Bài giảng chương III: phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học bài 25: tính chất của phi kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Qua bài học, HS biết được:

- Tính chất vật lí của phi kim.

- Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi.

- Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.

2. Kĩ năng:

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.

- Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.

- Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng chương III: phi kim. sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học bài 25: tính chất của phi kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 26/11/2012 Tiết 30 Ngày dạy: 29/11/2012 CHƯƠNG 3: PHI KIM. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC Bài 25: TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Qua bài học, HS biết được: - Tính chất vật lí của phi kim. - Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với hiđro và với oxi. - Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim. - Viết một số phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim. - Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học. 3. Thái độ: - Có ý thức học tập tích cực và cẩn thận trong học tập. 4. Trọng tâm: - Tính chất hóa học chung của phi kim. II. CHUẨN BỊ : 1. Đồ dùng dạy học: a.Giáo viên: - Hình 3.1 sgk/75. - Bài tập vận dụng. b.Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 2.Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1.Ổn định lớp học: 9A2……/…… 9A3……/…… 9A5……/…… 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Em hãy nêu tính chất của kim loại? Vậy phi kim có tính chất vật lí và hoá học có giống kim loại hay không? Ta vào bài 25 : tính chất của phi kim Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Tính chất vật lí của phi kim. - GV: Cho HS đọc SGK và tóm tắt tính chất vật lí của phi kim. - GV: Chôt lại và ghi bảng. - HS: Đọc SGK và nêu các tính chất vật lí của phi kim. - HS: Lắng nghe và ghi vở. I. Tính chất vật lí của phi kim - Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở 3 trạng thái: rắn(C,S,P); lỏng(Br2);khí(O2, Cl2, N2 ). - Một số phi kim độc: Cl2,Br2. - Phần lớn không dẫn điện, dẫn nhiệt. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: Tính chất hoá học của phi kim. - GV: Yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của phi kim. - GV: Yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng minh hoạ. - GV thuyết trình: Riêng tính chất tác dụng với H2 - GV: Giới thiệu dụng cụ và điều chế khí H2 sau đó đốt khí H2 trong không khí sau đó đưa vào bình đựng khí clo. Sau phản ứng cho 1 ít nước váo lắc nhẹ rồi dùng giấy quỳ để thử. - GV:Yêu cầu HS nêu nhận xét. - GV:Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng. Ngoài ra nhiều phi kim khác như: C, S, Br2 tác dụng với khí hidro tạo thành hợp chất khí. - GV: Gọi HS nêu kết luận - GV: Giới thiệu về mức độ hoạt động hoá học của phi kim; phi kim mạnh, yếu - HS: Suy nghĩ và dự đoán các tính chất hoá học của phi kim. - HS: Viết các PTHH minh hoạ đối với các tính chất hoá học của phi kim. - HS: Nghe giảng và ghi nhớ. - HS: Viết PTHH 2H2 + Cl2 2 HCl - HS: Nêu nhận xét hiện tượng của thí nghiệm. - HS: Viết PTHH: H2 + Cl2 2HCl - HS: Phi kim phản ứng với H2 tạo thành hợp chất khí. - HS: Nghe giảng và ghi bài. II. Tính chất hoá học của phi kim: 1. Tác dụng với kim loại: 2Na + Cl2 2NaCl 2Zn + O2 2ZnO 2. Tác dụng với hidro: Oxi tác dung với hidro 2H2 + O2 2H2O Clo tác dụng với hidro H2 + Cl2 2HCl => Phi kim phản ứng với H2 tạo thành hợp chất khí 3. Tác dụng với oxi: S + O2 SO2 C + O2 CO2 4. Mức độ hoạt động của phi kim: - Phi kim hoạt động mạnh như: F2, O2, Cl2 - Phi kim hoạt động yếu hơn : C, S, P 4.Củng cố: HS nhắc lại tính chất của phi kim. GV hướng dẫn HS làm bài tập 5 sgk/76. Bài tập: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: SSO2SO3H2SO4K2SO4BaSO4. 5. Nhận xét và dặn dò: a. Nhận xét: Tinh thần thái độ học tập của học sinh. b.Dặn dò: - Về nhà học bài.sgk - Bài tập về nhà 3, 4, 5 /76. - Xem trước bài: “Clo”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHoa 9Tuan 15 Tiet 30.doc