1. KIẾN THỨC:
- Học sinh biết tính chất hóa học chung của kim loại.
- Viết được các PTPƯ minh họa các tính chất của kim loại.
2. KỸ NĂNG:
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng thực hành một số thí nghiệm đơn giản, kỹ năng quan sát, giải thích, nhận xét, rút ra kết luận các thí nghiệm giáo viên hoặc học sinh tiến hành trong bài học.
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1579 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương II Bài 16: tính chất hóa học của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: KIM LOẠI
Bài 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. KIẾN THỨC:
- Học sinh biết tính chất hóa học chung của kim loại.
- Viết được các PTPƯ minh họa các tính chất của kim loại.
2. KỸ NĂNG:
- Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng thực hành một số thí nghiệm đơn giản, kỹ năng quan sát, giải thích, nhận xét, rút ra kết luận các thí nghiệm giáo viên hoặc học sinh tiến hành trong bài học.
3. THÁI ĐỘ:
- Học sinh yêu thích môn học có tính thực nghiệm.
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
+ Lấy học sinh làm trung tâm
+ Phân chia lớp thành các nhóm để xây dựng bài.
+ Kết hợp với sự hỗ trợ của CNTT – Trình diễn bằng Projector.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1) Giáo viên: Máy vi tính, đèn chiếu...
Câu hỏi thảo luận nhóm – Giáo án, dụng cụ, hóa chất có liên quan đến bài dạy.
2) Học sinh:
Làm bài tập ở tiết 21.
Nghiên cứu bài tiết 22.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Hãy nêu tính chất vật lý và một vài ứng dụng của kim loại.
" Câu trả lời dự kiến: Nêu 4 tính chất vật lý (dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim) và một số ứng dụng tương ứng với 4 tính chất đó.
Câu 2: Hãy chọn những từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là có………………………...cao.
b) Bạc, vàng được dùng làm………………… vì có ánh kim rất đẹp.
c) Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do ………... và ……….
d) Đồng và nhôm được dùng làm……………là do dẫn điện tốt.
e) …………. được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
" Câu trả lời dự kiến: a) nhiệt độ nóng chảy b) đồ trang sức c) bền - nhẹ d) dây điện e) Nhôm
3/ Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1:
Giới thiệu bài mới:
Kim loại chếm 80% trong tổng số các nguyên tố hóa học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất… Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hóa học của chúng. Vậy kim loại có những tính chất hóa học chung nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Tính chất hóa học của kim loại”.
HĐ1:
Chương II: KIM LOẠI
Bài 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
HĐ2:
I. Phản ứng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
GV: Minh họa thí nghiệm bằng phim Fe + O2
GV: Cho HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận.
Cho học sinh viết PTPƯ minh họa.
Ở đk thường Fe có tác dụng với oxi không?
GV: Hướng dẫn cách làm TN cắt mẫu Na và quan sát mặt cắt
Đọc tên sản phẩm? Chúng thuộc loại hợp chất gì?
Điều kiện để kim loại tác dụng với oxi?
Có kim loại nào không phản ứng với oxi ngay cả khi đun nóng không?
GV: Giao nhiệm vụ hs về nhà viết PTPƯ của Cu, Ba với O2 ghi rõ đk phản ứng (nếu có)
HĐ2
I. Phản ứng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
Quan sát, nhận xét, trả lời.
Viết PTPƯ.
Rút ra nhận xét.
Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, nhận xét.
Đọc tên, từ tên gọi của một số ví dụ Quy luật KL + O2 tạo ra oxit
Dựa vào thí nghiệm đã quan sát và kiến thức đã học ở lớp 8 để trả lời
Hs để trống vở 2 dòng về nhà tự viết
I. Phản ứng của kim loại với phi kim:
1/ Tác dụng với oxi:
KL + O2 Oxit
Điều kiện:
Kim loại hoạt động mạnh (Na, K, Ca, Ba…) phản ứng nhanh với oxi ngay ở điều kiện thường.
Kim loại hoạt động trung bình và yếu chỉ phản ứng với oxi nhanh khi đun nóng (Fe, Cu,…)
Một số kim loại như (Ag, Au, Pt) không phản ứng với oxi.
2/ Tác dụng với phi kim khác:
GV: Chiếu phim minh họa Na + Cl2
Fe + Cl2
GV: Cho HS quan sát, nhận xét, rút ra kết luận - Viết PTPƯ minh họa.
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm Fe tác dụng với S hoặc cho hs xem phim
So sánh khả năng hoạt động của S và Cl2?
Đọc tên sản phẩm và cho biết chúng thuộc loại hợp chất gì? Giáo viên kết luận
Muốn điều chế FeCl2 từ Fe phải làm thế nào?
2/ Tác dụng với phi kim khác:
Quan sát, nhận xét, trả lời.
- Viết PTPƯ minh họa.
Rút ra nhận xét.
Làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, nhận xét.
