh đến yếu. - Thông báo thêm: bằng nhiều TN khác nhau người ta sắp xếp các Kl theo chiều giảm dần. - Tiến hành làm TN1 theo hướng dẫn và quan sát: - Nêu hiện tượng: + Ống 1: có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, màu xanh của dd nhạt dần. + Ống 2: Không có hiện tượng gì. - Nhận xét: + Ống 1: Fe đẩy Cu ra khỏi dd CuSO4 + Ống 2: Cu không đẩy được Fe ra khỏi muối sắt. - Viết PTHH - Kết luận: Fe mạnh hơn Cu. - Quan sát TN2 và nêu hiện tượng: + Ống 1: có chất rắn màu xám bám vào dây Cu, dd chuyển sang màu xanh lam. + Ống 2: Không có hiện tượng gì. - Giải thích: + Ông 1: Cu đẩy được Ag ra khỏi muối Ag. + Ống 2: Ag không đẩy được Cu - Viết PTHH - Làm TN3 và nêu hiện tượng: + Ống 1: Có bọt khí thoát ra. + Ống 2: Không có hiện tượng gì. - Nhận xét: Fe đẩy được H ra khỏi dd axít HCl. - Viết PTHH. - Quan sát TN và nêu hiện tượng: + Cốc 1: Na chạy trên mặt nước, có khí thoát ra, dd có màu đỏ. + Cốc 2: không có hiện tượng gì. - Nhận xét: Na t/d với nước à dd NaOH và giải phóng hiđrô. - Sắp xếp: Na, Fe, H, Cu, Ag I. Dãy HĐHH của kim loại: Thí nghiệm 1: - Sắt t/d với dd CuSO4 Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu - Fe mạnh hơn Cu,Ft xếp truớc Cu Thí nghiệm 2: - Cu t/d với dd AgNO3 Cu + AgNO3 Cu(NO3)2 + Ag - Cu mạnh hơn Ag, Cu xếp truớc Ag Thí nghiệm 3: - Fe t/d với dd HCl Fe + 2HCl FeCl2 + H2 - Fe đứng trước H, H đứng trước Cu Thí nghiệm 4: - Na t/d với nước. Na + H2O NaOH + H2 - Na mạnh hơn Fe.Na xếp turuớc Fe *. Dãy HĐHH của kim loại: K, Ca, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Ag, Au. Hoạt động 3: Ý nghĩa của dãy HĐHH của KL Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát lại dãy HĐHH của KL và cho biết.: + Mức độ hoạt động của KL trong dãy. + những KL nào t/d được với nước? + những KL nào t/d với dd axít? Dd muối?. -Độ họat động của kim lọai giảm dần từ trái sang phái( truớc ra sau) -Những kim lọai đứng truớc Mg - Những kim lọai đứng truớc H… II. Ý nghĩa của dãy HĐHH của KL: Dãy HĐHH của KL cho biết: - Mức độ hoạt động hóa học của cáckim lọai giảm dần từ trái sang phải - KL đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng khí H2. - KL đứng trước H phản ứng với một số axit(HCl, H2SO4 loãng, …) giải phóng khí H2. - KL đứng trước( từ Mg trở đi) đẩy được KL đứng sau ra khỏi dung dịch muối. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. Yêu cầu HS làm bài tập: Cho các KL sau: Cu, Ag, Fe, Zn.những KL nào tác dụng được với dd HCl? Với dd CuCl2 ? Với dd AgNO3? Viết PTHHnếu có. Làm bài tập 2 sgk Bài tập về nhà: 3,4 /54/sgk. Học bài và sọan bài : Nhôm. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 12 tiết 24. NS:……………… Bài 18: NHÔM (Al = 27) ND:……………… Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: HS biết đuợc: + Tính chất hóa học của nhôm:có tinh chất hóa học chung của kim lọai, không phản ứng với dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội, tác dụng với dd kiềm + Phuơng pháp sản xuất nhôm bằng pp điện phân oxit nhôm nóng chảy + Viết các phản ứng minh họa + tính phần trăm khối luợng của nhôm trong hỗn hợp, hợp chất. II. Chuẩn bị: Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, lọ nhỏ. Hóa chất: đinh sắt, nhôm lá, bột, dd CuCl2, dd NaOH, dd AgNO3, dd HCl. III. Tiến trình dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: kiểm tra 1 HS: + HS1: Nêu các t/c hóa học chung của KL? Viết PTHH minh họa. +: kiểm tra vở sọan, bài tập một số học sinh Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung à Hoàn chỉnh và ghi điểm. * Nhôm là KL rất phổ biến trong đời sống, sản xuất. vậy nhôm có những tính chất nào? Hoạt động 2: Tính chất vật lý: Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS quan sát lá nhôm và các dụng cụ làm bằng nhôm. à Yêu cầu HS hãy nêu 1 số t/c vật lý của Al? - Thông báo: khối lượng riêng, t0 nóng chảy của nhôm để HS nắm thêm. - Quan sát vật mẫu, liên hệ thực tế, trả lời. - Tóm tắt t/c vật lý của Al. I. Tính chất vật lý: Nhôm là Kl màu trắng bạc, có ánh kim, có tính dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, nhẹ (D=2,7g/cm3) Hoạt động 3: Tính chất hóa học Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS căn cứ vào t/c hóa học