HS biết được những khái niệm mới và quan trọng: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí, tỉ khối của chất khí.
- HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol chất khí và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
- HS biết được cách tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B và từ đó suy ra được khối lượng mol của một chất khí.
32 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Chương III: Mol và các tính toán hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3: Mol và tính toán hóa học.
* Mục tiêu chương:
- HS biết được những khái niệm mới và quan trọng: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí, tỉ khối của chất khí.
- HS biết cách chuyển đổi qua lại giữa số mol chất và khối lượng chất, giữa số mol chất khí và thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
- HS biết được cách tính tỉ khối của chất khí A đối với chất khí B và từ đó suy ra được khối lượng mol của một chất khí.
Từ những nội dung trên, HS biết vận dụng để giải những bài tập hóa học liên quan đến công thức hóa học và phương trình hóa học.
Tiết 26 bài 18:MOL.
Ngày soạn: 06/ 12/ 2007
Ngày dạy: / 12/ 2007.
I. Mục tiêu: HS biết được:
- Các khái niệm : mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.
- Vận dụng các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của các chất, thể tích chất khí…
- Củng cố các kĩ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hóa học của đơn chất, hợp chất.
II. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Bài mới.
GV: Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng
nhỏ bé, không thể nào cânm, đo, đếm chúng được. Nhưng trong hóa học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học.
Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô Hạt vô cùng nhỏ.
, đó là mol (đọc là mon).
Hoạt động của thầy và trò.
HS: Cho biết số lượng bút chỉ của một tá bút chì.(12)
GV: Khi nói đến một ram giấy là 500 tờ giấy.
- Các em cũng đã biết 1 yến gạo là 10 kg gạo, hay 1 tạ gạo là 100 kg…Vậy khái niệm mol cũng chỉ là tên gọi thay cho một con số nào đó và “ Mol …
- Số 6.1023 là số được làm tròn từ số 6,02204.1023
- Số 6.1023 được gọi là số Avôgađrô (kí hiệu là N)
số này chỉ dùng cho những hạt vi mô như nguyên tử, phân tử....
HS: Đọc “Em có biết SGK trang 64- 65) để thấy được số N như thế nào.
GV: Nếu nói 1 mol hiđro thì các em hiểu như thế nào?
- Có thể hiểu theo hai cách khác nhau: Đó là N nguyên tử H hoặc là N phân tử H2.
? Để tránh nhầm lẫn, em phải nói như thế nào?
HS: Làm bài tập 1a,b (SGK trang 65)
Số nguyên tử Al = 9.1023 nguyên tử.
Số phân tử H2 = 3.1023 phân tử.
? Một mol nguyên tử đồng và một mol nguyên tử nhôm có số nguyên tử bằng nhau không? Vì sao một mol Cu lại có khối lươngl lớn hơn 1 mol Al ?
GV: Các em đã biết khối lượng của một tá bút chì, một ram giấy là khối lượng của 12 chiếc bút chì, của 500 tờ giấy. Trong hóa học, người ta thường nói khối lượng mol nguyên tử đồng, khối lượng mol phân tử oxi…Vậy “ khối lượng mol là gì?”
HS: Tìm hiểu khái niệm khối lượng mol trong SGK trang 63.
Nêu khái niệm khối lượng mol. Kí hiệu của khối lượng mol.
Tìm hiểu thí dụ SGK trang 63.
HS: Làm bài tập 2a, b (SGK trang 65)
- Làm bài tập 4 (SGK trang 65)
GV: Trong thí dụ trên, chúng ta thấy được sự khác nhau giữa khối lượng mol nguyên tử và khối lượng mol phân tử, nên các em cần thận trọng khi dùng các từ ngữ cho phù hợp.
? Khối lượng mol nguyên tử nitơ (N) và khối lượng mol phân tử nitơ (N2).
GV: Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
GV: Các em đã biết những chất khác nhau thì khối lượng mol của chúng thường khác nhau. Vậy 1 mol của các chất khí khác nhau (CO2, O2…) thì thể tích của chúng có khác nhau không?
HS: Nêu đặc điểm của các chất khi ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
HS: Đọc nội dung in nghiêng SGK trang 64.
