1/ Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được các kháI niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí
- Nắm được điều kiện tiêu chuẩn và thể tích chất khí ở đktc
- Phân biệt khối lượng mol với phan tử khối, nguyen tử khối
- Biết vận dụng các kiến thức trên vào giảI bài tập
2/Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng giải các bài tập tính m, n, V chất khí ở đktc, bài tập xác định nguyên tố dựa vào xác định M
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Chương III: mol và tính toán hoá học tiết 26: mol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :05/12/07
Ngày giảng : 08/12/07
Chương III: mol và tính toán hoá học
Tiết 26: mol
I - Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được các kháI niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí
Nắm được điều kiện tiêu chuẩn và thể tích chất khí ở đktc
Phân biệt khối lượng mol với phan tử khối, nguyen tử khối
Biết vận dụng các kiến thức trên vào giảI bài tập
2/Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng giải các bài tập tính m, n, V chất khí ở đktc, bài tập xác định nguyên tố dựa vào xác định M
3/Thái độ:
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn cho học sinh
II - Chuẩn bị:
GV: Máy chiếu, bảng phụ
HS: Ôn lại các kháI niệm: NTK, PTK, cách tính PTK
III – Tiến trình bài giảng:
1/ Tổ chức lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: không
3/ Bài mới:
Các hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: đặt vấn đề
Hoạt động 2:
-GV: Thuyết trình về mol.
-GV: Cho học sinh đọc: “Em có biết” để học sinh hình dung con số 6.1023 to nhường nào.
Một mol nguyên tử Fe chứa bao nhiêu nguyên tử Fe.
0.5 mol phân tử CO2 có chứa bao nhiêu phân tử CO2.
-GV: Chốt lại.
Hoạt động 3:
-GV: yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm NTK, PTK,
? Khối lượng mol là gì?
-HS: tham khảo SGK, trả lời
-GV: chốt kiến thức, yêu cầu HS làm bảng:
Chất, nguyên tố
NTK, PTK
KL mol NT, PT
N
N2
O2
H2O
?So sánh NTK, PTK với KL mol NT, PT?
Hoạt động 4:
-GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin và hình 3.1.
Thể tích mol của chất khí là gì?
Hình vẽ 3.1 (SGK) cho biết những gì? ( Cho biết khối lượng mol của các khí N2, O2, H2 là khác nhau, nhưng trong cùng điều kiện to và áp xuất chúng có thể tích bằng nhau).
đktc là gì?thể tích mol chất khí ở đktc bằng bao nhiêu?
-HS: nghiên cứu SGK, trả lời
-GV: Lưu ý cho học sinh:
Thể tích mol của những chất rắn hoặc lỏng khác nhau là không như nhau.
-GV: giảng giảI, kết luận
I - Mol là gì:
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Số 6.1023 gọi là số Avogađro, KH: N
VD:
1 mol nguyên tử Fe có chứa 6.1023 nguyên tử Fe.
1 mol phân tử khí CO2 có chứa 6.1023 phân tử CO2.
II - Khối lượng mol là gì:
- Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng g của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
VD: MN = 14 g.
M= 28 g.
M=32 g.
M=18 g.
- N/Xét: NTK, PTK với KL mol NT PT bằng nhau về trị số, khác nhau về khối lượng
III - Thể tích mol của chất khí là gì:
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
- ở đktc, thể tích mol của chất khí đều bằng 22.4 lít.
VD: ở đktc: 1 mol H2 có V = 22,4 l.
4/ luyện tập, củng cố:
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm.
Tìm thể tích (ở đktc) của:
0.5 mol CO2.
1 mol O2.
Tìm khối lượng N phân tử những chất sau:
NaCl.
N2.
5/ Hướng dẫn học tâp ở nhà:
Học sinh về nhà làm các bài tập 1, 2, 3, 4(SGK – Trang ).
File đính kèm:
- 26.H.doc