Bài giảng Điều chế hidro –phản ứng thế tiết 50

1. Kiến Thức: HS biết :

- Biết được phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp , cách thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí .

- Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên từ nguyên tố khác trong hợp chất

2. Kĩ Năng:

- Quan sát thí nghiệm , hình ảnh . rút ra kết luận

- Viết PTHH của phản ứng

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Điều chế hidro –phản ứng thế tiết 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/2/2010 Ngày dạy :2/3/2010 Tuần :27 Tiết : 50 Bài:33 ĐIỀU CHẾ HIDRO –PHẢN ỨNG THẾ I.MỤC TIÊU: Kiến Thức: HS biết : Biết được phương pháp điều chế hidro trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp , cách thu khí hidro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí . Phản ứng thế là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên từ nguyên tố khác trong hợp chất Kĩ Năng: Quan sát thí nghiệm , hình ảnh ….. rút ra kết luận Viết PTHH của phản ứng Phân biệt phản ứng oxihóa khử và phản ứng thế .Nhận biết phản ứng thế trong các phản ứng. Thái độ: yêu thích bộ môn học , hình thành thế giới quan sinh vật : Vật chất là có thật . II. CHUẨN BỊ: Đồ dùng dạy học Giáo Viên: Dụng cụ hóa chất : Hóa chất Dụng cụ -Axit : HCl , H2SO4 (l) -Giá thí nghiệm, ống nghiệm diêm, đèn cồn. -Kim loại: Zn, Fe, Al -Chậu thuỷ tinh, ống dẫn, ống vuốt nhọn. Bảng phụ bài tập , phiếu học tập. Học sinh: Học bài và xem lại tính chất của hidro. Chuẩn bị bài mới. Phương pháp: Quan sát đàm thoại . vấn đáp , nêu và giải quyết vấn đề, trực quan quan sát thí nghiệm. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: Oâån định lớp Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là phản ứng oxihóa –khử ? Cho ví dụ ? ? Cho các phản ứng sau: a. 2Fe(OH)3Fe2O3+ 3H2O b. CaO + H2O à Ca(OH)2 c. CO2 + 2Mg 2MgO + C Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử ? Vì sao ? Bài giảng Vào bài: Nhắc lại tích chất vật lý của Hiđrô ? Hôm trước các em nghiên cứu bài tính chất và ứng dụng của hiđrô người ta dùng nguyên liệu nào để điều chế Hiđrô trong phòng thí nghiệm ? Ngoài Kẽm và dd axít người ta còn dùng nguyên liệu nào ? Bài học hôm nay giúp các em trả lời câu hỏi trên ? GIÁO VIÊN HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu cách điều chế khí H2 (15’) 1. Trong PTN ? Cho biết nguyên liệu điều chế H2 trong PTN ? GV: Làm thí nghiệm và yêu cầu HS quan sát khi cho dd HCl vào ống nghiệm có chứa Zn ? ? Nêu hiện tượng xảy ra ? GV: cho khí H2 thoát ra khoảng 1 phút và thử độ tinh khiết của H2. sau đó : Bước 1: Đưa tàn đóm vào đầu ống dẫn khí . ? yêu cầu HS nhận xét ? Bước 2: Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí . ? Yêu cầu HS nhận xét ? GV: lấy vài giọt dd trong ống nghệm lên kính đồng hồ và đêm cô cạn. ? Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra ? ? Yêu cầu HS chạm tay vào đáy ống nghiệm vừa tiến hành thí nghiệm à Nhận xét ? GV: chất rắn màu trắng đó là ZnCl2. ? Viết PTHH xảy ra ? -Gv chốt lại kiến thức và ghi bảng. GV: để điều chế H2 với lượng lớn trong PTN người ta sử dụng bình kíp để điều chế . GV treo tranh phóng to bình kíp và giới thiệu cho Hs theo dõi. ? Người ta thu khí H2 bằng cách nào ? vì sao ? ? Khi thu khí hidro bằng cách đẩy nước cần chú ý vấn đề gì? -Gv chốt lại kiến thức. GV: cho HS thảo luận câu hỏi sau: ? “ cách thu khí H2 trong PTN giống và khác cách thu khí O2 ntn ? vì sao ?” GV: Để điều chế khí H2 người ta có thể thy Zn bằng nhôm, sắt, thay dd HCl bằng dd H2SO4.Viết PTHH ? 2. Trong công nghiệp. -Yêu cầu HS đọc SGK/ 115 ?Nguồn nguyên liệu để sản xuất H2 trong công nghiệp là gì ? -Giới thiệu dụng cụ điều chế H2 bằng cách điện phân. -GV chiếu TN điện phân nước ?Sản phẩm tạo thành trong quà trình điện phân nước là gì? -Hướng dẫn HS viết phương trình điện phân nước. -GV giới thiệu thêm một số pp khác. - GV chốt lại kiến thức. Hđộng 2:Phản ứng thế. GV:xét phản ứng : Zn + 2HCl ZnCl2+H2 ? Thành phần tham gia phản ứng ? ? Nguyên tử Zn đã thay thấy nguyên tử nào trong axit HCl để tạo thành muối ZnCl2 ? GV: dùng phấn màu để giúp HS nhận biết. -Yêu cầu HS nhận xét phản ứng: 2Al + 3H2SO4 àAl2(SO4)3 +3H2 GV: Các pứ trên gọi là pứ thế . ? Vậy phản ứng thế là phản ứng hoá học như thế nào ? GV: Bổ sung và kết luận -GV yêu cầu HS làm bài tập 2 / 117 HS trả lời . HS quan sát . à Sủi bọt khí HS quan sát và trả lời : à Tàn đóm không bùng cháy. à Khí thoát ra cháy trong kk ngọnnlửa màu xanh nhạt. à Thu được chất rắn màu trắng. à Nóng , phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt àcá nhân viết PTHH HS nghe và ghi vào vở. -HS nghe . HS quan sát. à Bằng cách đẩy nước và đẩy không khí à Đặt úp ống nghiệm vì hidro nhẹ hơn không khí. HS thảo luận nhóm. Và trả lời . -HS đọc thông tin à HS trả lời -HS lắng nghe -HS quan sát à hidro và nước -HS viết PTHH -HS theo dõi và trả lời được: à Đơn chất kẽm và hợp chất HCl à Nguyên tử Hidro -HS quan sát -HS trả lời . I . Điều chế hidro 1. Trong PTN. -Nguyênliệu:Zn,Al,Fe, dd HCl, dd H2SO4. -Dụng cụ: bình kíp đơn giản. - PTHH. Zn + 2HCl ZnCl2+H2 Xám k màu trắng k màu - Thu khí: bằng cách đẩy nước và đẩy kk. 2. Trong công nghiệp. Điều chế H2 bằng cách: - Điện phân nước. 2 H2O 2H2 + O2 - Dùng than khử hơi nước. - Điều chế từ khí tự nhiên, khí dầu mỏ. II.Phản ứng thế là gì? * Xét phản ứng : Zn + 2HCl ZnCl2+H2 * Xét phản ứng : 2Al + 3H2SO4 àAl2(SO4)3 +3H2 * Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và họp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất IV :CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Củng cố: ? thế nào là phản ứng thế ? -Treo bảng phụ bài tập : Trong những phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thế ? Hãy giải thích sự lựa chọn đó ? a. 2Mg + O2 2MgO b.KMnO4K2MnO4+MnO2+O2 c. Fe + CuCl2 à FeCl2 + Cu d. Mg(OH)2 MgO + H2O e. Fe2O3 + H2 Fe + H2O f. Cu + AgNO3 à Ag + Cu(NO3)2 Dặn dò: - Nhận xét tình hình học tập của lớp - Học bài - Làm bài tập 1, 3, 4 trang 117 SGk -Xem trước bài mới : Bài luyện tập 6 + Oân lại toàn bộ nội dung kiến thức hidro + Làm bài tập 1,2,3,4,6 trang 118, 119 SGK V. RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • doctiet 50.doc