GV: Nhấn mạnh về nhiệt độ 00 C và áp suất 1 atm ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
- Như vậy, những chất khí khác nhau thường có khối lượng mol không như nhau nhưng thể tích mol của chúng là bằng nhau ( và bằng 22,4 lit ở đktc, Ở điều kiện bình thường : 200 C và 1 atm , một mol chất khí có thể tích 24 lít).
HS: Quan sát hình 3.1 (SGK trang 64) và thông tin SGK trang 64 để lưu ý giữa khối lượng mol và thể tích mol của các chất khí.
HS: Làm bài tập 3a (SGK trang 65).
Nội dung kiến thức.
I. Mol.
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
VD: SGK trang 63.
II. Khối lượng mol (M).
Khối lượng mol của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử, phân tử chất đó.
Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng số trị với nguyên tử khối hây phân tử khối của chất đó.
III. Thể tích mol của chất khí(V).
* Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.
* Ở đktc (00C, 1atm) V = 22,4l
Củng cố: HS nêu các khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí. Những lưu ý khi thực hiện tính toán.
Dặn dò: HS học bài và hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4 (SGK trang 65).
Tiết 27 bài 19: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG,
THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT.
Ngày soạn: 06/ 12/ 2007
Ngày dạy: 13/ 12/ 2007.
I. Mục tiêu:
- HS biết chuyển đổi lượng chất (số mol) thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành số mol (lượng chất).
- HS biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích chất khí (đktc) và ngược lại biết chuyển đổi thể tích chất khí (đktc) thành lượng chất.
II. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu khái niệm mol, khối lượng mol. Làm bài tập 1c,d (SGK trang 65)
HS2: Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí. Làm bài tập 3 SGK trang 65.
3.Bài mới.
GV: Trong tính toán hóa học, chúng ta thường phải chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích của chất khí thành số mol chất và ngược lại. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sự chuyển đổi này.
Hoạt động của thầy và trò.
GV: Hướng dẫn HS cả lớp quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS1 và đặt vấn đề: Vậy, muốn tìm khối lượng của một chất khi biết lượng chat (số mol) ta phải làm như thế nào?
GV: Nếu đặt ký hiệu n là số mol chất, M là khối lượng mol, m là khối lượng. Các em hãy rút ra biểu thức tính khối lượng.
( ghi lại công thức bằng phấn màu)
HS: Rút ra công thức tính số mol, công thức tính khối lượng mol.
HS: Vận dụng làm bài tập mục I SGK trang 66.
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt đề bài trước khi làm.
Làm bài tập 3a, 4a,b,c1. SGK trang 67.
Bài 3a.
nFe = 0,5 mol, nCu = 1 mol, nAl = 0,2 mol.
Bài 4.
mN = 7g ; mN = 14 g ; mFe = 5,6 g.
GV: Cho HS quan sát phần kiểm tra bài cũ của HS2 và đặt câu hỏi: Vậy, muốn tính thể tích của một lượng chất khí (đktc) chúng ta làm như thế nào?
GV: Nếu đặt n là số mol chất, V là thể tích của chất khí (đktc), em hãy rút ra công thức.
HS: Rút ra công thức tính số mol khi biết thể tích.
HS: Vận dụng làm bài tập mục II SGK trang 66.
Làm bài tập 3bSGK trang 67.
* Bài 3b.
VCO= 0,175. 22,4 = 3,92 (l)
VH= 1,25. 22,4 = 28 (l) ;
VN = 3.22,4 = 67,2 (l)
Nội dung kiến thức.
I. Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất.
m = n.M (g)
m: khối lượng(g)
n: số mol (mol)
M: khối lượng mol (g)
* n = (mol)
* M = (g)
* Vận dụng:
1. mCu = 32g
nCu = ? mol
- 32 g Cu có số mol là:
n = = = 0,5 (mol)
2. nA = 0,125 mol
mA = 12,25 g
MA = ? g
- Khối lượng mol của hợp chất A là:
M = ==98 (g)
II. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí.
V= n.22,4 (l)
V: thể tích của chất khí (đktc).
Þ n = (mol)
* Vận dụng.
