Bài giảng Định luật bảo toàn khối lượng tiết 21 tuần 11

1.1/ Kiến thức:

@/ Hoạt động 1: Thí nghiệm.

+ HS biết: Quan sát hình vẽ, thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.

+ HS hiểu: Hiện tượng diễn ra cho thấy chất tham gia và tạo thành đều bằng nhau về khối lượng.

@/Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1657 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Định luật bảo toàn khối lượng tiết 21 tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 11– tiết PPCT : 21 Ngày dạy: 27/10/2012 ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG 1. MỤC TIÊU: 1.1/ Kiến thức: @/ Hoạt động 1: Thí nghiệm. + HS biết: Quan sát hình vẽ, thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học. + HS hiểu: Hiện tượng diễn ra cho thấy chất tham gia và tạo thành đều bằng nhau về khối lượng. @/Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. + HS biết: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. + HS hiểu: Các chất phản ứng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng . @/ Hoạt động 3: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. + HS biết: Nêu được khái quát định luật bảo toàn khối lượng ở dạng công thức tổng quát về khối lượng. + HS hiểu: Khối lượng của chất cần tìm phải phụ thuộc vào ĐLBTKL. 1.2/ Kĩ năng: @/ Hoạt động 1: Thí nghiệm. + HS thực hiện được: Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, hành công các thi nghiệm trên.Quan sát , mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm. + HS thực hiện thành thạo: Mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết PT chữ ( PTHH ). @/Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. + HS thực hiện được: Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong phản ứng hóa học. + HS thực hiện thành thạo: Suy luận theo định luật. @/ Hoạt động 3: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. + HS thực hiện được: Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại. + HS thực hiện thành thạo: Suy luận theo định luật để tính toán và viết PTHH. 1.3/ Thái độ: @/ Hoạt động 1: Thí nghiệm. + Thói quen: Trực quan. + Tính cách: Cẩn thận trong làm thí nghiệm. @/Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. + Thói quen: So sánh. + Tính cách: Óc suy luận logic. @/ Hoạt động 3: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. + Thói quen: Thiết lập công thức tổng quát. + Tính cách: Cẩn thận trong tính toán và viết PT chữ ( PTHH ) 2. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - Vận dụng định luật trong tính toán. 3. CHUẨN BỊ : 3.1/ Giáo viên : Tranh vẽ, dd BaCl2,dd Na2SO4, ống nghiệm… 3.2/ Học sinh : Ôn kiến thức cũ; xem bài trước. 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện : ( 1 phút ) 4.2/ Kiểm tra miệng : 4. 3. Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC @/ Hoạt động 1: ( 10 phút )Thí nghiệm. - GV : gọi 1 hs đọc cách tiến hành thí nghiệm - GV: treo hình 2.7 " PƯHH trong cốc trên đĩa cân" - GV: Gọi 1 hs lên làm các bước thí nghiệm theo hình, đọc khối lượng các quả cân - GV : nêu câu hỏi : + Phản ứng có xảy ra không? Dấu hiệu nào cho biết điều đó? (có kết tủa xuất hiện). + Vị trí kim của cân trước và sau phản ứng như thế nào? ( không thay đổi). - GV :như vậy, khi phản ứng xảy ra khối lượng các chất không thay đổi à đó là ý cơ bản của định luật bào toàn khối lượng. @/Hoạt động 2: ( 10 phút ) Tìm hiểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - GV: Yêu cầu hs quan sát phương trình chữ của phản ứng. Trong phản ứng hoá học những chất nào phản ứng? ( bari clorua, natri