Bài giảng dẫn xuất của hydrocacbon polime

 Mục tiêu chương:

Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một số hợp chất quan trọng gồm:

v Hợp chức có chứa nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo)

v Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trong đối với đời sống con người (gluxit, protêin)

v Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (chất dẻo, tơ, cao su)

f *

TUẦN 28

 

docx7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng dẫn xuất của hydrocacbon polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5: @ Mục tiêu chương: Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một số hợp chất quan trọng gồm: Hợp chức có chứa nhóm chức quan trọng (rượu etylic, axit axetic, chất béo) Hợp chất thiên nhiên có vai trò quan trong đối với đời sống con người (gluxit, protêin) Một số polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn (chất dẻo, tơ, cao su) * e TUẦN 28 Ngày dạy: 17 / 3 /2012 Tiết 56 – Bài 44: u Mục tiêu: a) Kiến thức:. Biết được: Cơng thức phân tử, CTCT, đặc điểm cấu tạo. Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sơi. Khái niệm độ rượu Tính chất hĩa học:phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy. Ứng dụng:Làm nguyên liệu, dung mơi trong cơng nghiệp. Phương pháp điều chế: từ tinh bột, đường hoặc etilen. b) Kỹ năng: Quan sát mơ hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đâc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hĩa học. Viết các PTHH dạng cơng thức cấu tạo thu gọn, dạng CTPT. Phân biệt ancol etylic với benzen. Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng cĩ sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình. c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm Phân biệt được lợi ích và tác hại của rượu. v Trọng tâm: Cơng thức cấu tạo của ancol etylic và đặc điểm cấu tạo. Khái niệm độ rượu. Hĩa tính và cách điều chế ancol etyilc w Chuẩn bị: - GV: Sgk, sgv, giáo án, bảng phụ, mô hình phân tử rượu etylic + Hóa chất:rượu etylic, nước, natri. + Dụng cụ: ống nghiệm thẳng, gía sắt, kẹp gỗ,kiềng đun, chén sứ, bật lửa, thìa nhỏ, cốc thủy tinh - HS: đọc bài 44: rượu etylic - SGK / 136 và nắm được các nội dung sau: x Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức& kiểm diện : KTSS 4.2 Kiểm tra miệng: Câu hỏi: Chọn câu đúng (9đ) Khi cho canxicacbua vào nước thu được sản phẩm: A. Axetilen và nước B. Metan và canci hidroxit C. Axetilen và vơi sống D. axetilen và canci hidroxit. Benzen khơng hào tan được chất nào sau đây ? A. Nước B. Xăng C. Dầu hỏa D. Nến Trả lời: 1D – 2A 4.3 Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC Giới thiệu bài: khi lên men gạo, sắn, ngô ( đã nấu chín) hoăïc quả nho, quả táo… người ta thu được rượu etylic. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? Nó có tính chất và ứng dụng gì? Đó là nội dung bài học hôm nay. GV:ghi bảng tên bài học Tiết 56: RƯỢU ETYLIC Hoạt động 1: I. Tính chất vật lý. GV:các em làm thí nghiệm theo nhóm để hoàn chỉnh phiếu học tập số 1 sau: 1. Em hãy quan sát lọ đựng rượu và nhận xét: - Trạng thái: - Màu sắc: - Mùi vị của rượu: 2. Em hãy cho một giọt mực tím vào ống nghiệm có rượu và lắc nhẹ sẽ được dd có màu, rót dd có màu vào cốc đựng nước và lắc nhẹ. Hãy nhận xét về khả năng tan trong nước của rượu và màu sắc của dd thu được. HS:trình bày kết quả - Rượu etylic là chất lỏng, không màu, mùi thơm, hòa tan nhiều chất. GV:em nào có thể bổ sung thêm về tính chất vật lý của rượu etylic? HS:nhiệt độ sôi 78, 3oC , Drượu = 0,8g/ ml nên rượu nổi trên mặt nước. GV:gọi 1 HS kết luận về tính chất vật lý của rượu etylic GV:Trên các nhãn