1. nO= 0,2 mol
VO = ? lit
Áp dụng công thức: V= n.22,4
VO = nO. 22,4 = 0,2. 22,4
= 4,48 (l)
VA = 1,12 (l)
nA = ? mol
nA= == 0,05(mol)
4. Củng cố: HS nêu các công thức chuyển đổi giữa m, V và n.
HS hoạt động nhóm bài tâp: Hãy điền các số thích hợp vào các ô trống của bảng sau:
n (số mol)
m (gam)
Vkhí (lit)
(đktc)
Số phân tử
CO2
0,01
N2
5,6
SO3
1,12
CH4
1,5.1023
HS: Các nhóm treo kết quả, nhận xét chéo.
GV: Đánh giá cho điểm.
Đáp án:
n (số mol)
m (gam)
Vkhí (lit)
(đktc)
Số phân tử
CO2
0,01
0,44
0,224
0,06.1023
N2
0,2
5,6
4,48
1,2.1023
SO3
0,05
4
1,12
0,3.1023
CH4
0,25
4
5,6
1,5.1023
Dặn dò: HS học bài và làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 (SGK trang 67).
Tiết 28 bài 19 : LUYỆN TẬP: CHUYỂN ĐỔI GIỮA KHỐI LƯỢNG,
THỂ TÍCH VÀ LƯỢNG CHẤT .
Ngày soạn: 11/ 12/ 2007
Ngày dạy: / 12/ 2007.
I. Mục tiêu:
- HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng, thể tích và lượng chất để làm các bài tập.
- Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài tập đối với hỗn hợp nhiều khí và bài tập xác định công thức hóa học của một chất khi biết khối lượng và số mol.
- Củng cố các kiến thức về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Viết các công thức chuyển đổi giữa khối lượng và số mol.
HS2: Viết các công thức chuyển đổi giữa thể tích chất khí (đktc) và số mol.
Bài mới ( luyện tập).
Hoạt động của thầy và trò.
HS: Làm bài tập 3b (SGK trang 67)
- Nêu công thức áp dụng và tính toán.
HS: Làm bài tập 3c
GV: Lưu ý HS đây là bài tập tính số mol và thể tích của hỗn hợp khí.
HS: Cần phân biệt khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử. Và chú ý cách tính phân tử khối để có khối lượng mol chính xác.
HS: Nêu cách làm: Tính số mol và thể tích của từng chất khí rồi cộng lại
Cách 2: tính số mol mỗi chất, tính tổng số mol rồi tính thể tích hỗn hợp khí.
GV: Với hỗn hợp khí cũng có khối lượng mol của hỗn hợp.
HS: Làm bài tập 4c (SGK trang 67)
Nêu công thức áp dụng.
Kiến thức quan trọng và kĩ năng quan trọng khi làm bài. ( Tính phân tử khối và chuyển sang khối lượng mol).
GV: Ra bài tập:
HS: Nêu yêu cầu bài tập. ( Xác định công thức của A).
? Muốn xác định công thức của A ta cần biết điều gì? Dữ kiện đầu bài đã cho?
? Với dữ kiện đó ta có thể tính toán được đại lượng nào?
? Dựa vào công thức hợp chất A ta biết được điều gì?
HS: Xác định R dựa vào nguyên tử khối của R.
Nội dung kiến thức.
* Bài tập vận dụng.
Bài 3b.
Thể tích của:
- 0,175 mol CO2: V= 0,175.22,4
= 16,8 (lit)
- 1,25 mol H2: V = 1,25.22,4
= 28 (lit).
- 3 mol N2: V = 3.22,4 =67,2 lit.
c.
nCO= 0,44: 44=0,01 mol.
nH= 0,04: 2 = 0,02 mol
nN= 0,56: 28 =0,05 mol.
nhh=0,01 +0,02+ 0,05 =0,08 mol
Vhh = 0,08.22,4 = 1,792 lit.
Bài 4c.
Khối lượng của:
- 0,1 mol Fe: mFe = 0,1.56= 5,6g
- 2,15 mol Cu: m= 2,15.64
=137,6 g
- 0,8 mol H2SO4: m = 0,8.98
= 78,4 g.
- 0,5 mol CuSO4: m = 0,5.160
= 80 g.
Bài tập: Hợp chất A có công thức là R2O. Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 gam.Hãy xác định công thức của A.
Khối lượng mol của A là:
MA = m:n = 15,5 : 0,25 = 62 g.
Þ A = 62 đvC.
Þ 2R + 16 = 62 Þ R = 23.
Vậy R là Na.
4. Củng cố.
HS hoạt động nhóm bài tập: Hãy điền các số thích hợp vào bảng sau:
Thành phần của hốn hợp khí.