chung của KL và vị trí của Al trong dãy HĐHH của KL. Hãy dự đoán t/c hóa học của Al. - Hướng dẫn HS làm TN: + Rắc bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn. + Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng. - Thông báo: ở t0 thường Al phản ứng với oxi à Al2O3 mỏng, bền có tính bảo vệ. - Al còn t/d với nhiều PK khác: Cl2, S…à muối. à Yêu cầu HS nêu kết luận và viết PTHH. - Hướng dẫn HS làm TN: cho 1 dây nhôm vào ống nghiệm đựng dd HCl à Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, kết luận và viết PTHH. - Hướng dẫn HS làm TN: cho 1 dây nhôm vào ống nghiệm đựng dd CuCl2 à Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, kết luận và viết PTHH. - Hướng dẫn HS làm TN: cho 1 dây nhôm vào ống nghiệm đựng dd NaOH à Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng, kết luận và viết PTHH. - có nên dùng dụng cụ thau, chậu bằng nhôm đựng vôi hay không? - Trả lời: Al có t/c hóa học chung của KL và lên bảng viết t/c hoá học của KL. - Làm TN theo nhóm, nêu hiện tượng: + Al cháy với ngọn lửa sáng chói à Al2O3. + Viết PTHH. - Lắng nghe. - Lắng nghe và viết PTHH. - Nêu kết luận. - Làm TN theo nhóm và nêu hiện tượng: + Có sủi bọt khí, Al tan dần + Viết PTHH. - Làm TN theo nhóm và nêu hiện tượng: + Có chất rắn màu nâu đỏ bám vào dây Al. + Viết PTHH. - Làm TN theo nhóm và nêu hiện tượng: + Có khí thoát ra, Al tan dần + Viết PTHH II. Tính chất hóa học: 1) Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại: a/ Nhôm t/d với PK: - Với oxi: à Nhôm oxít: 4Al + 3O2 2Al2O3 - Với PK khác ( Cl2, S, C…) à Muối: 2Al + 3Cl2 2AlCl3 b/ Nhôm t/d với dd axít: 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 c/ Nhôm t/d với dd muối: 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu 2) Nhôm có t/c hóa học nào khác? Nhôm t/d với dd kiềm: 2Al +2NaOH +2H2O 2NaAlO2 + 3H2 Natrialuminat Lưu ý: Nhôm không phản ứng với dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội Hoạt động 4: Ứng dụng Họat động của giáo viên Họat động của học sinh -hãy kể những đồ dùng gia đình làm từ nhôm? Yêu cầu HS đọc sgk phần ứng dụng của Al. - Gọi HS nêu ứng dụng của Al trong đời sống và sản xuất. - Chậu, nồi , ấm nuớc, vành xe đạp, móc phơi quần áo.. - Đọc sgk. - Nêu các ứng dụng III. Ứng dụng: Nhôm và hợp kim của nhôm có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống Hoạt động 5: Sản xuất nhôm Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Nguyên liệu để sản xuất Al? - Phương pháp sản xuất Al? - Trả lời: + Quặng bô xít. + Điện phân hỗn hợp nhôm oxít và criolit. IV. Sản xuất nhôm: Điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 và criolit: 2Al2O3 4Al + 3O2 Hoạt động 6: Luyện tập, củng cố. Làm bài tập: 3,4,5/58sgk - gọi HS làm bài 5 trên bảng Bài tập về nhà: 2,6/58/sgk. Học bài và sọan bài : Sắt. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 13 tiết 25 NS:……………… Bài 19: SẮT (Fe = 56) ND:……………… Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: HS biết đợuc: + Tính chất hóa học của sắt :có tinh chất hóa học chung của kim lọai, không phản ứng với dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội, là kim lọai có nhiều hóa trị + Viết các phản ứng minh họa, dự đóan tính chất hóa học của sắt + tính phần trăm khối luợng của nhôm trong hỗn hợp, hợp chất + phân biệt nhôm và sắt bằng pp hóa học II. Chuẩn bị: Dụng cụ: bình thuỷ tinh rộng miệng, đèn cồn, kẹp gỗ. Hóa chất: dây sắt, bình đựng khí clo.dd HCl, dd CuCl2, bình khí O2 III. Tiến trình dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra 15 phút Câu 1: Có 10 gam hỗn hợp bột Cu và Fe .Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm theo khôi lượng của mỗi kim loại tronh hỗn hợp theo: Phương pháp hóa học ( viết phương trình) Phương pháp vật lý Câu 2: Viết các phản ứng theo dãy chuyển hóa sau; Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al2(SO4)3 AlCl3 Đáp án: Câu 1 5 điểm Phương pháp hóa học: cho hỗn hợp tác dụng với dd axit (HCl) lọc chất rắn không tan đem cân được bao nhiêu đó là khối luợng của Cu, khối luợng Fe = 10 – mCu Phương pháp vất lý: Dùng nam châm hút sắt ra sau đó cân từng lọai riêng biệt 3 điểm 2 điểm Câu 2 5 điểm Viết và cân bằng đúng mỗi phuơng trình 1 điểm * Sắt là KL rất phổ biến trong đời sống, sản xuất. vậy sắt có những tính chất nào? Hoạt động 2: Tính chất vật lý Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS liên hệ thực tế và tự nêu t/c vật lý của sắt. - Gọi HS đọc t/c vật lý trong sgk. - Chốt lại t/c vật lý theo sgk. - Nêu t/c vật lý của sắt. - Đọc sgk. - Lắng nghe và ghi bài. Sắt là KL màu trắng xám, có ánh kim, có tính dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, nặng (D =7,86cm3) Hoạt động 3: Tính chất hóa học Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Giới thiệu: sắt có những t/c hóa học của KL. à Yêu cầu HS nhắc lại t/c hóa học của KL. - Yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của sắt. - - Làm TN: cho dây sắt hình lò xo đã được nung đỏ vào bình đựng khí oxi - Làm TN: cho dây sắt hình lò xo đã được nung đỏ vào bình đựng khí clo. à Yêu cầu HS quan sát nêu hiện tượng và viết PTHH. - Thông báo: ở nhiệt độ cao sắt phản ứng với nhiều phi kim như: S, Br… - Gọi HS nêu t/c của sắt t/d với PK khác và viết PTHH. Lưu ý: Sắt không t/d với HNO3 đặc nguội. - Gọi HS nêu t/c chất hóa học của sắt với dd muối và viết PTHH. à Yêu cầu HS nêu kết luận chung về t/c hóa học của sắt. Lưu ý: Sắt có 2 hóa trị: II và III. - Nhắc lại t/c hóa học của KL: t/d với PK, t/d với dd axít, t/d với dd muối. - Dựa vào t/c hóa học của KL à nêu t/c hóa học của sắt. - Sắt t/d với oxi à oxít sắt từ. Viết PTHH. - Quan sát TN, nêu hiện tượng: + Sắt cháy sáng chói à khói màu nâu đỏ + Viết PTHH. - Lắng nghe và ghi nhớ. - Sắt t/d với axít - Viết PTHH. - Lắng nghe và ghi nhớ - Sắt t/d với dd muối - Viết PTHH. - Nêu kết luận II. Tính chất hóa học: 1) Tác dụng với phi kim: - Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4 - Với PK khác(Cl2, S,Br2…): 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 2) T/d với dd axít: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 3) T/d với dd muối: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu Lưu ý:Sắt không phản ứng với dd HNO3 đặc nguội, H2SO4 đặc nguội, là kim lọai có nhiều hóa trị Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố. Hướng dẫn HS giải bài tập: viết PTHH thực hiện chuyển hóa theo sơ đồ sau: FeCl2 à Fe(NO3)2 à Fe Fe FeCl3 à Fe(OH)3 à Fe2O3 à Fe HS làm bài tập vào vở: Hs làm bài tập 3/ sgk Bài tập về nhà: 2,4,5/60/sgk. Học bài và sọan bài : Hợp kim sắt: gang, thép. IV. Rút kinh nghiệm, bổ sung sau tiết dạy: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tuần 13 tiết 26 NS:……………… Bài 20: HỢP KIM SẮT: GANG, THÉP ND:……………… Kiểm diện: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. Mục tiêu: - HS biết được: + Thành phần chính của gang và thép + Sơ lược về phuơng pháp sản xuất gang và thép + Quan sát sơ đồ, hình ảnh rút ra kết luận về phương pháp sản xuất gang và thép .II. Chuẩn bị: Dụng cụ: một số vật mẫu gang và thép. Sơ đồ lò cao và lò luyện thép. III. Tiến trình dạy – học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. GV: kiểm tra 3 HS: + HS1: Nêu t/c hóa học của sắt? Viết PTHH minh họa. + HS2: giải BT 4 trang 60/ sgk. + HS3: làm bài tập 5a trang 60 sgk Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung à Hoàn chỉnh và ghi điểm. * Gang- thép là vật liệu rất quan trọng trong sản xuất và đời sống. Vậy cách sản xuất gang – thép như thế nào? Hoạt động 2: Hợp kim của sắt. Họat động của giáo viên Họat động của học sinh - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. - Cho HS quan sát 1 số mẫu vật gang, thép. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm các nội dung sau: + Cho biết gang và thép có 1 số đặc điểm gì giống và khác nhau + Gang và thép có thành phần gì giống và khác nhau? + Hãy cho biết những ứng dụng của gang và thép. -Yêu cầu HS nêu ứng dụng của gang và thép. - Đọc sgk. - Quan sát - Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV: + Giống: hợp kim của sắt. + Khác: gang giòn, thép cứng. + Gang: chứa 2-5% C + Thép: chứa < 5% C + Gang: luyện thép, chế tạo máy bay. + Thép: vật liệu xây dựng, làm chi tiết máy. - Trả lời. I. Hợp kim của sắt: 1) Gang: Là hợp kim của sắt với cacbon và 1 số nguyên tố hóa

File đính kèm:

  • docCHƯƠNG II.doc
Giáo án liên quan