Viết PTPƯ minh họa
Hs trả lời: Cl2 > S vì cùng tác dụng với Fe nhưng với S thì Fe chỉ thể hiện hóa trị II còn với Cl2 thì Fe thể hiện hóa trị III
Đọc tên, từ tên gọi của một số ví dụ Quy luật KL + PK (khácO2) tạo ra muối
2/ Tác dụng với phi kim khác:
KL + PK (khác oxi) Muối
HĐ3:
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
Những kim loại nào tác dụng được với axit? Viết PTPƯ minh họa?
Kim loại tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, HNO3 có giải phóng H2 không?
Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại và phi kim?
HĐ3:
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
HS trả lời
HS viết PTPƯ.
II. Phản ứng của kim loại và dd Axít:
Zn(r) + 2HCl(dd) " ZnCl2(dd) +H2(k)
Kết luận:
KL (trước H) + axit Muối (hóa trị thấp) + H2
KL (trừ Au, Pt) + H2SO4đ,t0 muối (hóa trị cao) + H2O + (SO2, H2S, S)
Kl (trừ Au, Pt) + HNO3l Muối (hóa trị cao) + NO + H2O
Kl (trừ Au, Pt) + HNO3đ Muối (hóa trị cao) + NO2 +H2O
HĐ4: Phản ứng của kim loại với nước (ở đk thường)
Ở đk thường những kim loại nào tác dụng được với nước? Sản phẩm sinh ra là gì? Viết PTPƯ minh họa
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm chứng minh sản phẩm của phản ứng là bazơ tan và H2
HĐ4: Phản ứng của kim loại với nước (ở đk thường)
Hs trả lời
Viết PTPƯ
Hs làm thí nghiệm thả Na vào cốc nước đã thêm vài giọt phenolphtalein
III. Phản ứng của kim loại với nước (ở đk thường)
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
Ca(r) + 2H2O(l) Ca(OH)2(dd) + H2(k)
KL (Na, K, Ba, Ca…) + H2O Bazơ + H2
HĐ5:
IV. Phản ứng của kim loại với dd muối:
Sơ đồ phản ứng giữa KL và dung dịch muối?
Đk của phản ứng giữa KL và muối?
Viết PTPƯ minh họa
Nếu cho KL đứng trước Mg vào dung dịch muối CuSO4 thì sẽ có hiện tượng gì?
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng dự đoán bằng cách thả mẫu Na vào cốc đựng dung dịch CuSO4
HĐ5:
IV. Phản ứng của kim loại với dd muối
Hs trả lời
Viết PTPƯ
Hs dự đoán hiện tượng. Viết PTPƯ để giải thích.
Hs làm thí nghiệm kiểm chứng hiện tượng dự đoán
IV. Phản ứng của kim loại với dd muối:
KL+dd muốiKL’+muối mới
ĐK: Từ Mg trở đi kim loại đứng trước đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối
Cu(r)+2AgNO3(dd)"Cu(NO3)2(dd)+Ag(k)
Zn(r) + CuSO4(dd) " ZnSO4(dd) + Cu(r)
Fe(r) + CuSO4(dd) " FeSO4(dd) + Cu(r)
Chú ý: Khi Fe đẩy kim loại yếu hơn nó ra khỏi dd muối thì Fe chỉ thể hiện hóa trị II
2Na(r) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k)
CuSO4(dd) + 2NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl(dd)
Hiện tượng:
Mẫu Na tan ra
Có khí không màu bay ra
Có kết tủa màu xanh xuất hiện
HĐ6:
Củng cố
GV sử dụng Projector chiếu bài tập
GV cho HS làm theo nhóm
GV chiếu lên màn hình (đối chiếu bài giải HS)
HĐ6:
Củng cố
HS làm bài tập (ở lớp)
Đại diện nhóm lên treo bảng phụ
BT1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
a. Fe FeCl2 Fe FeCl3
b. Cu CuSO4 Cu Cu(NO3)2
b. Na NaCl NaOH NaHCO3
BT2: Nêu hiện tượng xảy ra khi:
a. Cho 1 mẩu Na vào dung dịch FeCl3
b. Cho 1 mẩu K vào dung dịch Mg(NO3)2
c. Cho 1 mảnh đồng vào dung dịch AgNO3
d. Cho 1 đinh sắt vào dung dịch CuSO4
BT3: Ngâm 1 lá kẽm vào 500ml dung dịch Cu(NO3)2 cho đến khi kẽm không tan thêm được nữa. Lấy lá kẽm ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá kẽm giảm 1,5g. Hãy xác định nồng độ mol của dung dịch Cu(NO3)2 đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng Cu sinh ra bám hết vào lá Zn)
Nhắc nhở học sinh về nhà làm Bt vào vở bài tập
Về nhà làm bài tập
Bài 17 trang 51 (sgk)
File đính kèm:
- Bai 16 Tinh chat hoa hoc cua kim loai.doc