Số mol của hỗn hợp khí.
Thể tích của hỗn hợp khí (đktc)
Khối lượng của hỗn hợp khí
0,1 mol CO2 và
0,4 mol O2
0,2 mol CO2 và
0,3 mol O2
0,25 mol CO2 và
0,25 mol O2
0,3 mol CO2 và 0,2 mol O2 .
0,4 mol CO2 và
0,1 mol O2
Các nhóm treo kết quả bài làm và nhận xét bài làm nhóm khác.
GV: nhận xét kết quả và đánh giá cho điểm.
Đáp án:
Thành phần của hốn hợp khí.
Số mol của hỗn hợp khí.
Thể tích của hỗn hợp khí (đktc)
Khối lượng của hỗn hợp khí
0,1 mol CO2 và
0,4 mol O2
0,5 mol
11,2 lít
17,2 g
0,2 mol CO2 và
0,3 mol O2
0,5 mol
11,2 lít
18,4 g
0,25 mol CO2 và
0,25 mol O2
0,5 mol
11,2 lít
19 g
0,3 mol CO2 và 0,2 mol O2 .
0,5 mol
11,2 lít
19,6 g
0,4 mol CO2 và
0,1 mol O2
0,5 mol
11,2 lít
20,8 g
HS: Nêu nhận xét tổng hợp qua kết quả của bảng trên.
5. Dặn dò: HS nắm vững các công thức chuyển đổi giữa m, V và n. Lưu ý khi tính toán và đơn vị của thể tích.
Làm bài tập: 5,6 SGK trang 67 và bài tập:
Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2. Biết rằng khối lượng của 5,6 lit khí B (ở đktc) là 16 gam. Hãy xác định công thức của B.
Tiết 29 bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ.
Ngày soạn: 15 12/ 2007.
Ngày dạy: 20/ 12/ 2007.
I. Mục tiêu.
- HS biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B, biết xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
- HS biết giải các bài toán hóa học liên quan đến tỉ khối của chất khí.
- Củng cố các khái niệm về mol, khối lượng mol của chất khí.
II. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Bài mới.
GV: Nếu bơm khí Hiđro vào quả bóng, bóng sẽ bay lên. Nếu bơm khí cacbonđioxit (khí cacbonic) vào quả bóng, bóng sẽ rơi xuống đất.. Như vậy, trong cùng một điều kiện, những thể tích bằng nhau của các chất khí khác nhau thì nặng, nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia và bằng bao nhiêu lần.
Để giải đáp cho vấn đề này, chúng ta hãy tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
Bài học có hai nội dung là:
Cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B.
Cách xác định tỉ khối của khí A đối với không khí.
Hoạt động của thầy và trò.
GV: Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B, người ta xác định tỉ khối của khí A đối với khí B.
GV: Tỉ khối của khí A đối với khí B
(kí hiệu dA/B) là tỉ số khối lượng của một mol khí A so với khối lượng của một mol khí B khi đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
M A
Ta có:
MB
dA/B =
GV: Người ta có thể nói khí A nặng hơn (hay nhẹ hơn khí B) bằng dA/B lần so với khí B.
HS: Tìm hiểu thí dụ 1 SGK trang 68.
Vận dụng làm bài tập 1a (SGK trang 69).
?: Nếu biết dA/B và khối lượng mol của một trong hai khí A hoặc B ta có thể tính khối lượng mol của khí còn lại không? (có)
HS: Vận dụng làm bài tập 2a. (SGK trang 69).
GV: Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của không khí (Mkk).
M A
HS: Tính khối lượng mol của không khí biết thành phần của không khí gồm 80% N2 và 20% O2.
M B
Từ công thức dA/B =
M A
Nếu B là không khí .
M kk
Ta có: dA/kk =
GV: Mkk là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí .(Mkk = 29g).
HS: Tìm hiểu thí dụ 2 SGK trang 68.
Vận dụng làm bài tập 1b SGK trang 69
Làm bài tập 2b SGK trang 69.
HS: hoạt động nhóm bài 3 SGK trang 69.
?: Tác dụng của việc biết tỉ khối của một chất khí đối với không khí ?
Nội dung kiến thức.
I. Tỉ khối của khí A đối với khí B.
M A
M B
dA/B =
dA/B:Tỉ khối của khí A đối với khí B.