chai rượu có ghi 12o, 25o, 40o… cách ghi đó có ý nghĩa gì? . GV: biểu diện cách pha chế rượu 12o - Cho 12 ml rượu etylic vào cốc thủy tinh - Tiếp theo cho nước vào đến vạch 100ml - Như vậy ta được dd rượu có độ rượu là 12o GV:độ rượu là gì? HS:là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước GV:gọi 1 HS khác nêu lại và ghi bảng. Lưu ý:cồn là tên gọi của dd rượu etylic trong nước. Cồn tuyệt đối dùng để chỉ rượu etylic nguyên chất. GV: đưa bài tập lên bảng. Cồn 90o có nghĩa là: Dung dịch được tạo thành khi hòa tan 90ml rượu etylic nguyên chất vào 100 ml nước. Dung dịch tạo được khi hòa tan 90 g rượu etylic vào 100 g nước. Dung dịch tạo được khi hòa tan 90 g rượu etylic vào 10 g nước. Trong 100ml dung dịch có 90 ml rượu nguyên chất, còn lại 10ml nước. Hãy chọn câu đúng. Đáp án: câu D. GV: giới thiệu: để đo độ rượu một cách nhanh chóng người ta dùng một dụng cụ đơn giản gọi là rượu kế. Khi thả rượu kế vào dung dịch rượu, độ rượu càng cao thì rượu kế càng chìm sâu. Nhưng trong hóa học ta cần biết công thức tính độ rượu: Độ rượu= Vrượu .100 / Vdd rượu Chuyển ý: nếu đưa các em một cốc chứa chất lỏng. Hỏi các em đó là rượu hay giấm, các em dẽ dàng trả lời được. Nhưng nếu đưa các em một công thức ví dụ: C2H6O và hỏi chất này có phải là rượu không? Có thể trả lời được khi biết công thức cấu tạo của chất. Vậy rượu etylic có công thức cấu tạo như thế nào? - Là chất lỏng, không màu, có mùi thơm, sôi ở 78, 3oC , tan vô hạn trong nước. - Là dung môi tốt cho nhiều chất. - Độ rượu:là số ml rượu etylic có trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. Ví dụ: rượu 45o có nghĩa là có 45 ml rượu etylic nguyên chất trong 100 ml hỗn hợp rượu với nước. Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử. GV:các em quan sát mô hình phân tử rượu etylic (dạng rỗng, dạng đặc) và sau đó viết CTCT của rượu. HS: H H viết gọn: | | H—C—C—O—H CH3—CH2—OH | | hay C2H5OH H H GV:dấu hiệu nào cho biết CTCT là rượu etylic HS: có nhóm – OH GV:người ta gọi nhóm - OH là nhóm định chức. Nhóm định chức là nhóm nguyên tử quyết định tính chất hóa học, đặc trưng cho loại chất đó. Nhóm – OH là dấu hiệu quan trọng chung cho mọi rượu. Như vậy một chất gọi là rượu khi trong công thức cấu tạo có nhóm –OH. GV: Nhóm- OH làm cho rượu có tính chất đặc trưng riêng, đó là chất nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp. 1. Công thức cấu tạo: (như bên) 2. Đặc điểm: Trong phân tử rượu etylic có 1 nguyên tử H liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm – OH. Chính nhóm này làm cho rượu có tính chất đặc trưng riêng. Hoạt động 3: III. Tính chất hóa học. GV: hướng dẫn HS làm thí nghiệm - Nhỏ vài giọt rượu vào chén sứ, châm lửa đốt. Quan sát ngọn lửa cháy? Sau đó úp miệng ống nghiệm vào ngọn lửa. Quan sát ống nghiệm?xoay ống nghiệm lại cho nước vôi trong vào, lắc nhẹ. Nêu hiện tượng xảy ra? HS:làm thí nghiệm và lần lượt trả lời. - Rượu etylic cháy mạnh, có ngọn lửa xanh nhạt, tỏa nhiều nhiệt. - Xuất hiện giọt nước nhỏ thành ống nghiệm. - Cho nước vôi trong vào thì thất nước vôi đục. Chứng tỏ đốt rượu có khí cacbonic sinh ra. GV:gọi HS khác nhận xét, bổ sung nếu có và yêu cầu HS hãy viết PTHH xảy ra. HS:C2H6O + 7/2 O2 " 2CO2 + 3H2O HS: kết luận: rượu etylic cháy tạo ra sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Chuyển ý:rượu etylic có tính chất gì đặc trưng? Chúng ta thử nghiên cứu phản ứng của rượu với kim loại natri. GV: làm thí nghiệm - Cho 2 mẩu Na vào lần lượt cốc đựng rượu etyilic và cốc đựng nước. Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở 2 hiện tượng trên? HS: + giống nhau: có bọt khí thoát ra, mẩu Na tan dần. + Khác nhau: cốc nước phản ứng xảy ra mãnh liệt và mẩu Na chuyển động nhanh trên mặt nước. GV: vậy, chất khí thoát ra là khí gì? Các em xem thí nghiệm sau: Cho 2 ml rượu vào ống nghiệm, thêm một mẩu Na vào. Lấy ngón tay bịt ống nghiệm, đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa và mở ngón tay ra, miệng ống nghiệm có ngọn lửa màu xanh. HS: kết luận: chất khí thoát ra là khí hidro. GV:nguyên tử H liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm –OH linh động hơn các nguyên tử H khác, dễ bị đứt ra, nguyên tử Na thay thế vào tạo ra natrietylat. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu. HS: viết PTHH 2C2H5OH + 2Na " 2C2H5ONa + H2 (l) (r) (dd) (k) Natrietylat GV: phản ứng hóa học của rượu etylic với natri thuộc loại phản ứng nào? HS: thuộc loại phản ứng thế. Lưu ý: rượu etylic chỉ phản ứng với các kim loại mạnh. GV:em hãy hoàn chỉnh phản ứng hóa học sau: C2H5OH + Ca HS: 2C2H5OH + Ca " (C2H5O)2Ca + H2 GV: như vậy, ta đã nghiên cứu được 2 tính chất hóa học của rượu. Tính chất thứ ba phản ứng với axit axetic chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài 45 1. Phản ứng cháy: - Rượu etylic cháy mạnh, có ngọn lửa xanh nhạt, tỏa nhiều nhiệt. - Rượu etylic cháy tạo ra sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. PTHH: C2H6O + 7/2 O2 " 2CO2 + 3H2O 2. Phản ứng với Na PTHH: 2C2H5OH + 2Na " 2C2H5ONa + H2 (l) (r) (dd) (k) Natrietylat Hoạt động 4: Ưùng dụng. GV:quan sát sơ đồ SGK / 138 và trong thực tế cuộc sống, em hãy nêu một số ứng dụng của rượu. HS:Là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, rượu bia, cao su tổng hợp, axit axetic. Dùng làm dung môi để pha chế vecni, nước hoa. Tích hợp GD phịng chống ma túy và chất gây nghiện GV: em hãy nêu tác hại của rượu? HS:uống rượu nhiều và thường xuyên có hại cho sức khỏe. GV: Rượu cũng là một chất gây nghiện nếu như chúng ta sử dụng thường xuyên. Vì vậy chúng ta phải tuyên truyền giúp cho người thân sống khỏe lành mạnh, khơng trở thành nạn nhân nghiện rượu. Đặt biệt các HS nam phải tỏ thái độ cương quyết từ chối nếu như bị rủ rê, lơi kéo. GV: khi bảo quản rượu, cồn chúng ta hết sức cẩn thận vì đây là chất dễ cháy. - Là nguyên liệu để sản xuất dược phẩm, rượu bia, cao su tổng hợp, axit axetic. - Dùng làm dung môi để pha chế vecni, nước hoa. Hoạt động 5 Điều chế GV:hãy nêu phương pháp cổ truyền sản xuất rượu? HS:lên men đường, tinh bột tạo ra rượu etylic. GV:ngoài ra còn có phương pháp công nghiệp đó là hóa hợp khí etilen với nước trong môi trường axit. 1. Lên men đường,hoặc tinh bột thu được rượu etylic. 2. Từ etilen: C2H4 + H2O C2H5OH 4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố - GV:tóm tắt nội dung từng phần và sau đó gọi HS đọc nội dung tóm tắt SGK / 438 - GV:đưa bài tập lên bảng. Bài tập: 1. Chất tác dụng với kim loại Kali là: A. CH3 — CH3 B. C6H6 C. CH3— CH2— OH D. CH3 —O— CH3 Viết PTHH 2. Rượu etylic phản ứng với Na vì: Trong phân tử có nguyên tử O. Trong phân tử có nguyên tử H và O. Trong phân tử có nguyên tử C, H, O Trong phân tử có nhóm – OH. 3.Hịa tan 30 ml rượu etylic nguyên chất vào 90 ml nước cất thu được rượu etylic cĩ độ rượu là: A. 20o B. 25o C. 30o D. 35o Đáp án: 1 C. PTHH: C2H5OH + K " C2H5OK + ½ H2 2 D 3 B 4.5 Hướng dẫn HS tự học - Học bài: rượu etylic ; làm bài tập 3,4,5 SGK / 139 - Đọc bài 45:”Axit axetic” SGK / 140 và chuẩn bị theo nội dung sau: CTPT của axit axetic ; Viết CTCT – nêu đặc điểm của axit axetic Phản ứng đặc trưng của axit axetic Điều chế axit axetic y Rút kinh nghiệm: -Nội dung -Phương pháp -Sử dụng thiết bị ĐDDH

File đính kèm:

  • docxTiet 54 Ruou Etylic.docx
Giáo án liên quan