Bài giảng Công nghệ 12 Tiết 24 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia

Chương V:.MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA.

Bài 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA

I/ MỤC TIÊU.

 Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh :

 Hiểu được khái niệm, vai trò của hệ thống điện quốc gia.

 Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia.

II./ CHUẨN BỊ.

1. Chuẩn bị nội dung:

Giáo viên nghiên cứu bài 22 trong SGK, SGV.

Đọc các tài liệu có liên quan.

2. Chuẩn bị phương tiện dạy học:

- Tranh vẽ các hình 22 -1, 22 - 2 trong SGK trên khổ giấy lớn để minh hoạ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 782 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Công nghệ 12 Tiết 24 Bài 22: Hệ thống điện quốc gia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 24 Số giờ đã giảng: 23 Thực hiện ngày 15 tháng 2 năm 2009 Chương V:.MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU BA PHA. Bài 22: HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA I/ MỤC TIÊU. Sau bài học này giáo viên phải làm cho học sinh : Hiểu được khái niệm, vai trò của hệ thống điện quốc gia. Hiểu được sơ đồ lưới điện quốc gia. II./ CHUẨN BỊ. Chuẩn bị nội dung: Giáo viên nghiên cứu bài 22 trong SGK, SGV. Đọc các tài liệu có liên quan. Chuẩn bị phương tiện dạy học: - Tranh vẽ các hình 22 -1, 22 - 2 trong SGK trên khổ giấy lớn để minh hoạ. III./ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1/. Ổn định lớp. Thời gian : 1 phút Kiểm tra sĩ số của lớp. 2/.Kiểm tra bài cũ. Thời gian: 4 phút Hỏi: Trình bày các khối cơ bản của máy thu hình. Gọi một học sinh lên bảng. Nhận xét và cho điểm 3/.Giảng bài mới. Thời gian: 36 phút Đặt vấn đề. Thời gian: 1 phút Bắt đầu từ bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu phần thứ hai của chương trình: Kỹ thuật điện. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về hệ thống điện quốc gia. Hoạt động của giáo vên TG Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hệ thống điện quốc gia. Hoạt động này nhằm làm cho học sinh hiểu được hệ thống điện quốc gia là gì, mối quan hệ giữa các phần tử trên sơ đồ hệ thống. Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ hệ thống điện quốc gia hình 22.1 và cho biết: - Sơ đồ này thể hiện nội dung gì? - Nêu công dụng và tên gọi của các phần tử có trên sơ đồ. - Hệ thống điện quốc gia là gì? Bổ sung các câu trả lời của học sinh và đưa ra các kết luận. 8 Lắng nghe, quan sát sơ đồ để trả lời các câu hỏi và ghi tóm tắt lại các ý chính sau: Hệ thống điện quốc gai gồm các nguồn điện, các lưới điện và các hộ tiêu thụ trong toàn quốc, được liên kết với nhau thành một hệ thống để thực hiện quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Hoạt động 2: tìm hiểu sơ đồ lưới điện quốc gia. Hoạt động này nhằm làm cho học sinh hiểu được khái niệm về lưới điện quốc gia, sơ đồ và các cấp điện áp của lưới điện. 1. Giới thiệu khái niệm lưới điện quốc gia. Giới thiệu khái niệm theo nội dung SGK và nhấn mạnh: Lưới điện quốc gia là một bộ phận / phần tử của hệ thống điện quốc gia. 2. Tìm hiểu sơ đồ và các cấp điện áp của lưới điện. Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ lưới điện (hình 22.2) và cho biết: - Sơ đồ này thể hiện nội dung gì? - Nêu tên gọi và công dụng của các phần tử có trên sơ đồ? - Sơ đồ lưới điện này có mấy cấp điện áp? Bổ sung các câu trả lời của học sinh, giới thiệu các cấp điện áp và kết luận. 17 Lắng nghe, quan sát sơ đồ, trả lời câu hỏi và ghi tóm tắt ý chính sau: - Lưới điện quốc gia là tập hợp các đường dây dẫn điện và các trạm điện có chức năng truyền tải và phân phối điện năng. - Lưới điện được chia ra: + Lưới điện truyền tải: 500KV, 220KV, 110KV. + Lưới điện phân phối 22KV, 35KV. - Sơ đồ lưới điện gồm: + Các máy biến áp và tải. + 4 cấp điện áp Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của hệ thống điện quốc gia. Hoạt động này làm cho học sinh hiểu được vai trò của hệ thống điện quốc gia đối với sản xuất và đời sống. Giới thiệu vai trò của hệ thống điện quốc gia theo nội dung SGK và đưa ra câu hỏi: Vì sao nói nhờ có hệ thống điện quốc gia mà việc cung cấp điện được đảm bảo độ tin cậy và kinh tế? Lắng nghe, trả lời câu hoỉu và ghi tóm tắt ý chính sau: Vai trò của hệ thống điện quốc gia: + Đối với sản suất và đời sống. + Đảm bảo độ tin cậy và kinh tếcho việc điều hành và cung cấp điện. IV./ Tổng kết, đánh giá . Thơì gian: 4 phút - Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK để hệ thống hoá và củng cố nội dung của bài. Có thể lưu ý học sinh rằng: Sự phát triển của hệ thống điện quốc gia, một mặt mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong sản xuất và đời sốngnhưng đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ( Dự truyền đi xa có thể gây lên hiện tượng nhiễm điện, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người) và xã hội ( các sự cố, tai nạn điện xảy ra khi truyền điện áp cao đi xa , ảnh hưởng của sấm, sét đối với hệ thống điện ) do đó cần thực hiện các quy định về an toàn điện để hạn chế các ảnh hưởng nói trên. V/.Giao bài. Học sinh về đọc trước nội dung bài 23 và tìm hiểu hệ thống điện trong gia đình và địa phương mình. VI/. Tự rút kinh nghiệm. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng bộ môn Giáo viên Trần Thị Lý Phùng Thị Tin

File đính kèm:

  • docBAI 22 HE THONG DIEN QUOC GIA.doc