MA: khối lượng mol của khí A
MB: khối lượng mol của khí B.
Bài 1a. SGK trang 69.
dN/H= 28/2 = 14. dO/H= 32/2 = 16.
dCl/H= 71/2 = 35,5.
dCO/H= 28/2 = 14.dSO/H= 64/2 = 32.
Bài 2a. SGK trang 69.
dA/O= 1,375 à MA = 1,375.32 = 44.
dA/O= 0,0625 à MA = 0,0625.32 = 2.
II.Tỉ khối của khí A đối với không khí.
M A
M kk
dA/kk =
dA/kk = Tỉ khối của khí A đối với không khí .
MA: Khối lượng mol của khí A.
Mkk: Khối lượng mol của không khí .
Bài 1b. SGK trang 69.
dN/kk= 28/29=0,97 ; dO/kk= 32/29 = 1,1
dCl/kk= 71/29 =2,4;
dCO/kk= 28/29 = 0,97.dSO/kk= 64/29= 2,1.
Bài 2b. SGK trang 69.
dA/kk= 2,207 à MA =2,207.29= 64
dA/kk= 1,172 à MA = 1,172.29= 34.
Bài 3. SGK trang 69.
Đặt đứng bình thu khí: Cl2; CO2.
Đặt úp bình thu khí: H2; CH4.
Củng cố. HS: Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí. Đọc “ Em có biết – SGK trang 69).
Dặn dò: HS học bài và hoàn thành các bài tập SGK trang 69. Làm bài tập trong SBT.
Tiết 30 bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC.
Ngày soạn: 18/ 12/ 2007
Ngày dạy: 25/ 12/ 2007.
I. Mục tiêu:
- Từ công thức hóa học, HS biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố.
- HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí, củng cố các kĩ năng tính khối lượng mol…
II. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Viết công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B và công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí.
HS2: Tính khối lượng mol của khí A và khí B, biết rằng tỉ khối của khí A và B so với hiđro lần lượt là 13 và 15.
Bài mới.
GV: Khi biết công thức hóa học của một chất, ta có thể xác định được thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong công thức đó.
Hoạt động của thầy và trò.
HS: Đọc thí dụ SGK trang 70.
- Nêu yêu cầu bài toán. ( Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong công thức KNO3).
HS: Xác định các nguyên tố có trong công thức KNO3.
?: Để xác định thành phần phần trăm của một nguyên tố ta cần biết những gì?
HS: Tìm hiểu SGK trang 70.
- Nêu các bước giải bài toán.
HS: Vận dụng làm bài tập 1 SGK trang 71.
HS: Tìm khối lượng mol của CO.
Xác định khối lượng của mỗi nguyên tố C, O trong hợp chất.
Tính thành phần phần trăm của C, O trong hợp chất CO.
HS: Thực hiện tương tự với hợp chất CO2.
? Khôn cần tính thành phần phần trăm của C, O trong mỗi hợp chất. Em có thể so sánh được thành phần phần trăm của C, O trong hai hợp chất trên không? Nêu cách làm.
GV: Ra bài tập: Cho các hợp chất : FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4.
Cho biết chất nào có hàm lượng sắt cao nhất.
HS: Làm bài tập 3 SGK trang 71.
Nêu yêu cầu bài tập.
GV: Khi biết công thức hóa học của một chất ta có thể tính khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết số mol chất, khối lượng chất hay thể tích chất ( đối với chất khí).
HS : Làm bài tập 21.6 (SBT trang 24).
32 g Fe2O3. Khối lượng sắt có trong 32 g Fe2O3 là
mFe = (56.2).32/ 160= 22,4 g.
4. Củng cố: HS nêu các bước tính thành phần phần phần trăm của nguyên tố trong hợp chất.
5. Dặn dò: HS hoàn thành bài tập 1,3 SGK, bài 21.6 SBT.
Nội dung kiến thức.
I. Biết công thức hóa học của hợp chất, xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.
* Các bước tiến hành:
- Tính khối lượng mol của hợp chất . ( Tìm M)
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.( Tìm nnguyên tử).
+ Tính khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất. (tìm mnguyên tố).
- Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.
* Bài tập vận dụng.
1. Bài 1 (SGK trang 71)
a. CO và CO2.
- CO: MCO = 28g.
%C= .100% = 42,9%.