sunfat ). Những chất nào là sản phẩm? (bari sunfat, natri clorua). Em hãy so sánh khối lượng các chất phản ứng với khối lượng các sản phẩm. - HS: bằng nhau. - GV giới thiệu: Nhờ phát hiện này mà 2 nhà bác học M.V.Lô-mô-nô-xốp (người Nga) và A.L.La-voa-die (người Pháp) đã phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng. Như vậy em hãy phát biểu nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - HS phát biểu. - GV sử dụng bảng phụ – hs các nhóm thảo luận (2 phút). Hãy điền các cụm từ sau: (khối lượng của, không đổi, liên kết giữa, giữ nguyên, thay đổi) vào chỗ trống của câu sao cho hợp lí: Trong PƯHH, chỉ có ......các nguyên tử ....... còn số nguyên tử mỗi nguyên tố....... và .......các nguyên tử........ Từ đó, GV cho hs phát biểu suy nghĩ giải thích định luật bảo toàn khối lượng. - HS: khối lượng các chất không đổi vì số nguyên tử mỗi nguyên tố không đổi, khối lượng các ngtử không đổi (chỉ co liên kết giữa các ngtử thay đổi). - GV chốt lại: trong PƯHH diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các ngtử. Sự thay đổi này liên quan đến các electron còn số ngtử mỗi ngtố vẫn giữ nguyên và khối lượng của nguyên tử không đổi à tổng khối lượng các chất được bảo toàn. @/ Hoạt động 3: ( 12 phút ) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. - GV hướng dẫn hs viết định luật thành công thức. Sau đó khái quát trong phản ứng hoá học, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, thường có 3,4 hay 5 chất, gọi chung là n chất và kết luận như ghi nhớ sgk. - GV cho VD để hs vận dụng: Cho phản ứng kẽm oxit (ZnO) tác dụng với axit sunfuric (H2SO4) tạo ra kẽm sunfat (ZnSO4) và nươc (H2O). 1/ Viết phương trình chữ phản ứng trên, xác định chất phản ứng, chất sản phẩm. 2/ Biết mH2SO4 = 98g, mZnSO4 = 161g, mH2O = 18g. Em hãy tính khối lượng ZnO phản ứng. HS giải: 1/ kẽm oxit + axit sunfuric = kẽm sunfat + nươc 2/ mZnO = mZnSO4 +mH2O - mH2SO4 = 161 + 18 – 98 = 81 g. 1. Thí nghiệm - Cách tiến hành:sgk. - Phản ứng hoá học: Bari clorua + natri sunfat à bari sunfat + natri clorua - Kết luận: khi phản ứng hoá học xảy ra, khối lượng các chất không thay đổi. 2. Định luật Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng. Giải thích: Trong phản ứng hoá học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử . Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố vẫn giữ nguyên và khối lượng của nguyên tử không đổi. Vì vậy, khối lượng của các chất được bảo toàn. 3. Áp dụng A + B à C + D mA + mB = mC + mD mA., mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của A, B,C,D. x là khối lượng của chất chưa biết (D) mA + mB = mC + x à x = mA + mB - mC 4.4. Tổng kết :( 7 phút ) - Đốt cháy hết m1 gam magie (Mg) trong không khí thu được m2 gam magie oxit (MgO). Hãy chọn và giải thích. A. m1 > m2 B. m1 < m2 C. m1 = m2 ĐÁP AN : B. Giải thích: không khí chứa oxi: phương trình phản ứng: magie + oxi = magie oxit m1g xg m2g Theo ĐLBTKL: m1 + x = m2 x = m2 - m1 à m1 < m2 @/ Kiến thức bài học: - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. - Vận dụng định luật trong tính toán. 4.5. Hướng dẫn học tập : ( 5 phút ) - Đối với bài học ở tiết học này: + Học bài. Thuộc và nắm vững định luật. + Làm bài tập 2,3 tr 54 sgk. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: + Xem bài 16: Phương trình hoá học. . Tìm hiểu các bước lập PTHH. . Xem lại sơ đồ H25 " Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa khí hidro và khí oxi tạo nước". - GV nhận xét tiết dạy.

File đính kèm:

  • docTiet 21 Hoa 8 Dinh luat bao toan khoi luong.doc