%O= .100% = 57,1%.
Hoặc %O = 100- 42,9 = 57,1%
b. CO2. MCO= 44 g.
%C= .100% = 27,3%.
%O = 100- 27,3 = 72,7%.
2. Bài tập.
Đáp án: FeO.
3. Bài tập 3 SGK trang 71.
a. Trong một mol phân tử C12H22O11 có 12 nguyên tử C, 22 nguyên tử H, 11 nguyên tử O.
Vậy trong 1,5 mol phân tử C12H22O11 có 18 nguyên tử C, 33 nguyên tử H, 16,5 nguyên tử O.
b. MC12H22O11 = 342 g.
c. Trong một mol phân tử C12H22O11 có khối lượng các nguyên tố là:
mC = 12.12 = 144 g
mH = 22.1 = 22 g
mO = 11.16= 176 g.
Tiết 31 bài 21: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (Tiếp theo).
Ngày soạn: 20/ 12/ 2007
Ngày dạy: 27/ 12/ 2007.
I. Mục tiêu:
- Từ thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, HS biết cách xác định công thức hóa học của hợp chất.
- HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hóa học có liên quan đến tỉ khối của chất khí , củng cố kĩ năng tính khối lượng mol.
II. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu các bước tính thành phần phần trăm của các nguyên tố khi biết công thức hóa học của hợp chất.
HS2: Tính thành phần phần trăm (theo khối lượng) của nguyên tố Fe có trong các hợp chất sau: Fe2O3 và Fe(OH)3.
Bài mới.
GV: Nếu biết thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất ta có thể xác định được công thức hóa học của hợp chất đó hay không?
Hoạt động của thầy và trò.
GV: Cho HS chép bài tập.
Một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố S và O trong đó thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố là 50%. Em hãy xác định công thức hóa học của hợp chất trên, biết khối lượng mol của hợp chất là 64 gam.
GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý.
? : Để biết được công thức hóa học của hợp chất ta cần biết được những điều gì? (Nguyên tố, chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố)
? Với dữ kiện đề bài cho ta sẽ tính thêm được các số liệu nào? (khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất).
HS: Đưa ra các bước giải quyết tiếp theo. (Tính số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố, đưa về với một phân tử chất để tìm số nguyên tử của mỗi nguyên tố, xác định CTHH).
GV: Hướng dẫn cho HS nắm lại các bước giải :
HS: Vận dụng để giải bài tập trên.
GV: Hợp chất chỉ tạo bởi hai nguyên tố, ta có thể tính khối lượng nguyên tố thứ hai trong hợp chất bằng cách: lấy khối lượng mol – khối lượng nguyên tố thứ nhất.
GV: Bài toán xác định công thức hóa học của hợp chất còn ra dưới các dạng khác:
+ Biết tỉ lệ khối lượng các nguyên tố trong hợp chất
HS: Tìm hiểu thí dụ 2 SGK trang 70-71.
HS: Làm bài tập 4 SGK trang 71. (Áp dụng các bước giải đã học)
HS: Hoạt động nhóm bài 2b (SGK trang 71).
Nội dung kiến thức.
2. Biết thành phần các nguyên tố, xác định công thức hóa học của hợp chất.
VD: Một hợp chất tạo bởi hai nguyên tố S và O trong đó thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố là 50%. Em hãy xác định công thức hóa học của hợp chất trên, biết khối lượng mol của hợp chất là 64 gam.
* Các bước giải:
- Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất.
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất.
+ Suy ra số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử.
- Viết công thức hóa học của hợp chất.
Bài giải.
+ Khối lượng của S,O có trong một mol hợp chất:
mS = mO = 64.= 32 g.
nS = = 1 (mol)
nO = = 2 (mol)
+ Trong một mol hợp chất có 1 mol S và 2 mol O
Þ Trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử S và 2 nguyên tử O.
+ Công thức hóa học của hợp chất là: SO2
* Bài tập vận dụng.
1. Bài 4. SGK trang 71.
mCu = 80.= 64 g
mO = 80- 64 = 16 g
nCu = = 1mol
nO= = 1mol
Þ Trong 1 phân tử hợp chất có 1 nguyên tử Cu và 1 nguyên tử O.
+ Công thức hóa học của hợp chất: CuO
2. Bài 2b. CTHH : Na2CO3.
4. Củng cố: HS nêu các bước xác định công thức hóa học khi biết thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
- HS: Đưa ra cách giải bài tập số 5 SGK trang 71.
5. Dặn dò: HS học bài và hoàn thiện bài tập 2, 4, 5 (SGK trang 71).
Làm bài tập 21.1; 21.3; 21.7 (SBT trang 24).
Tiết 33 bài 22: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (tiếp theo)
Ngày soạn: 03/01/2008
Ngày dạy:
I. Mục tiêu.
- HS biết cách tính thể tích (ở đktc) hoặc khối lượng, lượng chất của các chất theo phương trình hóa học.
- HS tiếp tục được rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học và kĩ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
II. Đồ dùng dạy học.
- Máy chiếu projecter.
III. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
HS2: Làm bài tập: Tính khối lượng Clo cần dùng để tác dụng hết với 2,7 g nhôm. Biết sơ đồ phản ứng sau: Al + Cl2 AlCl3
Bài mới.
GV: Nếu đề bài tập trên yêu cầu các em tính thể tích khí Clo cần thiết (đktc) thì các em sẽ giải như thế nào?
HS: Nêu cách làm của mình. ( Chuyển đổi giữa n và V).
Thực hiện tính toán và đưa ra kết quả. ( VCl= 3,36 lit)
HS: Đưa ra các bước giải bài toán tính thể tích chất khí theo phương trình hóa học.
Hoạt động của thầy và trò.
GV: Chiếu bài tập:
HS: Nêu lại các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học.
GV: Chiếu các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học:
+ Viết phương trình hóa học.
+ Chuyển đổi dữ kiện đầu bài cho thành số mol.
+ Dựa vào phương trình hóa học tính số mol chất đề bài yêu cầu.
+ Chuyển đổi số mol thành khối lượng hoặc thể tích chất khí (ở đktc).
GV: Gọi từng HS thực hiện làm từng bước:
GV: Giới thiệu cho HS cách điền số mol của các chất dưới phương trình phản ứng:
4P + 5O2 2 P2O5
4mol 5 mol 2mol
0,1 mol x mol y mol
x= = 0,125mol.
GV: Chiếu bài tập:
HS1: Tính thể tích của oxi (2,24 lit)
HS2: Tính thể tích của CO2. ( 1,12 lit).
GV: Giới thiệu cho HS giải cách 2: Đối với các chất khí ở cùng một điều kiện, tỉ lệ về số mol bằng tỉ lệ về thể tích.
Giải: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Theo phương trình: nO= 2nCH® VO= 2VCH
® VO= 2.1,12 = 2,24 (l)
* nCO= nCH® V CO= VCH= 1,12(l).
GV: Chiếu bài tập sau:
HS: Xác định dạng bài tập.
GV:Đây là dạng bài kết hợp giữa bài toán tính theo phương trình hóa học và bài toán xác định công thức hóa học của một chất chưa biết.
? : Muốn xác định được R là kim loại nào ta phải căn cứ vào đâu? (khối lượng mol của R).
HS: Xác định dữ kiện đề bài cho.
- Nêu các dữ kiện khác có thể tính toán được. (số mol của R, số mol của RCl).
? Có thể tính được khối lượng của hợp chất trước khi xác định được kim loại R không?
(Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng).
Nội dung kiến thức.
II. Tính thể tích chất khí tham gia và thể tích chất khí sản phẩm theo phương trình hóa học
1. Ví dụ 1: Tính thể tích khí oxi (ở đktc) cần dùng để đốt cháy hết 3,1 gam phôtpho. Biết sơ đồ phản ứng sau:
P + O2 P2O5
Giải:
4P + 5O2 2 P2O5
+ nP = = = 0,1 (mol)
+ Theo PTHH: nO= nP
® nO= .0,1 = 0,125 (mol)
Thể tích khí oxi cần dùng là:
VO= n.22,4 = 0,125.22,4 = 2,8 lit
2. Bài tập vận dụng.
Bài 1. Cho sơ đồ phản ứng:
CH4 + O2 CO2 + H2O
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lit khí CH4. Tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí CO2 tạo thành (thể tích các khí đó đo ở đktc).
Bài 2. Biết rằng 2,3 gam một kim loại R (có hóa trị I) tá
File đính kèm:
- Chương 3.doc